Ngưng tất cả các hoạt động trên Forum
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Ngưng tất cả các hoạt động trên Forum


 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Tiểu thuyết: Tuổi thơ dữ dội - Phần 4c. Tác giả: Phùng Quán.

Go down 
Tác giảThông điệp
Khách vi
Khách viếng thăm




Tiểu thuyết: Tuổi thơ dữ dội - Phần 4c. Tác giả: Phùng Quán. Empty
Bài gửiTiêu đề: Tiểu thuyết: Tuổi thơ dữ dội - Phần 4c. Tác giả: Phùng Quán.   Tiểu thuyết: Tuổi thơ dữ dội - Phần 4c. Tác giả: Phùng Quán. I_icon_minitimeSat May 07, 2011 9:41 pm

Tuổi thơ dữ dội
Phần 4c


9
Khoảng mười giờ sáng hôm đó. Kim-điệu từ phía -trường Pơ-rô-vi-đăng đi ra đường ngang- Ðến Nông khố ngân hàng cũ, (bây giờ là một đống gạch vụn) nó rẽ xuồng con đường qua đập Ðá để sang Vĩ Dạ- Chiều qua, trước lúc lên đường làm nhiệm vụ, anh dặn cả tổ: Muộn lắm là mười giờ sáng mai phải có mặt ở nhà để báo cáo công tác.
Nhưng mới đi được mấy bước, nó lộn trở lại, vòng lên lối Trung bộ phủ cũ, và ra bến đò ngang sông Hương- "Bây giờ chưa đến mười giờ, ta qua chợ Ðông Ba, ních bụng bánh khoái rồi về cũng không sao - nó nghĩ vậy". Nó không bao giờ ngờ được rằng, mấy bước lộn trở lại đó đã mang lại biết bao nhiêu tại họa khủng khiếp cho cả tổ quân báo... Và cho chính cả cuộc đời nó.
Từ tám giờ đêm hôm qua, nó đã rải xong số truyền đơn được giao. Nó không khỏi hứng chí tự đắc về thành tích của mình - Mấy buổi đầu bắt tay vào công tác tình báo nội thành nó run lắm. Gặp khó khăn nguy hiểm nó dễ hốt hoảng, rối trí, mất bình tĩnh. Nhưng chỉ sau một tuần, quen dần với hoàn cảnh và công việc, qua vài lần rải truyền đơn, dán báo giết giặc", vẽ bản đồ kho tàng, vị trí địch trót lọt, được anh Ðồng-râu biểu dương trước cả tổ, thế là nó phổng mũi- Nó sinh chủ quan, nghĩ bụng: Tướng công tác tình báo nội thành khó khăn như răng, chứ dễ ợt như ri thì mình có thể hoạt động được cả đời Cầu trời, ban quân báo Trung đoàn giao cho mình những công tác thật khó thật nguy hiểm cả đội không đứa mô làm nổi. Mình làm nổi, cả đội phải phục lác mắt. Vụt thấy mình tài giỏi, can đảm hơn hẳn các bạn, nó đã tự ý làm một vài việc không cần thiết, có thể dẫn đến tai họa. Chẳng hạn, đêm qua nó dành lại một tập truyền đơn và sáng nay nó đi thật sớm, đem rải trước ngõ mấy nhà những đứa bạn trước đây cùng học với nó ở trường Khải định. Hoặc như lúc này, đáng lý phải về ngay nơi trú quân nó lại lẻn qua chợ Ðông Ba ních bánh khoái.
Con đò ngang ở bên kia bờ. Trên bến, lác đác mấy người gồng gánh ngồi, đứng đợi đò. Kim-điệu hai tay đút túi quần, miệng khe khẽ huýt sáo điệu nhạc bài hát "nước non Lam Sơn", năm đầu ngón chân khẽ nhịp nhịp. ,Ngắm làn nước xanh trong, nhăn nhăn sóng, nó thấy lòng rộn ràng vui thích. Nó đang tưởng tượng cái cảnh mấy thằng bạn thân lúc ra ngõ vớ được những tờ truyền đơn nó vừa rải sáng nay... Tụi hắn lượm lên gọi nhau í ới, châu đầu lại đọc. Mới đọc được mấy dòng, mặt đứa nào cũng xanh mét cả lại. Chúng nó chạy té tát hết vào nhà, nói lắp bắp không thành tiếng "Truyền đơn Việt Minh rải trắng ngõ nhà mình, cha ơi! mạ ơi!.." Tụi hắn chắc đứa mô cũng tưởng cái ông Việt Minh gan cóc tía dám đi rải những tờ truyền đơn đó, phải tài giỏi lắm- Võ nghệ cao cường lại có tài biến hóa xuất quỷ nhập thần như Long hình quái khách người Nhạn trắng. Côn lôn tiểu khách . Tụi hắn có đến nằm mê cũng không đám tin cái ông Việt Minh rải truyền đơn đó lại chính là thằng Kim, bạn nối khố của tụi hắn!
Nghĩ đến đó nó khoái chí, bật cười to, làm mấy người ngồi đợi đò phải ngoảnh lại nhìn. Nó cứ tiếp tục huýt sáo, nhịp chân, tảng lờ như không biết.
Ðò vẫn chưa sang. Người tụ tập đợi đò mỗi lúc một đông. Tụm năm, tụm bảy, họ thì thầm bàn tán về trận đánh đồn Hộ Thành tối qua, chuyện truyền đơn Việt Minh rải tứ tung bát giác, khắp cả ngoài phố, trong thành, mấy trăm Bảo vệ quân chia nhau đi lượm cả buổi sáng không hết!
- Nghe nói đi rải truyền đơn toàn là quân cảm tử.
Kim-điệu thôi huýt sáo. Nó lắng nghe chuyện mọi người thì thầm bàn tán. Nó khoái chí đến tột độ. Da mặt như căng lên, rần rật, nó bỗng thấy ngứa mồm ngứa miệng cách chi! Nó thèm được bước lên mấy bước, vỗ ngực nói với những người đợi đò: "Quân cảm tử Việt Minh chính là tôi đây! Chắc bà con không ai ngờ hè?" Vừa lúc đó có mấy tên lính Bảo vệ quân mang súng đi đến. Chúng nghiêng nghiêng, ngó ngó, nhìn những người đợi đò, trợn trạc, dò xét, nhác trông thấy tụi lính, sự thèm muốn khoe khoang ngông cuồng trong lòng nó vụt tan biến hết. Mặt nó tự nhiên hơi tái đi, chân run run, tim đập thon thót. Nó chụm môi lại cố huýt sáo, nhưng huýt mãi không thành tiếng. Nó hụt hơi.
Ðò cập bến . Người dưới đò bước lên . Người trên đò tranh nhau bước xuống.
Con đò sang đến bến chợ Ðông Ba. Kim đi vào chợ.
Nó lượn một vòng quanh chợ, rồi sà luôn vào cửa hàng bánh khoái. ăn một bụng no nê đã đời, môi đỏ mọng lên vì húp nước lèo và cắn rau ráu ớt tươi.
Nó bước khỏi cửa hàng mấy bước thì bất ngờ chạm trán Nguyễn Trì, ông anh nuôi của nó hồi còn ở Trung đoàn bộ.
***
Phải gánh vác trách nhiệm nặng nề của người chiến sĩ cứu nước, nhưng các đội viên đội Thiếu niên trinh sát vẫn còn là những chú bé. Các em thèm khát được yêu thương, vỗ về, chăm chút, và thỉnh thoảng được làm nũng với cha, mạ, anh chị... Xa gia đình, cha, mạ, anh, chị ruột các em nhận cha nuôi, mẹ nuôi, anh, chị nuôi.
Anh, chị nuôi là các chiến sĩ hơn tuổi cùng đơn vị, hoặc ở các đơn vị khác mà mỗi em cảm thấy gắn bó, yêu thương. Phần lớn các đội viên trong đội Thiếu niên trinh .sát đều có anh nuôi, chị nuôi. Riêng Kim-điệu không những chỉ có một mà đến ba bốn ông anh nuôi, ba bốn bà chị nuôi. Nó xinh trai, láu lỉnh nhất đội nên được nhiều anh, nhiều chị thích nhận làm em nuôi. Và nó rất biết lợi dụng cái ưu thế của nó. Nó nhận anh chị nuôi này một thời gian thấy không thích nữa, lại bỏ, nhận anh chị nuôi khác. Và nó cũng rất thích thú, hãnh diện khi thấy vì nó mà các anh chị nuôi, nhất là các chị nuôi, giận hờn, ghen tức nhau. Có chị còn khóc đỏ cả mắt khi thấy người khác tranh mất đứa em nuôi xinh trai của mình.
Nguyễn Trì là ông anh nuôi thân thiết, gắn bó nhất của nó. Trước ngày Huế nổ súng, Nguyễn Trì làm quản lý của cơ quan Trung đoàn bộ. Ngày đó Lượm và Kim đều là liên lạc của trung đoàn bộ. Nguyễn Trì yêu Kim bao nhiêu thì ghét Lượm bấy nhiêu. Ngược lại Lượm cũng ghét Nguyễn Trì ra mặt ngay từ buổi đầu mới gặp Lượm thấy ghét Nguyễn Trì mà chính nó cũng không hiểu tại sao. Không những ghét Nguyễn Trì, nó còn ghét luôn cả Lê Thành, thư ký đánh máy của Trung đoàn bộ, bạn thân của Trì. Do ghét mà tự nhiên Lượm thường xuyên để mắt xem xét lời nói, việc làm của Trì và Thành. Một hôm nó nghe lỏm được Nguyễn Trì bàn với Lê Thành: sáng hôm sau đi nhận gạo ở kho quân lương của Trung đoàn, Nguyễn Trì sẽ lấy cắp hai bao một trăm cân gạo, giao cho Lê Thành đi bán. Trì hẹn Thành đón gạo ở chân cầu Ðông Ba cũ. Lượm gặp tham mưu trưởng Phùng Ðông - sau này là chi huy trưởng mặt trận C - báo cáo điều nghe lỏm được. Tham mưu trưởng bèn bố trí lính cảnh vệ bí mật theo dõi, và bắt quả tang hai đứa ăn cắp gạo. Cả hai bị tống cải hối thất.
Sau khi ra khỏi cải hối thất, tham mưu trưởng đưa Nguyễn Trì về một đại đội làm lính trơn. ít lâu sau nhờ chú em nuôi Kim, Nguyễn Trì biết được chính Lượm đã tố cáo hắn. Ðối với Lượm, Nguyễn Trì không phải chỉ là ghét mà thù hận. Có lần Trì nói với chú em nuôi dễ thương và xinh trai của mình: "Nếu tình cờ anh gặp thằng chó chết đó ngoài mặt trận, anh thề sẽ cho hắn ăn đạn". Nét mặt Trì sa sầm và cười gằn một cách dữ tợn.
Kim lo lắng kể chuyện lại với - Lượm, và khuyên :
"Hay là mi chịu khó tìm anh ấy mà xin lỗi...".
Lượm tức tối nói: "Việc chi tau phải xin lỗi thằng ăn cắp của Vệ Quốc đoàn ? Hắn có đạn cho tau ăn dễ chừng tau không có đạn cho hắn ăn chắc?"

* * *
Nguyễn Trì đang từ cửa hàng bún bò khô đi ra. Trì vẫn như ngày làm quản lý ở Trung đoàn bộ. Mặt đầy trứng cá, nặn nhiều nên từng đám đen bầm, đầu tóc đít vịt chải bị-dăng-tin bóng loáng tưởng ruồi đậu cũng phải trượt chân ngã oạch; cổ tay đồng hồ vàng lấp lánh.
Chỉ có khác trước kia là Trì mặc quân phục kaki gabađin, bây giờ mặc "Com lê" mới tinh như vừa lấy ở hiệu may ra, chân dận giày da đen mõm nhái soi gương được đầu đội mũ phớt, mắt đeo kính râm.
Kim đâm bổ tới, mừng rỡ gọi:
- Anh Trì, anh Trì!
Trì quay lại, nhìn Kim vẻ hơi ngớ ra một chút.
Nhưng chỉ thoáng một giây, Trì đã đổi ngay nét mặt tươi cười vồn vã:
- Kim đấy à? Dạo này chú em lớn và đẹp trai quá ta?
Mặt Kim rạng rỡ lên vì được khen. Nó bước đến sát bên anh nuôi thì thầm hỏi:
- Chớ anh về đây khi mô?
Trì đưa mắt nhìn quanh vẻ sợ sệt, nhíu trán lại nói khẽ với Kim :
- Ðứng đây nói chuyện không tiện. Anh em mình ra cái ghế đá ngoài kia.
Trì dắt tay Kim ra khỏi chợ, đến cái ghế đá gần đầu cầu Tràng Tiền- Hai anh em ngồi sát bên nhau. Trì rút thuốc lá châm hút, vừa thở khói vừa hỏi:
- Em đi mô mà qua đây?
Em ở bên nhà qua. Mạ em biểu qua chợ mua mấy hộp hương vòng thắp bàn thờ Phật... - Lúc này Kim đã nhớ lại lời dặn của anh đồng-râu.
Em hồi cư lâu chưa? Chạy đến mô thì lộn lại?
- Em rút theo Trung đoàn bộ, ra đến Hiền Sĩ thì gặp gia đình em tản cư ở đó. Em liền bỏ trốn về nhà.
Em theo cha mạ hồi cư đã được gần tháng nay. Rứa anh?
- Anh thì chán quá! - Nguyễn Trì lắc lắc đầu vẻ buồn bã trả lời- Chạy ra đến Cổ Bi bị lạc mất đơn vị- Anh tìm đỏ cả mắt đến tận Mỹ Chánh cũng chẳng thấy tăm dạng. Chắc các cha hoảng quá, chạy tuốt ra thấu Vinh hay rút lên núi rồi cũng nên. Anh đành phải chôn súng chôn đạn bò về Huế. Dọc đường, mấy lần suýt bị Tây bắn chết...
Nguyên Trì thở dài, búng cái tàn thuốc ra xa, nói tiếp giọng uất ức:
- Không ngờ Vệ Quốc Ðoàn ta lại tan rã mau đến rứa! Bao nhiêu công lao cướp chính quyền, làm cách mạng, rứa là tan ra mây khói hết?...
Kim-điệu lúc này tự nhiên thấy thương hại cho ông anh nuôi to xác, diện ngất trời của mình. "Chắc là anh ấy chưa được biết chuyện chiến khu, chưa được học tập về ba giai đoạn kháng chiến... nó nghĩ thầm vậy". Nó nói, mặt hơi vênh lên:
- Anh cứ tưởng rứa chứ tan răng được anh?
- Em nói không tan, răng chẳng còn thấy bóng một mống Việt Minh nào?
- Rứa anh không nghe chuyện Vệ Quốc Ðoàn đánh đồn Hộ Thành đêm qua với truyền đơn rải trắng đường phố đó à? - Nó suýt buột miệng khoe- "Chính em rải truyền đơn đó chứ ai. Anh đang ngồi cạnh Việt Minh chính cống mà anh không biết". Nhưng nó đã cố gắng hết sức kiềm lại được. Nguyễn Trì châm điều thuốc khác, chuyển giọng trầm trồ thán phục.
- Không biết đơn vị mô của Trung đoàn mình chơi cái vố Hộ Thành tối qua khá thiệt!
Kim-điệu hơi ngập ngừng một chút, rồi hỏi:
- Giả dụ anh mà được gặp họ anh có theo không?
Nguyễn Trì đang đưa lưng vào thành ghế đá, thở khói liền ngồi thẳng ngay dậy, giọng sôi nổi.
- Răng lại không theo? Em tưởng anh không nát ruột nát gan trước cảnh nước mất nhà tan ni à?
- Tưởng anh bây giờ đã đi làm việc cho Tây?...
Làm cho Tây ấy à? - Nguyễn Trì khinh bỉ nhổ toẹt một bãi nước bọt qua kẽ răng. - Thà chết đói chết khát, xách bị đi ăn mày, chứ đời mô thanh danh là mọt thằng lính Vệ Quốc đoàn cũ như anh lại chịu nhục đi làm việc cho Tây.
Vẻ mặt và giọng nói cảm khái của ông anh nuôi làm Kim-điệu tan biến hết mọi lo lắng, nghi ngờ. Nó cho rằng đã có thể thổ lộ với Nguyễn Trì những điều bí mật, và cùng chia sẻ với anh nuôi nỗi vui thích hãnh diện đang tràn ứ trong lòng. Nó còn nảy ra ý định sẽ dắt Nguyễn Trì về Vĩ Dạ giới thiệu với anh đồng-râu, đề nghị anh kết nạp Trì vào tổ quân báo- "Thêm được một người, tổ mình càng mạnh, thả sức mà hoạt động" Như đoán được chú em nuôi xinh.trai, bồng bột, nhẹ dạ đang nghĩ gì, Nguyễn Trì làm vẻ mặt đau đáu, thở dài nói:
- Nếu anh mà được biết quân mình bây giờ đang ở đâu, thì a-lê hấp! Anh sẽ quăng hết những thứ này xuống sông. - Trì trỏ bộ áo quần, giày, mũ phớt, đồng hồ vàng. - Dù họ có ở tận rừng xanh, rú đó anh cũng mò tới tìm theo.
Kim hạ thấp giọng:
- Em chắc quân mình không ở xa mô. Có khi ở sát ngay bên nách anh em mình cũng nên...
Làm chi có chuyện đó em- - Nguyễn Trì ném mẩu thuốc lá xuống đất. - đánh xong là phải tìm đường rút.- Tây, Bảo vệ quân ở đầy thành phố. Việt Minh có ba đầu sáu tay cũng chẳng dám ở lại...
Kim nói gần như thì thầm:
- Rứa anh có dám tham gia hoạt động không?
- Hoạt động cái chi rứa? - Nguyễn Trì hỏi lại giọng ngờ nghệch.
- Hoạt động tình báo!
Nguyễn Trì ghé sát mặt chú em nuôi, giọng run lên hồi hộp: - Nhưng biết chỗ họ ở mô mà đến xin hoạt động em?
- ở đây chứ còn ở mô nữa! - Kim đưa ngón tay cái chỉ vào ngực mình, cặp mắt long lanh đắc thắng hãnh diện. Nó thích thú thấy Nguyễn Trì cứ nhìn nó, mặt ngây ra. - Em không giấu gì anh, không phải em theo gia đình hồi cư mô . . . Em được Trung đoàn cử về Huế hoạt động tình báo. Tất cả những truyền đơn đó đều do tay em rải cả.
Nó đưa tay lên định phác một cử chỉ để nhấn mạnh thêm cho điều bí mật quan trọng mà nó vừa tiết lộ. Bất ngờ tay nó chạm phải một vật cứng và lạnh dắt bên sườn ông anh nuôi khuất bên trong áo vét tông. Tay nó rụt ngay lại như chạm phải lửa. "Ui trời? Súng lục:". nói muốn kêu lên vậy mà không thành tiếng. - Hay là. Nó bàng hoàng nhìn Nguyễn Trì. Nó vùng đứng ngay dậy, định bỏ chạy. Nhưng ông anh nuôi với bàn tay cứng như sất nguội đã chộp lấy vai nó kéo giằng xuống, và nói qua kẽ răng:
- Ngồi im đó- Cựa quậy tao cho ăn đạn ngay!
Kim-điệu mặt tái nhợt, nhìn ông anh nuôi, giọng như sắp òa khóc:
- Anh Trì, anh mà nở đối với em rứa à?
Nguyễn Trì không trả lời, đưa mắt nhìn sang bên kia đường, đưa hai ngón tay lên búng tách một cái ra hiệu.
Từ dãy phố bên kia đường, một thanh niên mặc áo ca rô, đầu đội bê-rê lệch, quần ống tuýp, đi giày bốt tin trắng, vừa huýt sáo vừa băng qua đường, đến đứng khép nép trước mặt Nguyễn Trì, Trì nói nhỏ giọng ra lệnh:
- Giữ thằng này ngồi yên tại đây, chờ tao. Việt Minh chính cống đó. Coi chừng để nó thoát là mày phải thế mạng.
- Thưa xếp, thằng em đã canh giữ, thì nó có chạy đằng trời? Thằng mặc áo ca rô ngồi xuống sát bên Kim đưa tay choàng qua vai ra chiều thân mật, kiểu đôi bạn tri kỷ khoác vai nhau dốc bầu tâm sự- Kim vừa quay người lại thì một hóng súng lục thúc đau nhói bên mạng sườn- Hắn gằn giọng nói:
- Cứ ngồi yên vị như lứa? Mi mà cựa quậy, con "chó lửa" ni tức mình sủa lên là rồi đời đó nghe! - Hắn thúc mạnh hơn họng súng vào mạng sườn Kim để nhấn mạnh cho lời hăm dọa. Kim-điệu ngồi chết cứng trên ghế đá, mồ hôi vã ra, ướt đẫm suốt từ đầu tới chân.
Nguyễn Trì đi đến một bót cảnh sát gần đó.
Chừng hai chục phút sau một chiếc xe "jép" chạy đến đỗ xích sát lề đường, trước mặt ghế đá, máy vẫn nổ rù rù- Trên xe, ngoài thằng lái xe, còn có hai tên Bảo vệ quân cầm tiểu liên. Nguyễn Trì từ phía bót cảnh sát đi NAME = Desktop đến. Hắn đưa hai ngón tay búng đánh tách, ra lệnh cho thằng mặc áo ca rô:
- đưa nó về Ty An Ninh!
Thằng này đứng lên, xốc nách Kim đứng lên theo dìu đến bên cửa xe, nói:
- Mời chú em lên xe!
Kim như người mất hồn, run rẩy đặt một chân lên thùng xe. Thằng này lên gối thúc mạnh vào lưng Kim.
Mất đà, nó ngã nhào vào trong xe, đầu va phải cái cạnh ghế ngồi, máu lõa ra, chảy đỏ lòm cả mặt.
Chiếc xe rồ máy lao đi, giữa những cặp mắt hãi hùng ngơ ngác cửa những người qua đường.
10

Gần hai giờ chiều. ở Vĩ Dạ, anh Ðồng-râu hết đi ra lại đi vào. Anh bồn chồn nóng ruột, đợi mãi không thấy Kim về. Mâm cơm để phần nó vẫn còn úp lồng bàn trên phản.
Lượm và tư-dát về từ lúc mười một giờ kém mười lăm. Hai đứa ăn cơm chưa kịp uống nước, xỉa răng đã phải tất tả mang báo cáo về cho tổ liên lạc ở Sịa. Lần này anh cử Tư-dát cùng đi với Lượm, để nó quen đường.
Lở khi Lượm vắng mặt, nó có thể đi thay. Theo thông báo của ban quân báo trung đoàn, lần này phải chuyển về Huế khá nhiều truyền đơn và báo Giết giặc.
Tư-dát cùng đi với Lượm, lở đọc đường gặp chuyện bất trắc, hai đứa có thể giúp nhau, bàn bạc, giải quyết.
Bà o cũng vừa cắp rổ đi chợ. ở nhà chỉ còn một mình anh. Quanh xóm im ắng khác thường. Xóm này người hồi cư còn thưa thớt. Nhiều nhà còn cửa đóng, then cài, sân đầy rêu, bậc cửa mốc meo.
Anh vào buồng định chợp mắt một tí- Chờ đến ba giờ nêu không thấy Kim về, anh sẽ nhờ bà o lên phố dò la tin tức.
Anh vừa đặt lưng xuống giường, bỗng nghe ở phía đầu xóm có tiếng lao xao lạ tai- Anh bật ngồi dậy dỏng tai chăm chú lắng nghe- Tiếng nhiều bước chân huỳnh huỵch và tiếng xát quy-lát súng. Tiếng một con chó sủa váng lên, hốt hoảng. Linh tính dường như báo cho anh biết có sự chẳng lành- Anh nhảy đến góc buồng, mở thập gạo, thọc tay vào lôi ra một khẩu súng mô-de, quấn trong cái khăn mặt cũ. Anh mở ra, lau nhanh khẩu súng, tháo băng đạn, kiểm tra rồi lắp vào và bật chốt an toàn. Ngay lúc đó, phía trước ngõ nổi lên một tiếng còi chói tai, và tiếng hàng rào bị đạp gãy răng rắc.
Tiếng hô dữ tợn vang lên:
- Không được để nó chạy thoát!
Biết mình đã bị bao vây, anh Ðồng-râu đạp mạnh bức phên sát đầu chõng tre (bức phên này anh đã cẩn thận mở bứt nhiều nốt lạt buộc từ trước). Bức phên đổ ụp Anh dẫm lên bức phên đổ lao ra phía vườn sau. Anh thấy lố nhố giữa những hàng cầy ăn quả, mũ sắt và những họng súng.
- Nó thoát ra phía ni bay ơi Bắn!
Một viên đạn rít, nóng bỏng sát sau gáy anh. Anh cúi khom người, siết chặt khẩu súng trong tay, bươn về phía bờ tre bên trái khu vườn.
Tiếng bọn giặc nhao nhao hò hét:
- đứng lại? Ðứng lại! Hàng thì sống!
Súng nổ từng loạt, tiếng chân rầm rập đuổi theo anh Ðồng-râu vọt qua bờ tre- Gai tre móc áo, kéo rách toạc từ ngực ra lưng.
- Bắt sống? Bắt sống, Vòng ra bên trái đón đầu nó.
Tiếng bọn giặc la hét rầm rầm . Anh vẫn chạy quay khẩu mô-de, bắn một phát qua vai. Một tiếng kêu rú đau đớn- ôi? Tiếng người ngã đánh uych. Nhiều tiếng la ré.
- Thằng ni có súng Cẩn thận đấy?
Gặp một con đường kiệt, anh rẽ ngang định lao ra bờ sông- Nhưng muộn mất rồi. Nhiều họng súng đón đầu anh- Cùng đường, anh lùi lại, vọt bừa qua mấy hàng rào đầy gai, bươn đến một ngôi đình bị phá hoại chỉ còn trơ mấy bức tường. Anh vọt mấy bậc tam cấp xây đá, lên nền đình ngổn ngang gạch vụn Ðưa mắt bao quát địa hình, anh đứng nép sau bức tường rạn nứt, cao quá đầu- Anh cúi khom người nhìn qua khe nứt, thấy bốn năm tên giặc, cầm súng lăm lăm chạy vào sân đình, mắt nhớn nhác tìm kiếm.
Một thằng cao lòng khòng, tay cầm khẩu "côn-đu", vẫy vẫy ra lệnh cho những thằng trước sân đình:
- Chặn tất cả các lối ra xóm! Hắn đang núp sau mấy bức tường nứt kia thôi!
Bắt tay lên miệng làm loa, tên này gọi to:
Ðồng-râu! Bỏ súng hàng đi! Chúng tao sẽ tha chết, Chống cự vô ích! Mày không thoát nổi mô!
Anh Ðồng-râu bàng hoàng trong khoảnh khắc "Tại sao tụi hắn biết tên mình! Thôi đúng rồi, Chắc là thằng Kim...".
Một loạt đạn trung liên bắn thẳng vào bức tường anh đang nấp, cắt ngang ý nghĩ của anh. Vôi vữa gạch vụn bay rào rào quanh anh. Anh chỉ nòng khẩu Mô-de qua khe nứt, nhắm đúng ngực thằng chỉ huy, siết cò- Trượt! Viên đạn bay vù qua vai hắn, làm đứt tung cái cầu vai áo khía. Thằng này nổi nóng, vẫy khẩu "côn" bắn liền một băng vào khe tường nứt.
Anh Ðồng-râu đổi vị trí bắn. Anh luồn sang bức tường bên phải, có cái cửa tròn chữ Thọ. Anh quỳ xuống nâng súng ngắm một thằng cầm tiểu liên "Tôm-sơn" đang cúi lom khom, lò dò bước lên bậc tam cấp. Anh bắn liền hai phát. Tên giặc đang cúi bỗng dướn thẳng người lên, cổ ngay ra như bị hóc xương, cặp mắt trợn ngược, miệng há to như sắp quát mắng. Bất thần hắn ngã vật ra đằng sau, gáy đập mạnh vào thềm đá. Khẩu tiều liên văng sang một bên. Hắn co quắp giẫy giụa, kêu ú ớ, và một dòng máu đỏ tươi vọt ra chính giữa trán.
Ðạn hết, anh thò tay vào túi áo móc mấy viên đạn dự trữ, định lắp tiếp vào súng. Nhưng ngay lúc đó, một tên giặc đội mũ sắt, vòng ra phía sau ngôi đình, nhô đầu lên khỏi bức tường đổ. Anh chưa kịp quay đầu lại, hắn đã chĩa khẩu tiểu liên vào lưng anh, kéo hết một băng đạn. Cả băng đạn mấy chục viên ghim hết vào lưng anh.
Anh chết tức khắc. Thân hình anh đổ nhào xuống cái bệ vôi có đặt những chiếc bát nhang sành sứt mẻ. Tay phải anh vẫn nấm chặt khẩu mô-de hết đạn. Bàn tay trái ngón quặp chặt bốn viên đạn vừa móc trong túi ra. Mái tóc rễ tre rậm lù xù thoáng điểm những sợi bạc, mồ hai dính bết trước trán. Chòm râu quai nón vênh ngược, bám trắng bụi vôi, đôi mắt có nhiều nếp nhăn rẽ quạt ở đuôi mắt mở to bất động.
Bọn giặc xúm đen xúm đỏ quanh xác anh. Chúng bẻ những ngón tay anh ra tước lấy khẩu súng và mấy viên đạn. Tên chỉ huy ra lệnh lấy dây dừa buộc hai chân anh, kẻo xác ra tận đường cái. Một chiếc Ô tô tải G.M.C; thùng xe vải bạt bít kín, đỗ ở đó. Trong góc thùng xe, Kim-điệu mặt mũi tím bầm, sưng húp, ngồi thu lu, mặt gục xuống đầu gối.
Chính nó đã dẫn đường cho bọn giặc vây bắn anh Ðồng-râu. Sự việc xảy ra khá đơn giản: Mười một giờ trưa hôm đó. Nguyễn Trì đưa Kim về đến Ty An Ninh.
Lúc này nó đã rõ ông anh nuôi yêu quý, mà một giờ trước đãy nó có ý định giúp đỡ, dắt dẫn vào con đường hoạt động tình báo, lại chính là trưởng ban Di động của Ty An Ninh. Ban Di động của hắn đang lồng lộn tìm kiếm dầu vết, manh mồi của trận tấn công đồn Hộ Thành và rải truyền đơn đêm qua. Cách đây mấy hôm các quan thầy Pháp bên sở mật thám Phòng Nhì vừa "xà lù" Ty An ninh là kém cỏi, bất lực. Việt Minh ngày càng làm mưa làm gió ngay trước mũi mà không tóm nổi một tên nào?
Cả Ty An Ninh lo sốt vó trước lời mắng mỏ của quan thầy. Dùi đánh đục, đục đánh sảng. Gã Ty trưởng trút hết nỗi lo sợ bực dọc lên đầu hắn, người chỉ huy đội quân điều tra, chỉ điểm của Ty. Gã gọi hắn là "Trưởng ban ăn hại".
Một sự may mắn tình cờ, hắn được gặp lại chú em nuôi quý hóa...
Chỉ sau mấy cái tát, mấy cú đấm của tên Năm-ngựa trước kia là dân dao búa côn đồ, bây giờ là chuyên nghiệp tra tấn của ty, Kim-điệu đã phun ra hết. Cả Ty An Ninh mừng rơn. Một mặt, tên Ty trưởng cho điều một trung đội Bảo vệ quân về Vĩ Dạ, do Kim dẫn đường, vây bắt anh đồng-râu. Mặt khác, Nguyễn Trì dẫn một tồ Di động viên về đầu cầu Bao Vinh đón bắt Lượm và Tư-dát từ Sịa trở về.
Bọn Bảo vệ quân vứt xác anh đồng-râu vào thùng xe, ngay trước mặt Kim. Cái xác nằm ngửa. nhìn thấy cái vạt ngực áo bà ba đũi Mỹ Lợi thân thuộc của người chỉ huy, đầm đìa những máu, và cặp mắt anh mở trừng, bất động, Kim kêu thét lên, hãi hùng, hoảng loạn. Nó ôm chặt lấy tên Bảo vệ quăn ngồi cạnh như cầu xin sự che chở.
Xe nổ máy, chở xác anh về đến đầu đập Ðá. Chúng đỗ xe, lôi xác anh xuống đặt nằm trên vạt cỏ sát lề đường. Cạnh xác chúng cắm một tấm biển có dòng chữ:
"Tên Ðồng-râu. Việt Minh đầu sỏ chỉ huy đánh đồn Hộ Thành và các vụ ám sát nhân viên nhà nước đã bị Ty An Ninh Thừa Thiên điều tra phát giác, phối hợp với Quân đội quốc gia lùng bắt được và bắn chết tại Vĩ Dạ vào lúc ba giờ bốn lăm phút ngày..-. tháng.-.. năm Chúng bêu xác anh tại đấy suốt ba ngày ba đêm khi đã gần thối rữa mới đem chôn.
11

Lượm và Tư-dát về đến trạm liên lạc khi mặt trời đã xế bóng. Trạm đóng trong nhà một cán bộ Việt Minh xã ở sâu cuối ngõ xóm.
ổ trạm lúc này chỉ có Hiền và Bồng. Châu đi liên lạc lên chiến khu từ chiều hôm kia chưa về. Công việc của tổ liên lạc khá vất vả. Chỉ có ba đứa mà phải lên về chiến khu xoành xoạch. Ðường từ Sịa lên chiến khu phải băng qua nhiều trảng cát, vượt đường quốc lộ Một lội qua mấy con sông, len lỏi qua nhiều xóm ấp nằm sát bên vị trí địch, đi hàng mấy giờ liền dọc những sườn đồi đá sỏi, gốc cỏ tranh mọc lởm chởm nhọn sắc như gai..
lúc lên về chiến khu, ba đứa phải cải trang làm trẻ chăn trâu đi tìm trâu lạc. Ðó là hình thức cải trang thuận tiện, che mắt giặc tốt hơn cả.
Ðầu đội nón mê (tài liệu thường cài trong lá nón), tay cầm roi, áo quần cộc rách vá tứ tung, bùn lấm từ đầu đến chân; dọc đường, hễ gặp người lớn có khi là tề dõng. Bảo vệ quân, là chúng lại mếu máo hỏi: "Anh ơi chú ơi, hoặc ông ơi, có thấy con trâu Ô sừng quặp của tui chạy lạc qua đây không?" Bồng mắc bệnh gì ngoài da không biết, cứ đến mùa đông da nổi vẩy lên như vẩy rắn, cả đội gọi nó là Bồng-da-rắn. Nó không chịu, bảo vẩy nó giống vẩy trăn hơn. Nhưng cả đội không đứa nào chịu cải tên cho nó là Bồng-da-trăn, cứ gọi Bồng-da-rắn. Nó ức lắm, mấy lần sinh sự đánh nhau.
Bồng-da-rắn trước khi vào Vệ Quốc đoàn làm đủ nghề, bán đậu phụng rang, bắp rang, "bánh mì nóng mới ra lò", "Cà-rem" v.v...
Châu có một vết rám ở má bên trái, như bị lửa cháy sém, các bạn gọi Châu-sém. Châu-sém là con nhà thuyền chài trên sông Hương. Châu-sém trạc tuổi Hiền, nhưng khỏe gấp hai gấp ba. Người nó đen trùi trũi, tay chân đã có bắp thịt săn chắc như thừng neo thuyền.
Bồng-da-rắn và Châu-sém cải trang làm trẻ chăn trâu thì không còn phải bàn. Như lột. Riêng Hiền trắng trẻo, xinh trai, dáng dấp đặc biệt học trò thành phố, đóng giả chăn trâu dễ lộ lắm. Nhưng nó vốn là đứa cứng đầu cứng cổ, không dễ gì chịu hàng trước khó khăn. Công việc càng khó khăn càng say mê hấp dẫn nó. Nhận lấy những việc thật khó, ít ai làm nổi, rồi làm tròn một cách xuất sắc, đó là điều nó luôn luôn mơ tưởng. Ngược lại; những việc dễ dàng làm cho nó buồn chán bỏ dở.
Khi mới bắt tay vào việc đi liên lạc lên chiến khu, Bồng-da-rắn, Châu-sém đều tỏ ý lo lắng, không tin tưởng Hiền có thể đóng giả trẻ giữ trâu. Chúng nói:
"Nước da mi trắng như bột lọc, bàn tay bàn chân sạch bong như tay chân mấy o nữ sinh Ðồng Khánh rứa mà mi đòi giả đò đứa đi giữ trâu, thì tụi Tây, tụi Bảo Vệ Quân có mù cũng biết là giả đò! Hay thôi mi ở nhà giữ nhà đề hai đứa tau đi cũng đủ.".Hiền cười :
C- ảm ơn lòng tốt của tụi bay. Nếu ở nhà giữ nhà thì tao ở quách nhà tao, việc chi phải lặn lội đi Vệ Quốc Ðoàn làm chi cho mệt?
Và cũng từ hôm đó, nó cởi trần, mặc quần đùi chạy ngoài đồng cát dang nắng ngày này qua ngày khác-Chỉ mấy ngày mà tóc tai, da thịt nó khét lẹt mùi nắng- Nó để đầu tóc bù xù, tóc phủ gáy. trố như tổ quạ.Vốn là đứa sạch sẽ nhất đội, nhưng bây giờ nó tập ăn ở nhớp còn hơn cả Bồng-da-rắn là đứa nồi tiếng ở nhớp. Tay chân nó chỉ rửa qua quýt, móng tay móng chân ghét dắt đen kịt. Tối đi ngủ, nó học Châu-sém, Bồng-da-rắn rửa chân khô: Ngồi lên chõng, xoa xoa hai bàn chân vào nhau, vỗ đánh bép một cái, thế là xong. Ðêm đầu tiên ngủ theo lối "rửa chân khô", nó trằn trọc hoài không sao ngù được. Cái cảm giác gai gai, sạn sạn, nhớp nhúa ở hai bàn chân như ngấm khắp cơ thể nó, làm nó mất ngủ- Nó đổi bộ áo quần đẹp nhất của nó lấy bộ áo quần vá chằng vá đụp, hôi rinh rích của một thằng bé chăn trâu trong xóm- Lúc mặc bộ áo quần này vào người da thịt nó nổi hết gai ốc. Những hôm không phải đi liên lạc, nó ra bãi thả trâu, đánh bạn với bọn giữ trâu. Nó học cách gọi trâu lạc, nghé lạc: "Nghé ơi, nghé ơi!"..- Nó cỡi những con trâu đang nhởn nhơ gặm cỏ, nằm ép bụng lên lưng trâu để quần áo, da thịt nó ướp mùi trâu.
Chỉ sau chưa đầy một tháng, Tư-dát gặp lại nó, suýt nữa không nhận ra- Tư-dát há miệng trợn mắt kêu lên:
- Ui chao! Mi đó à Hiền?
Vẻ sửng sốt, ngạc nhiên của Tư-dát làm Hiền thích thú hãnh diện ra mặt. Thích thú và hãnh diện không kém gì những người vốn nghèo khổ, rách rưới nay trở nên giàu có, trưng diện làm bạn cũ suýt không nhận ra.
Trong ba đứa, nó đi bộ yếu nhất. Hồi còn ở nhà chân nó mấy khi rời khỏi được dép. Gót chân đỏ ong không có một vết nứt, một tí chai. Buổi đầu đi liên lạc lên chiến khu trở về, hai bàn chân nó sưng húp, gót chân nứt nẻ, rườm máu. Bồng-da rắn, Châu-sém thương nó quá. Hai đứa xúm lại chăm sóc. đứa nấu nước nóng, đứa đi mượn chậu hòa muối cho nó ngâm chân. Hai đứa nhìn gan bàn chân nó, xót xa nói:
- úi chao, mi đi thêm vài lần nữa e què mất! Thôi để hai đứa tao đi thay cho.
Thằng Hiền lắc lắc cái đầu tóc bù rối như tổ qua nói giọng ông cụ non:
Hai đưa mi có đi thay lau cũng chỉ thay được năm bảy lần, chứ có thay được hết cả đời tau không?
- Rứa mi định đi liên lạc hết cả đời mi à?
- Ư, tau nghĩ kỹ rồi, tau phải rèn luyện cặp giò để làm chiến sĩ cách mạng như ông Minh-trâu mà thằng Lượm vẫn kể cho tau nghe.
- ông Minh-trâu là ông mô rứa?
- ông là đồng chí cách mạng với cha cậu Lượm. ông tên Minh nhưng dáng người cục mịch đen đúa như cụ trâu, nên các đồng chí ông đặt biệt hiệu Minh-trâu. Hai đứa mi chưa biết chứ thằng Lượm là con nhà cách mạng nòi đó. Cha hắn làm chiến sĩ cách mạng từ thời tụi mình chưa đẻ, bị Tây bắt rồi vượt ngục mấy lần- Tụi mật thám Tây bắn chết cha hắn ở nhà tù Côn sơn lúc hắn mới có hai tuổi. ông Minh-trâu làm chủ nhiệm Việt Minh huyện Hương Thủy. Hồi cách mạng tháng Tám, ông chỉ huy cả huyện nổi dậy cướp chính quyền.
Ngày còn hoạt động bí mật, ông chuyên việc đi liên lạc cho Ðảng Cộng sản- Mà có phải đi liên lạc kiểu ấm ớ như mấy đứa mình từ đây lên chiến khu, từ chiến khu về đây mô? ông đi phải đi từ Huế vô đến Công Tum Ðắc Lắc, rồi ra tới Nghệ An, Thanh Hóa.
- Nhưng chắc ông ta đi mô, tàu hỏa?
- Ði tàu hỏa Ô tô, thì nói làm chi! ông toàn đi bộ, xuyên rừng mà đi! Mang toàn công văn tài liệu của Ðảng Cộng sản mà đi tàu hỏa, Ô tô, để mật thám tóm cho rồi đời à!
Châu-sém, Bồng-da-rắn lè lười khiếp phục.
Thằng Lượm kể chi ngó hai bàn chân ông cũng đủ biết ông đã đi bộ mấy nghìn mấy vạn cây số. Bàn chân to mà vuông như lưỡi cuốc tượng, Gan bàn chân dày cộm toàn chai, gót chân nứt nẻ như củ sắn bở luộc quá chín. Ði vấp phải mảnh lu, mảnh ghè, kêu cái cong!
Làm chủ nhiệm Việt Minh huyện mà ông vẫn cứ đi đất, chẳng có thứ giày dép mô vừa chân ông ta cả...
Hiền nhúng hai bàn chân sưng húp, rát bỏng vào chậu nước muối nóng, mắt đăm đăm nhìn ra trảng cát chói nắng. Nó nói, giọng nghiêm trang như muốn thổ lộ một niềm tâm sự thầm kín, một nỗi áo ước nung nấu từ lâu:
- Sau này lớn lên, nếu tau cũng được vào đảng Cộng sản, đảng có hỏi tau: "Ðồng chí Hiền muốn nhận công tác chi?". Tau sẽ xin với đảng: "Cho tui được đi liên lạc cho Ðảng như ông Minh-trâu".
- Rứa mi không đi làm xiếc nữa à? - Bồng-da-rắn thật thà hỏi?
- xiếc xót chi! Tại hồi đó còn con nít nên tao hay thích loăng quăng.
Nó làm như bây giờ nó đã người lớn lắm, và cái hồi còn thích đi làm xiếc ấy đã cách đây hàng bao nhiêu năm.
Châu-sém và Bồng-da-rắn cũng lây niềm mơ ước sôi nổi của nó. Hai đứa cùng nói:
- Lớn lên tau cũng sẽ xin vô Ðảng Cộng sản như mi.
- Có được không mi hè? VÔ Ðảng Cộng sản là phải tài giỏi lắm, chứ mấy đứa liên lạc ấm ớ như tụi mình thì ai cho vô. - Châu-sém nói.
- Ðể hôm mô gặp anh Ðồng-râu tụi mình hỏi thử coi- Giọng Hiền lộ vẻ băn khoăn. - Tau nghe lỏm mấy anh trên ban Tham mưu trung đoàn nói anh đồng-râu là Ðảng viên Cộng sản từ thời còn bí mật.
Bồng-da-rắn nói:
- Thằng Vịnh-sưa mà còn sống nhất định hắn phải được vô đảng Cộng sản- Hồi ở mặt trận Xê, tao hay nghe các anh lớn bàn nhau: Vô đảng Cộng sản trước hết là phải anh dũng. Cách mạng cần việc chi, làm việc đó Chết cũng không sợ. - Nó bỗng la lên, hết sức bất ngờ :
- Có hai con gà trống nhà ai đang đá nhau ngoài ngõ ghê quá bây ơi Ta ra coi đi!
Thế là cả ba đứa chạy ùa ra ngõ, xúm quanh đôi gà trống nhà ai đang cơn say máu chọi nhau, cánh đập phành phành, bụi đất, lông, bay mù. Mỗi cú đá hay, ba đứa đều nhảy dựng lên, cười reo, hoan hô, cổ vũ.
12

Lượm và tư-dát sửa soạn lên đường trở lại Huế thì châu-sém từ chiến khu về, tay xách ba đòn bánh tét khá to. Nó reo lên mừng rỡ:
- Hay quá? May tau về vừa kịp không thì ba đòn bánh tét ni để mấy hôm chờ mi, thiu mất.
Lượm hỏi:
- Bánh chi đó?
- Giết giặc!
Lượm hiểu ngay trong ruột bánh là báo "Giết giặc", tờ báo kháng chiến của tỉnh Thừa Thiên.
Ngoài ba đòn "Giết giặc còn bốn đòn "truyền đơn đưa về Sịa từ hai hôm trước. Hai đứa phải mang cả bảy đòn này đưa về Huế.
Tư-dát cười hề hề:
- Mấy ông Tham mưu trung đoàn mất lập trường quá. Vệ Quốc đoàn mình thì đói vàng mắt lại cứ gửi bánh tét hết đòn to, đòn nhỏ cho Tây với Việt gian ăn!
Hiền hỏi:
- Truyền đơn rải còn dễ chứ báo Giết giặc thì tụi bay làm răng?
Lượm nói:
- Lúc đầu tụi tau cũng lúng túng lắm, không biết làm cách chi để đồng bào đọc được- Nếu đem rải như truyền đơn thì tờ báo to rứa, ai dám lượm? Sau anh Tư-dát nhà mình, - nó đưa mắt nhìn Tư-dát cười, - nghĩ được một mẹo- Mua báo Bình minh của tụi Việt gian, khổ cũng vừa in tờ Giết giặc, cắt lấy đầu đề báo, dán thay vô đầu đề báo Giết giặc. Rứa là mũ thì Bình minh mà đầu thì Giết giặc. Ba đứa tau cứ việc chia nhau báo, đem đi đón công khai giữa ban ngày, dán đúng vô những chỗ tụi hắn thường dán báo- Ðồng bào xúm xít tha hồ đọc.
Hiền, Châu-sém, Bồng-da-rắn ôm lấy Tư-dát vật xuống đất, cù cho một trận.
- Trời ơi, mi khôn thiệt! Mi cũng là loại cách mạng nòi .
Tư-dát lăn lộn dưới đất cười chảy cả nước mắt đứt dây lưng quần thì ê chề lắm!
Lượm hỏi Châu-sém:
- Tình hình chiến khu dạo ni ra răng? Ðội mình còn ở trên đó hay về đồng bằng hoạt động?
- à, tau quên chưa nói cho tụi bay biết. Tụi tây vừa kéo lên đóng đồn ở Ðất đỏ, cách chiến khu chỉ non bốn cây số Nghe nói tụi Tây đóng đồn ni toàn là quân thiện chiến nhất nhì Ðông Dương- Tụi hắn muốn chặn ngang cổ họng chiến khu, không cho đồng bằng tiếp tế lên.
Nhìn thấy vẻ mặt lo lắng bồn chồn của các bạn, nó nói thêm như an ủi. - Nhưng ăn thua chi! Chặn đường đó ta đi đường khác. Chán vạn chỉ đường! Chừ nhà cửa chiến khu mọc lên nhiều lắm. Có cả bệnh viện, xưởng bào chế, xưởng quân giới, nhà Văn hóa đại chúng to rộng như cái đình. Còn đội mình không ở trong núi xanh nữa mà ra làm lán ngoài tiền chiến khu, ngay trên bờ sông Ô Lâu.
Các tổ được phân công về đồng bằng hết. Tổ bám đường quốc lộ theo dõi xe cộ giặc đi lại hàng ngày, tổ bám vị trí giặc nắm tình hình tin tức càn quét, hành quân.
Công việc tụi hắn cũng vất vả gớm lắm bay ạ. Cả đội chỉ còn lại thằng Mừng với thằng Quỳnh-sơn-ca ở nhà làm liên lạc cho đội trưởng. Hai đứa nhỏ mà đau luôn, nên đội trưởng bắt phải ở nhà. Tụi hắn khóc đã gớm. Ðội trưởng phải mua chè sắn dỗ mãi mới chịu nín. Thằng Mừng dạo ni chăm học lắm. Mấy lần lên chiến khu, tau đều gặp hắn ngồi trước cửa lán, cầm tờ báo Giết giặc, đánh vần đọc ê a. Lần vừa rồi lên, tao thấy hắn đang cởi trần phơi nắng, giăng áo ra bắt rận. Tau ngứa miệng nói chơi. "Mi đọc báo Giết giặc đó à? Có tin chi hay không?" Hắn cau mặt, xạc tau luôn: "Anh ăn nói ba láp quá! Ai lại đi ví cái áo rách đầy rận ni với tờ báo của Chiến khu giết giặc. Ui chao, giọng hắn răng mà giống đúc giọng thằng Vịnh-sưa hồi ở Huế. Thằng Quỳnh-sơn-ca mới làm được bài hát "Sông Ô Lâu kháng chiến", hay lắm. Cả chiến khu ai cũng hát- Trung đoàn trưởng, chính ủy đều khen hay- Trung đoàn trưởng có viết thư gửi anh Dồng-râu đây, dặn anh mua cái đàn ,,măng tre" "măng lồ-ô" chi đó, lần sau tụi bay mang ra đây để tao xách lên cho ông, ông thưởng cho hắn.
Châu-sém moi trong cán cái roi trâu ra một mảnh giấy cuộn tròn đưa cho Lượm- Tư-dát cầm đọc thư của Trung đoàn trưởng gửi anh Ðồng-râu, dặn anh tìm mua một cái đàn măng-đô-lin loại thật tốt, để thưởng cho em Quỳnh-sơn-ca đã có công sáng tác được một bài hát hay về dòng sông Ô Lâu, dòng sông của chiến khu cách mạng.
Tư-dát cười ngặt nghẹo:
- Ðàn măng-đô-lin mà mi nhớ ra thành đàn măng tre, măng lồ-ô, thì đến Bụt trên chùa cũng không nhịn được cười!
Châu-sém, cũng cười:
- Thì ai biết mô, cứ nghe nói măng là tao nghĩ là măng tre, măng lồ-ô, chứ cái măng-đô-lin thì cha ai mà nhớ được. ổng thử dặn tau mua cá coi. Có giống cá trời tau cũng nhớ!
13

Sắp đến gần cầu ván Mậu tài, Lượm nói với Tư-dát:
- Mi đưa bánh tét đây tao xách cho. Mi đi trước chừng trăm bước, giả đò bắn ná. Thấy có chi động dạng thì giương ná lên như sắp bắn, ra hiệu cho tao biết.
Tư-dát trao bảy đòn bánh tét cho Lượm, rút ná cao su trong túi ra, lắp đạn, đi vượt lên trước.
Bước lên cầu ván, Tư-dát lại gặp thằng Tặng ngồi vắt vẻo bên mép cầu câu cá.
Lúc sáng qua đây, hai đứa đã gặp nó ngồi ở đó rồi.
Lượm giới thiệu Tặng với Tư-dát. Hôm trước nó đã kể chuyện cho cả tổ nghe trường hợp oái oăm nó làm quen với thằng Tặng. Bây chừ được gặp mặt, Tư-dát thích lắm, cười nói:
- Không khéo mi rồi thành ông Lã Vọng mất.
Lã Vọng là việc chi không biết, chỉ biết là mới sáng hôm qua, thu tóm được một thằng Vê-giê đi qua đây Vê-giê chính cống chứ không phải loại Vê-giê ấm ớ như thằng ni mô. - Tặng cười khì khì chỉ vào Lượm.
Lượm sờ cằm:
- Ðúng là đánh nhau bể đầu mới nhận ra anh em chú bác. Cằm tau vẫn còn hơi ê ê.
- Rứa cho hai đứa bay đứng chờ đây, tau chạy về nhà chặt cây mía đến ăn là hết ê ê ngay. Nó định đứng lên chạy về nhà chặt mía, nhưng Lượm nói:
- Thôi Tặng ạ, để khi khác. Lần này hai đứa mình có việc vội lắm, phải đi ngay cho kịp.
Tặng nhìn hai đứa, vẻ ái ngại:
- Cuộc đời vê cu-đê coi bộ cũng tất tả gớm hè!
Tư-dát vừa cười vừa ngâm nga:
"Ðời cách mạng từ đây tui đã hiểu. Dấn thân vô là phải chịu tù đày- Là gươm kề tận cổ súng kề tai " Mi chưa nghe nói đó à? - Nó bỗng nhìn xuống nước kêu ầm lên: Giật! Giật! Phao chìm rồi! - Nó chộp lấy cần câu trong tay Tặng, giật phắt một cái thật mạnh làm lưỡi câu dính con cá rô văng ngược lên cành si và mắc luôn trên đó. Con cá bị treo mỏ giẫy giụa như điên, làm chỉ câu càng quấn chặt thêm vào cành si.
Tư-dát xắm nắm định trèo lên gở. Tặng nói:
- Ðể đó tau gở cho. Hai đứa bay cứ đi đi cho kịp công việc. Này! cái đời cách mạng chi mi vừa đọc đó, mi viết giúp cho tau vô tờ giấy, tao đánh vần đọc chơi nghe!
Ðó là thơ, - Tư-dát nhìn Tặng ngạc nhiên, - mi cũng thích thơ à? Bài đó dài lắm, để tau chép hết cả bài cho mi, tha hồ đọc.
- Nì, có viết nhớ viết rõ rõ mà chữ to vô nghe. Ðây mới học bình dân, chữ thảo mà ngoằn ngoèo như chỉ câu rối là đây xin hàng đó nghe!
Nghe nó nói, tự nhiên Tư-dát thấy gương mặt Tặng trở lên sáng sủa, thông minh và dễ thương quá chừng.
Bây giờ trở về, nhìn thấy Tặng ngồi câu, Tư-dát mới chợt nhớ là quên chưa chép thơ cho nó. Tư-dát cảm thấy ngượng ngùng, xấu hổ.
Bên cạnh chỗ ngồi. Tặng để sẵn hai đẵn mía tím, gióng rất dài, chặt rất đều như đo mà chặt. Hai đẵn mía để dằn lên một tờ giấy trắng khổ rộng, có kẻ dòng.
Tư-dát hỏi:
- Ðược mấy con rồi?
- Một trê, một diếc. - Tặng cầm một đẫn mía đưa cho Tư-dát. - Phần của mi. Còn đây là tờ giấy để mi viết thơ đời cách mạng.
Tư-dát xua tay:
- Thôi, thôi, giấy thì ở Huế thiếu chi. Mi để đó mà học. Lần sau đi qua đây tau nhất định sẽ mang thơ cho mi. Tau sẽ chép đẹp như chữ in, không cần biết chữ cũng đọc được? Thằng Lượm đang đi sau kia- Chừ tao phải đi cái đã... Tau làm nhiệm vụ xích hầu. Tư-dát vừa xướt mía ăn vừa vượt nhanh qua cầu để giữ đúng cự ly một trăm bước.
Lượm bước lên cầu. Tặng đứng lên, đưa mía cho Lượm.
- Cây mía ni tau chặt đúng cái bụi cây lần trước đó.
Ngọt hết chê!
Tặng chợt nhìn trật xuống xách bánh tét trong tay Lượm bằng cặp mắt ranh mãnh.
- Bánh tét mua à?
- Không- Của bà cụ quen ở Sịa gửi cho con gái bán hàng nước ở Cầu Ðông Ba cũ.
Tặng cười tủm tỉm:
- Bà cụ cậu quen chắc là hay lừa đảo ghê lắm Bánh gửi cho con gái ngó bộ thì to, mà xách thì nhẹ bỗng.
Chắc bên trong, bà chỉ độn toàn giấy nhật trình.
Nhận xét của Tặng làm Lượm giật bắn người. Ðó là một sơ xuất mà nó và tổ liên lạc không nghĩ ra. Những đòn bánh tét này xách quá nhẹ.
Nó nói, giọng khâm phục: - Cậu mà làm Việt Minh thì chết cha Việt gian! Cậu mà làm Việt gian thì chết tổ Việt Minh? Nhưng cho biết làm răng hè? Không thể mở ra mà chêm thêm đá vô cho nặng được... Mà cứ xách kiểu ni về đến Huế, lỡ gặp phải tụi kiểm soát cũng khôn như cậu thì rồi đời.
Tặng nghênh nghênh cái đầu húi "cua" gần như trọc, cái trán nhăn, vẻ nghĩ ngợi:
- ừ gay thiệt! Mở ra thì lôi thôi lắm. Chỉ còn một cách lả phải giả đò xách nặng...
Tặng cầm lấy xâu bánh tét trong tay Lượm, đi thử qua cầu. Một vai nó lệch về một bên, bàn chân phía tay xách dẫm lên ván cầu vẻ nặng hơn hẳn bàn chần kia.
Lượm nhìn theo càng thêm cảm phục: "Trời ơi, điệu bộ nó mới tuyệt chứ! Nhìn đúng như nó đang xách xâu bánh tét thật, nặng hàng bảy tám kí lô"! Tặng vòng lại đưa xâu bánh tét cho Lượm:
- Cậu đi đi, không thì về đến Huế tối mất!
Xách xâu bánh tét, qua khỏi cầu được một đoạn.
Lượm quay đầu lại. Tặng đang đứng giữa cầu nhìn theo cười ranh mãnh, đầu gật gật như có ý bảo- "Ðược đó, Ðược đó" đi như rứa được đó! Cứ rứa mà đi nghe?" .
14

Nguyễn Trì đội mũ phớt, đeo kính rậm, mặc bộ áo quần ga-bạc-đin màu tro, ngồi vắt chéo chân trong tiệm cà phê nhỏ mới mở, cách cầu Bao Vinh chừng ba trăm thước. Hai tên nhân viên di động đứng ở bên kia đường.
Mỗi đứa dựa lưng vào một gốc cây, cách nhau vài trăm thước, vẻ như người đi đường dừng lại nghỉ chân.
Ba tên chó săn rình phục ở đây từ lúc một giờ ba mươi phút chiều. Coi bộ cả ba bồn chồn nóng ruột lắm.
Nguyễn Trì ngồi khuất sau tấm rèm cửa sổ nhìn ra đường, một tay lần lần trên má nặn trứng cá, mắt hết nhìn phía cầu Bao Vinh lại nhìn đồng hồ đeo tay. Hắn đã gọi đến cốc cà phê thứ ba, đốt hết điếu thuốc lá này đến điếu khác.
Theo lời khai của thằng Kim thì tên Lượm thường đi liên lạc về Sịa vào lúc mười giờ sáng và trở lại Huế khoảng ba bốn giờ chiều. Sao đến bây giờ đã gần bốn rưỡi, vẫn chưa thấy bóng hắn mò về? Hay nó về rồi nhưng bằng con đường khác? hay chiều nay nó không về? Mỗi lúc hắn càng thêm tức tối nóng ruột. "ông nội mi! - Hắn gầm gừ chửi thầm, - tau mà tóm được, trước tiên tau phải cho mi rụng hàm răng cửa?" Bàn tay hắn đang đặt trên đùi siết lại thành nắm đấm. Cánh tay giật giật như lên cơn động kinh- Hắn khoái trá tưởng tượng đến cái phút được giáng cật lực nắm đấm vào miệng cái thằng đã từng làm cho hắn phải vô cải hối thất hồi ở Trung đoàn bộ..- Tự nhiên hắn nhếch mép cười gằn, làm o bán hàng cà phê liếc nhìn hắn, lo lắng, ngơ ngác.
Toàn bộ con người hắn, từ diện mạo đến cử chỉ toát ra cái vẻ hung hãn, liều lĩnh của kẻ phản bội, quyết bán mình cho giặc, vì tiền bạc và cả vì thù hận.
Ngày Huế vỡ mặt trận, hắn theo đơn vị chạy ra đến Hiền Sĩ thì bỏ trốn. Hắn quanh quẩn trong vùng này cho đến ngày bọn Pháp tràn đến. Hắn ra hàng giặc và tâng công bằng cách chỉ cho chúng bắt và bắn chết ba chiến sĩ bị thương không rút kịp, sống trà trộn trong dân- Hắn lại chỉ cho giặc đào được hai khẩu đại liên- hốt kít của đại đội liên pháo chôn giấu, mà do một sự tình cờ hắn biết được. Bọn giặc đưa hắn về Huế và cho làm trưởng ban Di động Ty An Ninh.
Thật ra, trong nghề mật thám, hắn chẳng có tài ba gì, chỉ là loại lính mới tò te. Nhưng được cái hắn rất táo tợn, liều lĩnh và hay gặp vận may- Như việc bất ngờ gặp chú em nuôi sáng nay chẳng hạn.
Sau vụ quân ta đột kích đồn Hộ Thành và rải truyền đơn, dán báo Giết giặc, bọn Pháp hết sức lo lắng và tức giận- Vì ảnh hưởng của vụ này trong dân chúng quá lớn. Ba tổ chức mật thám của Pháp và ngụy quyền.
Phòng Nhì, sở Mật thám Liên bang và Ty An Ninh dưới sự chỉ huy chung của tên quan ba mặt thám Sô-lê, đã huy động gần hết lực lượng tác chiến để điều tra manh mối. Quan ba Sô-lê còn treo giải thưởng ba ngàn đồng Ðông Dương cho nhân viên nào phát hiện và bắt được những kẻ có liên quan trong vụ này.
Nhờ gặp chú em nuôi mà món tiền thưởng đó.
Nguyễn Trì coi như đã cầm chắc trong tay.
sau khi cùng với đội hành động bắn chết anh đồng-râu ở Vĩ Dạ. Nguyễn Trì dẫn hai nhân viên di động về phục ở đầu cầu Bao Vinh để đón bắt Lượm trên đường từ Sịa về Huế. Hắn rất hy vọng sau vụ này, sẽ được bọn Pháp cất nhắc lên chức phó ty An ninh.
Chính trong cái phút hắn đang mơ màng danh vọng đó, thì Tư-dát đi ngang qua trước quán cà phê mà hắn không để ý!
Trước hết, hắn không biết mặt Tư-dát. Và cũng theo lời khai của thằng Kim thì Tư-dát thường ở nhà với đồng-râu, Lượm chỉ đi liên lạc 1 mình về Sịa lúc vây bắt Ðồng râu không tìm thấy Tư-dát. Hắn đoán thằng Tư-dát được sai đi đâu đó nên đã may mắn trốn thoát.
Sổng mất, Tư-dát, hắn có ý tiếc, nhưng tự an ủi: "Bắt được thằng Lượm, là coi như bắt được tất cả".
Theo lời khai của Kim-điệu, trong ba đứa- Lượm được đồng-râu tin cẩn nhất. Nó tuy nhỏ nhưng là dân "cách mạng nòi". Cha nó làm cộng sản bị Tây bắn chết từ khi nó mới lên hai tuổi. Sau ngày Cách mạng tháng Tám, tên cha nó được dân làng đặt tên cho con đường chính chạy qua làng. Nó được đồng-râu giao riêng việc liên lạc với chiến khu. Nhiều việc bí mật, Ðồng-râu chỉ cho một mình nó biết. Bao nhiêu truyền đơn, báo Giết giặc, đều do một tay nó đưa về Huế- Trận đánh đồn Hộ Thành đêm qua nó cũng được Ðồng-râu cho biết trước và có thể chính nó đã dẫn đường cho Vệ Quốc đòan lọt vào thành nội. Việt Minh đột nhập nội thành bằng đường nào, và bằng cách nào? Rút ra đường nào? đã rút ra hay còn lẩn quất trong thành nội? Chắc là nó biết rõ.
Sáng nay, trong phòng tra tấn của Ty An Ninh, thằng Kim chỉ mới nếm sơ mấy quả đấm của Năm-ngựa, đã phun ra không thiếu một điều gì. để nhẹ bớt tội bao nhiêu việc lớn nhỏ, có nhiều việc nó bịa đặt thêm thắt, trút hết lên đầu Lượm.
Bởi vậy, cả ty An ninh và Sở Mật thám Phòng Nhì Pháp hết sức quan tâm đến việc phục bắt Lượm. "Trần Lượm, một tên tình báo Việt Minh hết sức lợi hại và nguy hiểm. Nếu bắt được hắn, sẽ khám phá ra nhiều tổ chức hoạt động bí mật của Việt Minh trong thành phố Huế" Viên chủ sự Ty An ninh đã điện cho quan ba mặt thám Sô-lê như vậy. 1

Chiếm xong Huế, giải vây được cho đồng bọn bị quân ta vây hãm sau gần hai tháng, viện binh giặc tiếp - tục đánh dốc ra phía Bắc Thừa Thiên. Thế giặc mạnh như lũ tràn. Các làng xã nằm ven đường số một: An Hòa, Hiền Sĩ, Phú ốc, Phò Trạch, Mỹ Chánh... Lần lượt lọt vào tay chúng.
Cuộc kháng chiến của tinh Thừa Thiên bước vào thời kỳ khó khăn, gian khổ, đen tối nhất.
Khoảng mười lăm ngày sau khi chiếm đóng Huế, giặc Pháp đã thiết lập xong chính quyền bù nhìn. Tên Nguyễn Khoa Toàn - hồi Pháp thuộc làm đốc học, mấy lần ẩn núp Ở xó xinh nào nay chui ra lên ghế tỉnh trưởng.
Chúng cấp tốc cho dọn dẹp sửa sang lại thành phố, phục hồi sinh hoạt. Chúng ráo riết dựng gấp bộ máy kìm kẹp, đàn áp nhân dân. Ngoảnh đi ngoảnh lại khắp thành phố đã mọc lên nhan nhản nào Ty An Ninh, sở mật thám Phòng Nhì, sở mật thám Liên Bang, ty Cảnh sát, nhà tù-..
Những tên lính ngụy đầu tiên xuất hiện trên đường phố Huế. Chúng vừa được bọn Pháp tuyển dụng trong vòng mười hôm trở lại nên chưa có đồng phục, ăn bận táp nham như thường dân. Ðứa sơ mi cộc tay, quần "Soóc, chân đất; đứa áo vét tông cháo lòng đội mũ phớt; đứa áo quần bà ba, kéo guốc lẹp kẹp; trước ngực áo đeo lủng lẳng tấm biển bằng bìa cứng, hình quả trám, to bằng cỡ bàn tay, nền vàng, viền đỏ có ba chữ B.V.Q (bảo vệ quân) Hàng ngày máy bay đakôta bay lượn từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh, xổ truyền đơn trắng xóa. "Hỡi đồng bào!
Ai tản cư đâu thì nên mau mau hồi cư về thành phố.
Ðồng bào về được quân đội liên hiệp Pháp và chính phủ Nam triều che chở, bảo vệ như xưa. Cấm không được chạy theo Việt Minh! Chạy theo Việt Minh là cầm - chắc cái chết trong tay. Quân lính của Việt Minh đã bị quân đội Pháp đánh cho tơi bời, kiệt quệ và hoàn toàn tan rã. Quân đội Pháp hiện đang tiếp tục truy lùng chúng và sắp sửa tiêu diệt những tên sống sót cuối cùng!".
đọc những tờ truyền đơn này, nhiều đồng bào Huế băn khoăn lo nghĩ. Lòng tin vào cuộc kháng chiến của nhiều người khác nào cây con trước cơn bão lớnn- Người hồi cư về Huế ngày một đông. Phần lớn họ trở về bằng đường sông. Từ sáng tinh mơ đến tối mịt thuyền lớn, đò nhỏ, nối mũi nối lái nhau xuôi về thành phố, trên các con sông An Cựu- đông Ba, sông Sinh, Sông Hương- Thuyền, đò chất cao ngất nghểu những rương hòm, bao bị, bàn ghế, nồi niêu, thúng mủng, và hàng trăm thứ đồ đạc linh tinh khác. Người chen chúc ngồi chóc ngóc trên đồ đạc, trên mui thuyền- Nét mặt người nào cũng đầy vẻ thấp thỏm; lo âu. Ai đoán chắc được cuộc sống sắp đến trong lòng thành phố giặc chiếm sẽ lành dữ ra sao đây? Nhiều bà già ngồi xếp bằng giữa đống đồ đạc, vừa lần tràng hạt vừa lâm râm niệm Phật.
Vào một buổi chiều, trong số thuyền đò hồi cư trên sông Sinh có một chiếc đò nhỏ một mui, chở một gia đình bốn người- Một người đàn ông đã đứng tuổi và ba đứa con nít. Chiếc đò chỉ một người chèo. ông lão chèo đò trạc gần sáu mươi, cằm lơ thơ một chòm râu tiêu muối, mặc áo tứ thân vải nhuộm đà, quần xà lỏn xanh vá chằng đụp, lấp lửng đầu gối.
Cái gia đình hồi cư trên chiếc đò này hơi lạ. HỌ gần như chẳng có đồ đạc gì ngoài mấy bọc áo quần để trong khoang thuyền và ba cái áo tơi lá để một đống sù sụ trước mũi đò. Thật khó đoán được quan hệ gia đình giữa bốn con người trong đò. Người đàn ông khoảng trên dưới bốn mươi tuổi, mặt vuông chữ điền, tóc rễ tre rậm bù xù, lông mày mũi mác, râu ria lởm chởm. Ba đứa con nít suýt soát tuổi nhau, trạc mười bốn, mười lăm- Một đứa mặt mũi khá xinh trai da dẻ trắng trẻo mắt một mí, tóc để rẽ, mặc quần ka ki xám, áo len dài tay màu rượu chát- Một đứa gày nhom, cao lòng khòng, hai ống chân thẳng đuột như hai ống quyển, miệng rộng ngoác, mui hếch ngược, vẻ mặt liến láu- NÓ mặc cái áo sơ mi cũ ngắn cũn như áo đi mượn và cả cái quần bà ba vải chúc bâu trắng, cố kéo mãi mà hai ống quần vẫn chỉ lơ lửng đến giữa bụng chân. đứa thứ ba thấp nhỏ hơn hai đứa kia một tí, nước da ngăm ngăm đen, đầu húi cua, trán vuông mà giô, cặp mắt to thô lố. NÓ mặc bộ áo quần bà ba vải đà vá víu- Nếu đội thêm cái nón mê, và cầm trong tay một cây roi thì đúng là một chú bé chăn trâu chính hiệu.
để ý cách xưng hô thì thấy ba đứa gọi nhau cậu, tớ và gọi người đàn ông khi thì anh, khi thì ba. Và mỗi lần nghe chúng gọi anh, người đàn ông liền lừ mắt một cái, chúng liền vội vàng chữa ngay sang gọi ba, và tủm tim cười.
đò về đến ngã ba Sình thì trời lắc rắc đổ mưa.
Thằng bé có vẻ mặt liến láu, thò đầu ra ngoài mui đò, mặt nghênh lên nhìn trời. NÓ thụt đầu vào khoang đò, nói với người lớn tuổi, giọng lo lắng:
- Anh ơi! à... Ba ơi! Trời sắp mưa to rồi. Lấy mấy cái tơi vô không thì ướt hết!
Người lớn tuổi lừ mắt, đặt ngón tay trỏ lên môi ra hiệu. Thằng bé vội im ngay. NÓ đã nhớ ra vừa nói một điều thậm vô lý- áo tơi lá là để đi mưa lại còn sợ mưa ướt! Nếu không vô lý thì chắc là đã hớ hênh tiết lộ một điều bí mật gì đó đang nằm trong mấy cái tơi lá kia.
Con đò qua khỏi ngã ba Sình được một quãng bỗng từ trên bờ bên phải có tiếng gọi giật giọng như quát. - ê! Chiếc đò một mui, một người chèo kia! Chèo vô đây ngay.
Nghe tiếng quát ba đứa trẻ giật bắn người, nhớn nhác ghé vào kẽ hở mui đò, nhìn lên bờ- Người lớn tuổi hỏi ông cụ chèo đò, vẻ mặt như ngơ ngác, ngờ nghệch:
- Ai gọi chi mà xẵng giọng vậy cụ ơi?
- Tụi hắn gọi đò để kiểm soát đó! - ông cụ chèo đò cộc cằn trả lời- òng khoáy khoáy mái chèo ghìm con đò đi chậm lại.
Nghe hai tiếng kiểm soát, mặt ba đứa trẻ tái đi trông thấy- Người đàn ông nói với ông cụ chèo đò- Cụ cứ chèo thẳng cho mấy cha con tôi đi được không cụ? đò ta thì có đồ lề chi mà kiểm soát- Chèo vô chèo ra e về tới nhà tối mất cụ ơi!
Không được mô - ông cụ lắc đầu nói. - Tụi hắn đã gọi mà không vô là tụi hắn bắn ngay. Sáng bửa qua có một chiếc đò ba mui chở tám mạng người, bị tụi hắn bấn chìm Ở khúc sông ni rồi.
Miệng nói, tay ông cụ cậy mạnh mái chèo, chèo con đò vô thảng phía bờ.
Biết không thể nào lọt qua trạm kiểm soát của giặc Ở Cửa ngõ Huế này, người đàn ông vội quay lại, ra hiệu cho ba đứa trẻ nhích đến gần và nói rất khẽ:
- Anh dặn gì các em phải nhớ kỹ nghe?
Ba đứa cùng gật đầu, ngồi im thin thít, vẻ mặt từ bi từ tại- Thằng bé có bộ mặt liến láu, cơ hồ không ngồi vừng- NÓ ngả lưng xuống sạp thuyền, đầu gối lên bọc quần áo, nhấm mắt vờ ngủ, nhưng hai đầu gối cứ rung rung đánh nh
Về Đầu Trang Go down
 
Tiểu thuyết: Tuổi thơ dữ dội - Phần 4c. Tác giả: Phùng Quán.
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tiểu thuyết: Tuổi thơ dữ dội - Phần 8a. Tác giả: Phùng Quán.
» Tiểu thuyết: Tuổi thơ dữ dội - Phần 7d. Tác giả: Phùng Quán.
» Tiểu thuyết: Tuổi thơ dữ dội - Phần 4b. Tác giả: Phùng Quán.
» Tiểu thuyết: Tuổi thơ dữ dội - Phần 7c. Tác giả: Phùng Quán.
» Tiểu thuyết: Tuổi thơ dữ dội - Phần 4a. Tác giả: Phùng Quán.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Ngưng tất cả các hoạt động trên Forum :: Học tập :: Các môn khoa học Xã Hội :: Ngữ Văn-
Chuyển đến