Ngưng tất cả các hoạt động trên Forum
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Ngưng tất cả các hoạt động trên Forum


 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 4

Go down 
Tác giảThông điệp
boarding
Trung học
boarding


Tổng số bài gửi : 133
Join date : 13/05/2011
Age : 38
Đến từ : Sơn Động - Bắc Giang

CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 4   CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 4 I_icon_minitimeMon Jun 27, 2011 10:28 am

CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 4
PHẦN XI
VÙNG
Mục 1
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
ĐIỀU 133. Sử dụng các thuật ngữ
Trong phần này
a) “Tài nguyên” (ressources) là tất cả các tài nguyên khoáng sản ở thể rắn,
lỏng hoặc khí in situ (ở ngay tại chỗ) trong Vùng, nằm ở đáy biển hay lòng
đất dưới đáy biển này, kể cả các khối đá kim (nodules polymétalliques);
b) Các tài nguyên, một khi đã được khai thác từ Vùng, được gọi là “các
khoáng sản” (minéraux)
ĐIỀU 134. Phạm vi áp dụng của phần này
1. Phần này được áp dụng đối với Vùng
2. Các hoạt động tiến hành trong Vùng do phần này điều chỉnh.
3. Việc gửi lưu chiểu các bản đồ hay bản kê các tọa độ địa lý xác định vị trí
các ranh giới nêu ở Điều 1, khoản 1, cũng như việc công bố các bản đồ hay
bản kê tọa độ đó, do phần VI điều chỉnh.
4. Không một điều nào của quy định này đụng chạm đến việc xác đinh ranh
giới ngoài của thềm lục địa theo đúng phần VI hay đến hiệu lực của các
điều ước liên quan đến việc hoạch định ranh giới giữa các quốc gia có bờ
biển tiếp liền hay đối diện nhau.
ĐIỀU 135. Chế độ pháp lý của vùng nước và vùng trời nói trên
Phần này cũng như các quyền được hưởng hay được thực hiện theo phần
này không ảnh hưởng đến chế độ pháp lý của vùng nước ở phía trên Vùng
hay đến chế độ pháp lý của vùng trời ở phía trên vùng nước này.

Mục 2
CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ VÙNG
ĐIỀU 136. Di sản chung của loài người
Vùng và tài nguyên của nó là di sản chung của loài người.
ĐIỀU 137. Chế độ pháp lý của Vùng và các tài nguyên của nó
1. Không một quốc gia nào có thể đòi hỏi thực hiện chủ quyền hay các
quyền thuộc chủ quyền ở một phần nào đó của Vùng hoặc đối với tài
nguyên của Vùng; không một quốc gia nào và không một tự nhiên nhân hay
pháp nhân nào có thể chiếm đoạt bất cứ một phần nào đó của Vùng hoặc tài
nguyên của Vùng. Không một yêu sách, một việc thực hiện chủ quyền hay
các quyền thuộc quyền chủ quyền này cũng như một hành động chiếm đoạt
nào được thừa nhận.
2. Toàn thể loài người, mà Cơ quan quyền lực là người thay mặt có tất cả
các quyền đối với các tài nguyên của Vùng. Những tài nguyên này không
thể chuyển nhượng được. Còn các khoáng sản đã được khai thác từ Vùng
thì chỉ có thể chuyển nhượng theo đúng phần này và phù hợp với các
nguyên tắc, quy định và các thủ tục của Cơ quan quyền lực.
3. Một quốc gia hay một tự nhiên nhân hay pháp nhân chỉ được đòi hỏi,
giành lấy hoặc thực hiện các quyền đối với các khoáng sản đã được khai
thác ở Vùng theo đúng phần này. Các quyền đã đòi hỏi, giành được hay
được thực hiện bằng cách khác đều không được thừa nhận.
ĐIỀU 138. Cách xử sự chung của các quốc gia liên quan đến Vùng
Trong cách xử sự chung liên quan đến Vùng, các quốc gia tuân theo phần
này, các nguyên tắc được nêu trong Hiến chương Liên Hợp quốc và các quy
tắc khác của pháp luật quốc tế, với sự quan tâm giữ gìn hòa bình và an ninh,
đẩy mạnh sự hợp tác quốc tế và hiểu biết lẫn nhau.
ĐIỀU 139. Nghĩa vụ chăm lo đến việc tôn trọng Công ước và trách
nhiệm trong trường hợp có thiệt hại
1. Các quốc gia thành viên có nghĩa vụ quan tâm đến việc bảo đảm cho các
hoạt động trong Vùng, dù do bản thân các quốc gia đó, do các xí nghiệp
Nhà nước của họ hoặc do các tự nhiên nhân hay pháp nhân mang quốc tịch
của họ hoặc chịu sự kiểm soát thật sự của họ hay các công dân của họ, được

tiến hành theo đúng với phần này. Các tổ chức quốc tế cũng có nghĩa vụ
như vậy với các hoạt động trong vùng.
2. Không phương hại đến các quy tắc của pháp luật quốc tế và đến Điều 22
của Phụ lục III, một quốc gia thành viên hay một tổ chức quốc tế phải chịu
những trách nhiệm về các thiệt hại do một thiếu sót của mình đối với những
nghĩa vụ mà họ phải đảm nhận theo phần này; các quốc gia thành viên hay
các tổ chức quốc tế khi cùng hành động thì phải liên đới chịu trách nhiệm.
Tuy nhiên, quốc gia thành viên không chịu trách nhiệm về các thiệt hại do
một thiếu sót như vậy của một người do quốc gia này bảo trợ theo Điều
153; khoản 2, điểm b, nếu quốc gia này đã thi hành tất cả các biện pháp cần
thiết và thích hợp để bảo đảm việc tôn trọng thật sự phần này của các phụ
lục có liên quan, như đã trù định trong Điều 153, khoản 4 và Điều 4 khoản
4 của Phụ lục III.
3. Các quốc gia thành viên là hội viên của các tổ chức quốc tế cần thi hành
những biện pháp thích hợp để bảo đảm việc áp dụng điều này đối với các tổ
chức đó.
ĐIỀU 140. Lợi ích của loài người
1. Các hoạt động trong vùng được tiến hành, như đã được ghi nhận rõ ràng
trong phần này, là vì lợi ích của toàn thể loài người, không phụ thuộc vào vị
trí của các quốc gia, dù là quốc gia có biển hay không có biển, và có lưu ý
đặc biệt đến các lợi ích và nhu cầu của quốc gia đang phát triển và của các
dân tộc chưa giành được nền độc lập đầy đủ hay một chế độ tự trị khác
được Liên hợp quốc thừa nhận theo đúng Nghị quyết 1514 (XV) và các
nghị quyết tương ứng khác của Đại hội đồng.
2. Cơ quan quyền lực bảo đảm việc phân chia công bằng, trên cơ sở không
phân biệt đối xử, những lợi ích tài chính và các lợi ích kinh tế khác do
những hoạt động tiến hành trong Vùng qua một bộ máy thích hợp theo
đúng Điều 160 khoản 2, điểm f, điểm nhỏ i, đem lại.
ĐIỀU 141. Sử dụng vùng vào những mục đích hoàn toàn hòa bình
Vùng để ngỏ cho tất cả các quốc gia, dù quốc gia có biển hay không có
biển, sử dụng vào những mục đích hoàn toàn hòa bình, không phân biệt đối
xử và không phương hại đến các điều quy định khác của phần này.
ĐIỀU 142. Các quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia ven biển
1. Trong trường hợp các vỉa tài nguyên của Vùng trải rộng ra ngoài ranh
giới của Vùng, thì những hoạt động tiến hành trong Vùng cũng được mở
rộng như thế, nhưng phải tính đến các quyền và lợi ích chính đáng của quốc
gia ven biển có quyền tài phán đối với các vỉa tài nguyên nói trên.

2. Một phương thức tham khảo ý kiến với quốc gia hữu quan, và nhất là
phương thức thông báo trước, đặt ra để tránh bất kỳ sự xâm phạm nào đến
các quyền và lợi ích đó. Trong những trường hợp mà các hoạt động tiến
hành trong Vùng có thể dẫn đến việc khai thác các tài nguyên ở phía trong
các ranh giới thuộc quyền tài phán quốc gia của một quốc gia ven biển thì
cần phải có sự đồng ý trước của quốc gia này.
3. Phần này cũng như các quyền được thừa nhận hay được sử dụng theo
phần này, không xâm phạm đến quyền của quốc gia ven biển được thi hành
những biện pháp phù hợp với các quy định tương ứng của phần XII có thể
cần thiết để ngăn ngừa, hạn chế hay loại bỏ một mối nguy hiểm nghiêm
trọng và sắp xảy ra đối với vùng duyên hải của họ hoặc đối với các lợi ích
có liên quan do một tình trạng ô nhiễm hay một sự đe dọa ô nhiễm nảy sinh
từ tất cả các hoạt động tiến hành trong Vùng hay do tất cả các tai nạn khác
gây ra bởi các hoạt động đó.
ĐIỀU 143. Việc nghiên cứu khoa học biển
1. Việc nghiên cứu khoa học biển trong Vùng được tiến hành nhằm những
mục đích hoàn toàn hòa bình và vì lợi ích của toàn thể loài người theo đúng
phần XIII.
2. Cơ quan quyền lực có thể thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học
biển đối với Vùng và các tài nguyên của Vùng và có thể ký các hợp đồng
nhằm mục đích này. Cơ quan quyền lực tạo điều kiện thuận lợi, khuyến
khích việc nghiên cứu khoa học biển trong Vùng; phối hợp, phổ biến các
kết quả của các công trình nghiên cứu và phân tích đó khi chúng sẵn sàng
sử dụng được.
3. Các quốc gia thành viên có thể tiến hành các công trình nghiên cứu khoa
học biển trong Vùng. Các quốc gia này tạo điều kiện dễ dàng cho việc hợp
tác quốc tế về nghiên cứu khoa học biển trong vùng, bằng cách:
a) Tham gia các chương trình quốc tế và khuyến khích việc hợp tác về
nghiên cứu khoa học biển do nhân viên của các nước và nhân viên của Cơ
quan quyền lực thực hiện;
b) Quan tâm đến việc các chương trình, được soạn thảo qua trung gian
của Cơ quan quyền lực hay tùy theo tình hình, qua trung gian của các tổ
chức quốc tế khác, vì lợi ích của các quốc gia đang phát triển và các quốc
gia kém phát triển về mặt kỹ thuật, nhằm:
i. Tăng cường tiềm lực nghiên cứu của họ;

ii. Đào tạo nhân viên của quốc gia đó và nhân viên của Cơ quan quyền
lực về kỹ thuật và về ứng dụng công trình nghiên cứu tiến hành trong
Vùng;
c) Phổ biến một cách có hiệu quả các kết quả nghiên cứu và phân tích,
khi các kết quả này có thể sử dụng được, qua trung gian của Cơ quan quyền
lực hay nếu có thể, qua các bộ máy quốc tế khác.
ĐIỀU 144. Chuyển giao kỹ thuật.
1. Theo đúng Công ước, Cơ quan quyền lực thi hành các biện pháp để:
a) Nắm được những kỹ thuật và kiến thức khoa học liên quan đến các
hoạt động tiến hành trong Vùng; và
b) Tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích việc chuyển giao cho các
quốc gia đang phát triển các kỹ thuật và kiến thức khoa học nói trên, sao
cho mọi quốc gia thành viên đều được hưởng.
2. Vì mục đích này, Cơ quan quyền lực và các quốc gia thành viên hợp
tác để thúc đẩy việc chuyển giao kỹ thuật và các kiến thức khoa học liên
quan đến những hoạt động tiến hành trong Vùng sao cho Xí nghiệp và tất
cả các quốc gia thành viên đều có thể được hưởng. Đặc biệt, Cơ quan quyền
lực và các quốc gia thành viên đề xuất hoặc khuyến khích:
a) Các chương trình để chuyển giao cho Xí nghiệp và cho các quốc gia
đang phát triển các kỹ thuật liên quan đến các hoạt động tiến hành trong
Vùng, nhất là trù định cho Xí nghiệp và các quốc gia đang phát triển, những
điều kiện thuận lợi để nắm được các kỹ thuật thích hợp theo những thể thức
và các điều kiện công bằng hợp lý;
b) Những biện pháp nhằm bảo đảm sự tiến bộ về kỹ thuật của Xí nghiệp
và những kỹ thuật trong nước của các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là
tạo điều kiện cho nhân viên của Xí nghiệp và của các quốc gia này được
đào tạo về khoa học và kỹ thuật biển, cũng như được tham gia đầy đủ vào
các hoạt động tiến hành trong vùng.
ĐIỀU 145. Bảo vệ môi trường biển
Đối với các hoạt động tiến hành trong Vùng, các biện pháp cần thiết phải
được thi hành theo đúng Công ước để bảo vệ có hiệu quả môi trường biển
chống lại những tác hại có thể do các hoạt động đó gây ra. Vì mục đích đó,
Cơ quan quyền lực định ra các quy tắc, quy định và thủ tục thích hợp, đặc
biệt nhằm để:
a) Ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự nạn ô nhiễm môi trường biển, kể cả
vùng duyên hải và đối phó với những nguy cơ khác đe dọa môi trường đó,

cũng như với bất kỳ sự biến động nào về tình trạng cân bằng sinh thái của
môi trường biển, bằng cách, đặc biệt chú ý đến sự cần thiết phải bảo vệ môi
trường chống lại những tác hại của những hoạt động như khoan, nạo vét,
đào, loại bỏ các chất thải, xây dựng và khai thác hay bảo dưỡng các thiết bị,
ống dẫn và các phương tiện khác được sử dụng vào các hoạt động này;
b) Bảo vệ và bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên của Vùng và phòng
ngừa thiệt hại đối với hệ thực vật và động vật ở biển.
ĐIỀU 146. Bảo vệ sự sống của con người
Đối với các hoạt động tiến hành trong Vùng, những biện pháp cần thiết
phải được thi hành để bảo đảm việc bảo vệ có hiệu quả sự sống của con
người. Vì mục đích ấy, Cơ quan quyền lực định ra các quy tắc, quy định và
thủ tục thích hợp để bổ sung cho pháp luật quốc tế hiện tại như đã ghi trong
các hiệp ước về vấn đề này.
ĐIỀU 147. Sự phù hợp của các biện pháp được tiến hành ở trong Vùng
và các hoạt động khác đang thực hiện trong môi trường biển
1. Các hoạt động được tiến hành trong Vùng cần phải được quan tâm một
cách hợp lý đến các hoạt động khác đang được thực hiện trong môi trường
biển.
2. Các điều kiện sau đây được áp dụng cho các thiết bị được sử dụng cho
các hoạt động tiến hành trong Vùng:
a) Các thiết bị này chỉ được xây lắp, bố trí và tháo gỡ theo đúng với
phần này và trong các điều kiện do các quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ
quan quyền lực đề ra. Việc xây lắp, bố trí và tháo gỡ chúng phải được thông
báo đúng thủ tục và cần phải duy trì các phương tiện thường trực để báo
hiệu sự có mặt của các thiết bị đó;
b) Các thiết bị này không được đặt ở các vị trí có thể gây trở ngại cho
việc sử dụng các đường giao thông được thừa nhận là thiết yếu đối với hàng
hải quốc tế, cũng không được đặt trong các vùng mật độ đánh cá tập trung;
c) Các thiết bị này được các vùng an toàn bao quanh; các vùng an toàn
này được đánh dấu một cách thích hợp để bảo đảm an toàn cho bản thân và
các thiết bị đó và cho hàng hải. Hình thể và vị trí của các Vùng an toàn này
được xác định sao cho chúng không tạo thành một vành đai cản trở các tàu
thuyền đi đến một số Vùng biển nào đó một cách hợp pháp, hay cản trở
giao thông trên các đường hàng hải quốc tế;
d) Các thiết bị này được dùng vào những mục đích hoàn hòa bình;

e) Các thiết bị này không có quy chế của các đảo. Chúng không có lãnh
hải riêng; sự có mặt của chúng không ảnh hưởng đến việc hoạch định ranh
giới lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế hay thềm lục địa.
3. Các hoạt động khác diễn ra trong môi trường biển được tiến hành với
sự chú ý đúng mức đến các hoạt động được tiến hành trong Vùng.
ĐIỀU 148. Sự tham gia của các quốc gia đang phát triển vào các hoạt
động tiến hành trong Vùng
Việc tham gia của các quốc gia đang phát triển vào các hoạt động tiến hành
trong Vùng được khuyến khích, như đã được trù định rõ ràng trong phần
này, với sự chú ý thích đáng đến các nhu cầu và lợi ích đặc biệt của các
quốc gia này, và nhất là nhu cầu đặc biệt của các quốc gia đang phát triển
không có biển hay ở vào hoàn cảnh địa lý bất lợi, cần vượt qua những trở
ngại do vị trí bất lợi của họ gây ra, đặc biệt là vì họ ở xa Vùng và việc họ
đến Vùng và rời khỏi Vùng đều khó khăn.
ĐIỀU 149. Các di vật khảo cổ và lịch sử
Tất cả các di vật khảo cổ hay lịch sử tìm thấy ở trong Vùng, đều được bảo
tồn hay nhượng lại, vì lợi ích của toàn thể loài người, đặc biệt quan tâm đến
các quyền ưu tiên của quốc gia hay của nơi xuất xứ hoặc của quốc gia xuất
xứ về văn hóa, hay còn của quốc gia xuất xứ về lịch sử hay khảo cổ.
Mục 3
KHAI THÁC CÁC TÀI NGUYÊN CỦA VÙNG
ĐIỀU 150. Chính sách chung liên quan đến các hoạt động tiến hành
trong Vùng
Các hoạt động tiến hành trong Vùng, như đã được trù định rõ ràng trong
phần này, phải làm sao tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển hài hòa nền
kinh tế thế giới và sự mở rộng một cách cân đối nền thương mại quốc tế,
thúc đẩy hợp tác quốc tế vì sự phát triển toàn diện của tất cả các quốc gia,
và đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, và nhằm:
a) Khai thác các tài nguyên của Vùng;
b) Quản lý một cách có phương pháp, chắc chắn và hợp lý các tài
nguyên của Vùng, đặc biệt quan tâm làm sao cho các hoạt động tiến hành

trong Vùng có hiệu quả, tránh bất kỳ sự lãng phí nào, theo đúng những
nguyên tắc đúng đắn về bảo tồn.
c) Tăng cường các khả năng tham gia vào các hoạt động này, đặc biệt là
phù hợp với Điều 144 và Điều 148;
d) Bảo đảm cho Cơ quan quyền lực được dự phần vào các thu nhập và
việc chuyển giao kỹ thuật cho Xí nghiệp và cho các quốc gia đang phát
triển theo đúng Công ước;
e) Tùy theo nhu cầu, tăng thêm số lượng khoáng sản khai thác từ Vùng
để cùng với các khoáng sản khai thác từ nguồn khác, bảo đảm cung cấp cho
người tiêu thụ các khoáng sản này;
f) Tạo điều kiện thuận lợi để hình thành giá cả đúng và ổn định đối với
các khoáng sản được khai thác từ Vùng, cũng như các khoáng sản từ các
nguồn khác, có lợi cho người sản xuất và đúng mức cho người tiêu thụ, bảo
đảm sự cân bằng lâu dài giữa cung và cầu;
g) Tạo cho tất cả các quốc gia thành viên, bất kể chế độ xã hội và kinh
tế hay địa lý của họ như thế nào, có những khả năng to lớn hơn trong việc
tham gia khai thác các tài nguyên của Vùng, và ngăn cản việc độc quyền
hóa các hoạt động tiến hành trong Vùng;
h) Bảo vệ các quốc gia đang phát triển, theo đúng Điều 151, khỏi những
ảnh hưởng bất lợi đối với nền kinh tế hay thu nhập về xuất khẩu của họ do
việc hạ giá của một khoáng sản trong số các khoáng sản được khai thác
trong Vùng hay do sự giảm bớt khối lượng xuất khẩu loại khoáng sản này,
trong chừng mực mà việc hạ giá hay giảm bớt đó do các hoạt động tiến
hành trong Vùng gây ra;
i) Khai thác di sản chung vì lợi ích của toàn thể loài người;
j) Làm sao cho những điều kiện tiếp xúc với các thị trường để nhập
khẩu các khoáng sản khai thác từ Vùng và nhập khẩu những sản phẩm đầu
tiên được rút ra từ những khoáng sản này, không thuận lợi hơn những điều
kiện thuận lợi nhất áp dụng cho việc nhập khẩu các khoáng sản và các sản
phẩm đầu tiên khai thác được từ các nguồn khác.
ĐIỀU 151. Chính sách về sản xuất
1. a) Không phương hại đến những mục tiêu đã được nêu ở Điều 150 và
nhằm áp dụng điểm h) của điều đó, qua trung gian của các cấp thẩm quyền
hiện có, hay nếu cần thì, trong khuôn khổ của những dàn xếp hay hiệp định
mới với sự tham gia của tất cả các bên hữu quan, kể cả người sản xuất và
người tiêu thụ, Cơ quan quyền lực thi hành các biện pháp cần thiết để tạo

thuận lợi cho sự gia tăng, sự hoạt động có hiệu quả và sự ổn định của các
thị trường đối với những sản phẩm đầu tiên rút ra từ các khoáng sản khai
thác trong Vùng, với giá cả có lợi cho người sản xuất và đúng mức đối với
người tiêu thụ. Tất cả các quốc gia thành viên hợp tác vì mục đích này.
b) Cơ quan quyền lực có quyền tham gia vào bất kỳ hội nghị sản phẩm
nào bàn về những sản phẩm đầu tiên này, và ở đó, tất cả các bên hữu quan,
kể cả người sản xuất và người tiêu thụ, đều tham dự. Cơ quan quyền lực có
quyền trở thành thành viên của bất kỳ sự dàn xếp hay hiệp định nào đạt
được khi kết thúc những hội nghị như vậy. Đối với những vấn đề có liên
quan đến việc sản xuất trong Vùng, Cơ quan quyền lực tham gia vào bất kỳ
cơ quan nào được lập ra theo dàn xếp hay hiệp định đã nêu trên theo đúng
các quy tắc có liên quan đến cơ quan đó.
c) Cơ quan quyền lực làm tròn các nghĩa vụ được giao phó theo các dàn
xếp hay hiệp định nói ở khoản này, bảo đảm cho các dàn xếp hay hiệp định
đó được áp dụng thống nhất và không phân biệt đối xử đối với toàn bộ việc
sản xuất các khoáng sản có liên quan trong vùng. Làm như thế, Cơ quan
quyền lực hành động một cách phù hợp với các điều khoản của các hợp
đồng hiện hành và các quy định của những kế hoạch làm việc của Xí
nghiệp đã được chuẩn y.
2. a) Trong giai đoạn quá độ được định rõ ở khoản 3, việc sản xuất hàng
hóa chỉ có thể bắt đầu dưới danh nghĩa một kế hoạch làm việc đã được
chuẩn y, nếu người khai thác đã xin phép Cơ quan quyền lực và đã được Cơ
quan quyền lực cho phép sản xuất; Việc cho phép này không thể xin hay
cấp trước thời hạn dự kiến bắt đầu sản xuất hàng hóa theo kế oạch làm việc
quá 5 năm, trừ khi Cơ quan quyền lực quy định một thời hạn khác trong các
quy tắc, quy định và thủ tục của mình, căn cứ vào tính chất và tiến trình
thực hiện các dự án;
b) Trong đơn xin phép của mình, người khai thác ghi rõ số lượng kền
hàng năm dự kiến khai thác theo kế hoạch làm việc đã được chuẩn y. Đơn
này gồm có 1 bảng chi phí mà, sau khi nhận được giấy phép, sẽ được người
khai thác thực hiện và đã được tính toán một cách hợp lý để cho phép người
khai thác bắt đầu việc sản xuất hàng hóa vào thời điểm đã được dự định.
c) Để áp dụng các điểm a và b, Cơ quan quyền lực định ra các quy
phạm về hiệu quả, theo đúng Điều 17 của Phụ lục III.
d) Cơ quan quyền lực cấp một giấy phép sản xuất theo số lượng được
ghi rõ trong đơn yêu cầu, trừ khi tổng số lượng này và những số lượng được
phép trước đây vượt quá, đối với bất cứ một năm sản xuất nào trong giai
đoạn quá độ, mức cao nhất về sản lượng kền được tính toán theo đúng
khoản 4 cho năm mà giấy phép được cấp;

e) Đơn xin và cấp giấy phép sản xuất trở thành bộ phận hữu cơ của kế
hoạch làm việc được chuẩn y;
f) Nếu đơn xin phép của người khai thác bị từ chối theo điểm d, người
này bất cứ lúc nào cũng có thể nộp đơn mới cho Cơ quan quyền lực.
3. Giai đoạn quá độ bắt đầu 5 năm trước ngày mùng 1 tháng Giêng của năm
dự tính bắt đầu việc sản xuất hàng hóa đầu tiên với danh nghĩa của một kế
hoạch làm việc đã được chuẩn y. Trong trường hợp việc bắt đầu sản xuất
hàng hóa bị hoãn đến một năm nào đó sau năm đã dự kiến thì thời điểm bắt
đầu của giai đoạn quá độ và mức tối đa của sản lượng tính toán ban đầu
được điều chỉnh lại cho phù hợp. Giai đoạn quá độ kết thúc sau 25 năm,
hoặc cho đến khi kết thúc Hội nghị xét duyệt lại được nêu ở Điều 155, hay
cho đến ngày mà các thỏa thuận hay hiệp định mới đề cập ở khoản 1 có
hiệu lực, thời hạn nào gần nhất thì được sử dụng, nếu các thỏa thuận hay
hiệp định đó đã trở nên hết hiệu lực hay không còn tác dụng vì một lý do
nào đó, thì những quyền được trù định trong điều này đối với phần còn lại
của giai đoạn quá độ được trao lại cho Cơ quan quyền lực.
4. a) Mức sản xuất tối đa có hiệu lực cho bất cứ một năm nào của giai đoạn
quá độ có được do tổng của:
i. Số chênh lệch giữa giá trị của đường biểu diễn xu hướng tiêu thụ kền
cho năm trước năm bắt đầu sản xuất hàng hóa đầu tiên và giá trị của đường
biểu diễn đó cho năm ngay trước khi bắt đầu giai đoạn quá độ, các giá trị đó
được tính theo đúng điểm b; và
ii. 60% số chênh lệch giữa giá trị của đường biểu diễn xu hướng tiêu
thụ kền cho năm xin cấp giấy phép sản xuất và giá trị của đường biểu diễn
này cho năm trước năm bắt đầu sản xuất hàng hóa đầu tiên; những giá trị
này được tính toán theo đúng điểm h.
b) Trong điểm a này:
i. Những giá trị của đường biểu diễn xu hướng được sử dụng để tính
toán mức sản lượng kền tối đa là những giá trị tiêu thụ kền hàng năm thể
hiện trên một đường biểu diễn xu hướng độc lập nên trong năm cấp giấy
phép sản xuất. Đường biểu diễn đó được lập ra theo phép hồi quy tuyến tính
lô-ga-rít các số liệu vầ mức tiêu thụ kền thực sự hàng năm tương ứng với
giai đoạn 15 năm gần nhất mà người ta có các số liệu, thời gian được coi là
biến số thiên độc lập. Đường biểu diễn xu hướng này được gọi là đường
biểu diễn xu hướng ban đầu;
ii. Nếu tỷ suất tăng hàng năm được thể hiện trên đường biểu diễn xu
hướng dưới 30% để xác định các số lượng đã nói ở điểm a, người ta thay
đường biểu diễn này bằng một đường biểu diễn xu hướng lập ra sao cho nó

cắt đường biểu diễn xu hướng ban đầu ở điểm biểu thị giá trị tiêu thụ cho
năm đầu của thời kỳ 15 năm được xem xét, và để cho độ dốc của nó phù
hợp với một sự gia tăng hàng năm là 3%. Tuy nhiên, sản lượng tối đa được
quy định cho một năm nào đó của giai đoạn quá độ trong bất kỳ trường hợp
nào cũng không thể vượt quá số chênh lệch giữa giá trị của đường biểu diễn
xu hướng ban đầu cho năm xem xét đó và giá trị của đường biểu diễn này
cho năm ngay trước khi bắt đầu giai đoạn quá độ.
5. Đối với mức sản xuất ban đầu của Xí nghiệp, Cơ quan quyền lực
dành cho Xí nghiệp một số lượng 38.000 tấn kền trên số lượng được ấn
định là sản lượng tối đa theo đúng khoản 4;
6. a) Trong một năm nào đó, một người khai thác có thể sản xuất dưới
mức sản xuất hàng năm các khoáng sản lấy từ các khối đa kim đã ghi trong
giấy phép sản xuất của mình hoặc vượt qua mức đó, tối đa là 8%, miễn là
tổng sản lượng không vượt quá sản lượng ghi trong giấy phép. Bất kỳ sự
vượt quá nào trong khoảng từ 8% đến 20% đối với một năm nào đó hay bất
kỳ sự vượt quá nào đối với một năm tiếp theo 2 năm liên tiếp trong đó mức
sản xuất ấn định bị vượt, đều phải thương lượng với Cơ quan quyền lực; Cơ
quan quyền lực có thể đòi người khai thác phải xin một giấy phép sản xuất
bổ sung.
b) Cơ quan quyền lực chỉ xét các đơn yêu cầu sản lượng bổ sung, khi
mà cơ quan đó đã xét xong tất cả các đơn xin sản xuất đang chờ giải quyết
và đã xem xét đúng mức đến các khả năng còn có những đơn vị khác nữa.
Về vấn đề này nguyên tắc chỉ đạo của Cơ quan quyền lực là trong bất cứ
một năm nào của giai đoạn quá độ không được vượt quá tổng sản lượng
được phép sản xuất theo công thức hạn chế sản lượng. Cơ quan quyền lực
không cho phép bất cứ một kế hoạch làm việc nào sản xuất một khối lượng
vượt quá 46.500 tấn kền trong một năm.
7. Sản lượng các kim loại khác như đồng, cô-ban và măng-gan rút ra từ
các khối đa kim được khai thác theo một giấy phép sản xuất, không được
vượt quá mức có thể đạt được, nếu như những người khai thác đã lấy ra từ
các khối đa kim này số lượng kền tối đa tính đúng theo điều này. Cơ quan
quyền lực định ra các quy tắc, quy định và thủ tục theo đúng Điều 17 của
Phụ lục III, trong đó có trù định các thể thức thi hành những khoản này.
8. Các quyền và nghĩa vụ liên quan đến các tập quán kinh tế không
chính đáng được trù định trong khuôn khổ và các hiệp định thương mại
nhiều bên tương ứng, được áp dụng vào công việc thăm dò và khai thác
khoáng sản trong Vùng. Để giải quyết các tranh chấp thuộc phạm vi điều
quy định này, các quốc gia thành viên tham gia vào các hiệp định thương
mại nhiều bên nói trên dựa vào các thủ tục giải quyết các tranh chấp được
trù định trong các hiệp định đó.

9. Cơ quan có quyền hạn chế mức sản xuất các khoáng sản trong Vùng,
ngoài các khoáng sản rút ra từ các khối đa kim, theo các điều kiện và
phương pháp mà Cơ quan quyền lực cho là thích hợp, bằng cách thông qua
các quy tắc theo đúng Điều 161, khoản 8.
10. Theo kiến nghị của Hội đồng, dựa trên ý kiến của Ủy ban kế hoạch
hóa kinh tế, Đại hội đồng định ra một chế độ bù trừ hoặc thi hành các biện
pháp trợ giúp khác, có tác dụng tạo điều kiện dễ dàng cho việc điều chỉnh
kinh tế, kể cả việc hợp tác với các cơ quan chuyên trách hay các tổ chức
quốc tế khác, đề giúp đỡ các nước đang phát triển mà nền kinh tế và thu
nhập xuất khẩu bị ảnh hưởng nghiêm trọng trước những tác động bất lợi do
một khoáng sản trong số các khoáng sản được khai thác từ Vùng bị hạ giá
hay do khối lượng xuất khẩu loại khoáng sản đuộc khai thác từ Vùng bị hạ
giá hay do khối lượng xuất khẩu loại khoáng sản này của họ giảm sút, trong
chừng mực mà việc hạ giá hay giảm sút khối lượng này do các hoạt động
trong Vùng gây nên. Cơ quan quyền lực tiến hành nghiên cứu về những vấn
đề của các quốc gia có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề nhất, nhằm giảm đến
mức tối thiểu những khó khăn của họ, và để giúp đỡ họ tiến hành điều
chỉnh kinh tế theo yêu cầu của họ.
ĐIỀU 152. Việc thi hành các quyền hạn và chức năng
1. Cơ quan quyền lực tránh mọi sự phân biệt đối xử trong khi thi hành
quyền hạn và chức năng của mình, nhất là khi Cơ quan quyền lực cho phép
tiến hành các hoạt động trong Vùng.
2. Tuy nhiên, theo các điều được quy định rõ ràng của phần này, Cơ quan
quyền lực có thể dành sự qua tâm đặc biệt đối với các quốc gia đang phát
triển, và đặc biệt là những quốc gia không có biển hay bất lợi về địa lý
trong số các quốc gia phát triển này.
ĐIỀU 153. Hệ thống thăm dò và khai thác
1. Các hợp đồng tiến hành trong Vùng được Cơ quan quyền lực thay mặt
cho toàn thể loài người tổ chức, thực hiện và kiểm soát theo đúng điều này,
và theo đúng các quy định tương ứng khác của phần này và phụ lục liên
quan đến các hoạt động đó, cũng như, các quy tắc, quy định và thủ tục của
Cơ quan quyền lực.
2. Các hoạt động tiến hành trong Vùng theo đúng khoản 3 do các thành
phần sau đây tiến hành:
a) Xí nghiệp và,
b) Kết hợp với Cơ quan quyền lực, các quốc gia thành viên hay các xí
nghiệp Nhà nước, hoặc các tự nhiên nhân hay pháp nhân có quốc tịch của

các quốc gia thành viên hay do quốc gia đó hoặc các công dân của các quốc
gia đó kiểm soát thực sự, khi họ được sự bảo trợ của các quốc gia này hoặc
của bất kỳ một nhóm nào thuộc những loại kể trên đáp ứng các điều kiện
được quy định trong phần này và ở Phụ lục III;
3. Các hoạt động tiến hành trong Vùng phải theo một kế hoạch làm việc
chính thức và bằng văn bản, được lập ra theo đúng phụ lục III và được Hội
đồng chuẩn y, sau khi được Ủy ban pháp lý và kỹ thuật xem xét. Trong
trường hợp các hoạt động tiến hành trong vùng theo giấy phép của Cơ quan
quyền lực do các thể hay cá nhân nói ở khoản 2, điểm b thực hiện, kế hoạch
làm việc mang hình thức của một hợp đồng, theo đúng Điều 3 của Phụ lục
III. Hợp đồng có thể trù định các thỏa thuận về liên doanh theo đúng Điều
11 của Phụ lục III.
4. Cơ quan quyền lực thực hiện kiểm soát cần thiết đối với các hoạt động
tiến hành trong Vùng, để bảo đảm tôn trọng các quy định tương ứng của
phần này và của các phụ lục có liên quan, các quy tắc, quy định và thủ tục
của Cơ quan quyền lực, cũng như, các kế hoạch làm việc được chuẩn y theo
đúng khoản 3. Các quốc gia thành viên giúp đỡ Cơ quan quyền lực bằng
cách thi hành tất cả các biện pháp cần thiết để bảo đảm tôn trọng các văn
bản này theo đúng Điều 139.
5. Bất kỳ lúc nào, Cơ quan quyền lực cũng có quyền thi hành mọi biện pháp
được trù định trong phần này để bảo đảm tôn trọng phần này và để có thể
thi hành các chức năng kiểm soát và ra quy định của mình theo phần này
hay theo một hợp đồng. Cơ quan quyền lực có quyền kiểm tra tất cả các
thiết bị được sử dụng để tiến hành các hoạt động trong Vùng và được đặt ở
trong Vùng.
6. Mọi hợp đồng được ký kết theo đúng khoản 3 đều trù định việc bảo đảm
danh nghĩa.
Do vậy, chỉ có thể xét lại, tạm hoãn hay hủy bỏ hợp đồng theo các điều 18
và 19 của Phụ lục III.
ĐIỀU 154. Xem xét định kỳ
Cứ 5 năm một lần kể từ khi Công ước có hiệu lực, Đại hội đồng lại tiến
hành một cuộc xem xét chung và có hệ thống xem chế độ quốc tế của Vùng
do Công ước lập ra đã hoạt động trong thực tiễn như thế nào. Dựa vào kết
quả của cuộc xem xét này, Đại hội đồng có thể thi hành hay khuyến nghị
cho các cơ quan khác thi hành các biện pháp phù hợp với các quy định, thủ
tục được trù định trong phần này và các phụ lục có liên quan và cho phép
cải tiến sự hoạt động của chế độ.
ĐIỀU 155. Hội nghị xét duyệt lại

1. 15 năm sau ngày mùng 1 tháng Giêng của năm bắt đầu sản xuất hàng hóa
đầu tiên theo một kế hoạch làm việc đã được chuẩn y, Đại hội đồng sẽ triệu
tập một hội nghị để xét duyệt lại các quy định của phần này và các phụ lục
có liên quan, điều chỉnh hệ thống thăm dò và khai thác tài nguyên của
Vùng. Dưới ánh sáng của kinh nghiệm thu được trong giai đoạn qua, hội
nghị sẽ xem xét cụ thể:
a) Các quy định trong phần này điều chỉnh hệ thống thăm dò và khai
thác tài nguyên của Vùng có đạt được những mục tiêu của chúng về mọi
mặt không, và nhất là xem toàn thể loài người có được hưởng lợi do các
quy định đó đem lại không;
b) Xem trong thời hạn 15 năm này, các khu vực dành riêng có được
khai thác một cách có hiệu quả và cân đối so với các khu vực không được
dành riêng không;
c) Xem việc khai thác và sử dụng Vùng và các tài nguyên của Vùng có
được tiến hành theo cách tạo thuận lợi cho việc phát triển hài hòa của nền
kinh tế thế giới và việc mở rộng cân đối nền thương mại quốc tế không;
d) Xem sự độc quyền hóa các hoạt động tiến hành trong Vùng được
ngăn ngừa hay không;
e) Xem xét các chính sách đã nêu ở các Điều 150 và 151 có được tuân
thủ không; và
f) Hệ thống có cho phép phân chia một cách công bằng những mối lợi
thu được từ các hoạt động tiến hành trong Vùng, với sự quan tâm đặc biệt
đến lợi ích và nhu cầu của các quốc gia đang phát triển không.
2. Hội nghị xét duyệt quan tâm đến việc giữ vững nguyên tắc di sản chung
của loài người, chế độ quốc tế nhằm khai thác công bằng di sản đó vì lợi
ích của tất cả các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, và sự
tồn tại của một Cơ quan quyền lực có trách nhiệm tổ chức tiến hành và
kiểm soát các hoạt động trong vùng. Hội nghị cũng quan tâm đến việc duy
trì các nguyên tắc đã được nêu trong phần này có liên quan đến việc loại trừ
mọi yêu sách và mọi sự thực hiện chủ quyền ở một khu vực nào đó của
Vùng, đến các quyền của các quốc gia và thái độ chung của họ có quan hệ
đến Vùng, cũng như việc tham gia của họ vào các hoạt động được tiến hành
trong Vùng theo đúng Công ước, đến việc độc quyền hóa các hoạt động
tiến hành trong Vùng, việc chỉ sử dụng Vùng vào những mục đích hòa bình,
những phương diện kinh tế của các hoạt động tiến hành trong Vùng, việc
nghiên cứu khoa học biển, việc chuyển giao kỹ thuật, việc bảo vệ môi
trường biển, và bảo vệ sự sống của con người, các quyền của các quốc gia
ven biển, chế độ pháp lý của vùng nước và vùng trời phía trên Vùng và sự

phù hợp giữa các hoạt động tiến hành trong Vùng và các hoạt động khác
trong môi trường biển.
3. Thủ tục ra quyết định áp dụng trong Hội nghị cũng là thủ tục đã áp dụng
ở Hội nghị về luật biển lần thứ ba của Liên hợp quốc. Hội nghị sẽ cố gắng
hết sức để đi đến thỏa thuận về tất cả các điểm sửa đổi nếu có, bằng
consensus (thỏa thuận), và chỉ biểu quyết các vấn đề đó, sau khi đã cố gắng
hết sức mà không đi đến consensus (thỏa thuận).
4. Năm năm sau khi bắt đầu hội nghị xét duyệt lại, nếu không đi đến được
thỏa thuận về hệ thống thăm dò và khai thác tài nguyên của Vùng thì trong
vòng 12 tháng sau đó, Hội nghị có thể quyết định theo đa số ba phần tư các
quốc gia thành viên thông qua và đưa ra cho các quốc gia thành viên phê
chuẩn hay tham gia đối với những điều sửa đổi dẫn đến sự thay đổi hay sửa
đổi hệ thống, mà Hội nghị xét thấy cần thiết và thích hợp. Những điều sửa
đổi này sẽ có hiệu lực đối với tất cả các quốc gia thành viên 12 tháng sau
ngày gửi lưu chiểu những văn kiện phê chuẩn hay tham gia ba phần tư quốc
gia thành viên.
5. Những điểm sửa đổi được hội nghị xét duyệt lại thông qua điều này, sẽ
không đụng chạm đến các quyền đã có được theo các hợp đồng hiện hành.
Mục 4
CƠ QUAN QUYỀN LỰC
TIỂU MỤC A
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
ĐIÊU 156. Thành lập Cơ quan quyền lực
1. Một Cơ quan quyền lực quốc tế về đáy biển được lập ra, hoạt động theo
sự điều chỉnh của phần này.
2. Tất cả các quốc gia thành viên là những thành viên ipso facto (tất nhiên)
của Cơ quan quyền lực.

3. Các quan sát viên ở Hội nghị lần thứ 3 của Liên hợp quốc về luật biển đã
ký vào Định ước cuối cùng và không nằm trong phạm vi Điều 305, khoản
1, điểm c, d, e hay f có quyền tham dự vào các công việc của Cơ quan
quyền lực với tư cách quan sát viên theo đúng các quy tắc, quy định và thủ
tục của Cơ quan quyền lực.
4. Cơ quan quyền lực đặt trụ sở ở Gia-mai-ca.
5. Cơ quan quyền lực có thể lập ra các trung tâm hay các cơ quan chỉ đạo
khu vực xét thấy cần thiết để thi hành chức năng của mình.
ĐIỀU 157. Tính chất của Cơ quan quyền lực và các nguyên tắc cơ bản
điều chỉnh hoạt động của cơ quan này
1. Cơ quan quyền lực là tổ chức mà qua đó, các quốc gia thành viên tổ chức
và kiểm soát các hoạt động tiến hành trong Vùng, đặc biệt là nhằm mục
đích quản lý các tài nguyên của Vùng theo đúng phần này.
2. Cơ quan quyền lực nắm các quyền hạn và chức năng Công ước giao phó
một cách rõ ràng. Cơ quan quyền lực có những quyền hạn và chức năng nói
trên đối với những hoạt động tiến hành trong Vùng.
3. Cơ quan quyền lực được thành lập trên nguyên tắc bình đẳng về chủ
quyền của tất cả các thành viên.
4. Để bảo đảm cho mỗi thành viên các quyền và lợi ích do tư cách thành
viên mà có, tất cả các thành viên của Cơ quan quyền lực phải làm tròn một
cách trung thực những nghĩa vụ của họ theo phần này.
ĐIỀU 158. Các cơ quan của Cơ quan quyền lực
1. Một đại hội đồng, một Hội đồng và một Ban thư ký được lập ra là những
cơ quan chính của Cơ quan quyền lực.
2. Một Xí nghiệp được lập ra là cơ quan mà thông qua đó, cơ quan quyền
lực thi hành các chức năng được nêu ở Điều 170, khoản 1.
3. Các cơ quan phụ trợ được coi là cần thiết có thể được thành lập theo
đúng phần này.
4. Mỗi cơ quan chính của Cơ quan quyền lực và Xí nghiệp có nhiệm vụ thi
hành những quyền hạn và chức năng đã được giao phó. Trong khi thi hành
các quyền hạn và chức năng này, mỗi cơ quan tránh những hành động có
thể đụng cham hoặc làm hại cho việc thi hành các quyền hạn và chức năng
riêng đã được giao phó cho một cơ quan khác.

TIỂU MỤC B
ĐẠI HỘI ĐỒNG
ĐIỀU 159. Cơ cấu, thủ tục và biểu quyết
1. Đại hội đồng bao gồm tất cả các thành viên của Cơ quan quyền lực. Mỗi
thành viên có một đại diện ở Đại hội đồng, người này có thể có những
người thay thế và cố vấn đi theo.
2. Đại hội đồng họp thường kỳ hàng năm, và họp bất thường theo quyết
định của Đại hội đồng hay do Tổng thư ký triệu tập theo yêu cầu của Hội
đồng hay của đa số các thành viên của Cơ quan quyền lực.
3. Các khóa họp của Đại hội đồng được tiến hành tại trụ sở của Cơ quan
quyền lực, trừ khi Đại hội đồng có quyết định khác.
4. Đại hội đồng thông qua quy chế nội bộ của mình. Mỗi khi khai mạc khóa
họp thường kỳ, Đại hội đồng bầu ra chủ tịch và số ủy viên cần thiết khác
của cơ quan chỉ đạo. Những người này lãnh trách nhiệm cho đến khi bầu cử
một cơ quan chỉ đạo mối ở khóa họp thường kỳ tiếp theo.
5. Số đại biểu cần thiết (quorum) là đa số thành viên của Đại hội đồng.
6. Mỗi thành viên của Đại hội đồng có một phiếu.
7. Các quyết định về những vấn đề thủ tục kể cả việc triệu tập một khóa
họp bất thường của Đại hội đồng được thông qua theo đa số thành viên có
mặt và bỏ phiếu.
8. Các quyết định về các vấn đề nội dung phải được hai phần ba thành viên
có mặt và bỏ phiếu thông qua, với điều kiện là đa số này phải gồm đa số
các thành viên tham dự khóa họp. Trong trường hợp còn nghi ngờ không rõ
có phải là một vấn đề nội dung hay không, thì vấn đề bàn cãi đó được coi
như là một vấn đề nội dung, trừ trường hợp Cơ quan quyền lực có quyết
định khác theo đa số cần thiết đối với những quyết định về các vấn đề nội
dung.
9. Khi một vấn đề nội dung sắp được đem ra biểu quyết lần đầu thì Chủ tịch
có thể hoãn và nếu có ít nhất một phần năm số thành viên của Đại hội đồng
yêu cầu, thì cần phải hoãn việc biểu quyết về điểm này trong một thời hạn
không được quá 5 ngày. Quy tắc này chỉ có thể được áp dụng một lần đối

với cùng một vấn đề, và việc áp dụng quy tắc này không được làm cho vấn
đề bị hoãn đến quá ngày kết thúc khóa họp.
10. Khi có ít nhất một phần tư số thành viên của Đại hội đồng thỉnh cầu
bằng một văn bản gửi lên Chủ tịch Đại hội đồng, yêu cầu các Đại hội đồng
lấy ý kiến tư vấn xem một đề nghị đưa ra Đại hội đồng yêu cầu Viện giải
quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển của Tòa án quốc tế về luật biển
có ý kiến tư vấn. Cuộc biểu quyết được hoãn đến khi Viện phát biểu ý kiến.
Nếu trước khi khóa họp kết thúc một tuần mà chưa nhận được ý kiến tư vấn
thì Đại hội đồng quyết định thời gian sẽ họp lại để biểu quyết về đề nghị đã
bị hoãn lại đó.
ĐIỀU 160. Các quyền hạn và chức năng
1. Đại hội đồng, cơ quan duy nhất bao gồm tất cả các thành viên của Cơ
quan quyền lực, được coi là cơ quan tối cao của Cơ quan quyền lực; Các cơ
quan chính khác chịu trách nhiệm trước nó, như đã được quy định rõ ràng
trong Công ước; Đại hội đồng có quyền, căn cứ vào các quy định tương
ứng của Công ước quyết định chính sách chung của Cơ quan quyền lực về
bất kỳ vấn đề gì hay về bất kỳ việc gì thuộc thẩm quyền của Cơ quan quyền
lực.
2. Ngoài ra, Đại hội đồng còn có các quyền hạn và chức năng sau đây:
a) Bầu ra các ủy viên của Hội đồng theo đúng Điều 161;
b) Bầu ra Tổng thư ký trong số các ứng cử viên do Hội đồng đề nghị;
c) Dựa vào giới thiệu của Hội đồng, bầu ra các ủy viên của Hội đồng
quản trị và Tổng giám đốc Xí nghiệp;
d) Nếu cần, thì thành lập các cơ quan phụ trợ để có thể làm tròn các
chức năng của mình theo đúng phần này. Về cơ cấu của các cơ quan phụ
trợ này cần phải chú ý thích đáng đến nguyên tắc phân bổ công bằng theo
địa lý về các thành viên, đến các lợi ích riêng biệt và đến sự cần thiết bảo
đảm cho các cơ quan này tuyển chọn được các thành viên có trình độ và
thông thạo trong những lĩnh vực mà họ đảm nhiệm;
e) Quy định phần đóng góp của các thành viên vào ngân sách hành
chính của Cơ quan quyền lực theo một ba-rem đã được sử dụng cho ngân
sách thông thường của Liên hợp quốc, cho đến khi Cơ quan quyền lực có
được các khoản thu nhập lấy từ các nguồn khác đủ để trang trải các chi phí
hành chính của mình;
f) i. Dựa vào kiến nghị của Hội đồng, xem xét và phê chuẩn các quy
tắc, quy định và thủ tục liên quan đến việc phân chia công bằng từ các mối

lợi về tài chính và các mối lợi về kinh tế khác thu được từ những hoạt động
tiến hành trong Vùng cũng như những đóng góp được trù định ở Điều 82,
có quan tâm đặc biệt đến các quyền lợi và nhu cầu của các nước đang phát
triển và các dân tộc chưa giành được độc lập hoàn toàn hay chưa được
hưởng một chế độ tự trị khác. Nếu đại hội đồng không tán thành các kiến
nghị của Hội đồng, thì gửi trả lại các kiến nghị đó cho Hội đồng đề Hội
đồng xem xét lại dưới ánh sáng các quan điểm mà Đại hội đồng đã nêu ra;
ii. Xem xét và phê chuẩn các quy tắc, qui định và thủ tục của Cơ quan
quyền lực, cũng như tất cả những điều sửa đổi đối với văn bản này, mà Hội
đồng đã tạm thời chấp nhận theo Điều 162, khoản 2, điểm c, ii. Các quy tắc,
quy định và thủ tục này nhằm vào việc thăm dò, khảo sát và khai thác trong
Vùng, vào vấn đề quản lý tài chính và vấn đề hành chính nội bộ của Cơ
quan quyền lực và, trên cơ sở kiến nghị của Hội đồng quản trị của Xí
nghiệp, vào vấn đề chuyển khoản của Xí nghiệp sang cho Cơ quan quyền
lực;
g) Quyết định việc phân chia công bằng các mối lợi về tài chính và các
mối lợi về kinh tế khác có được từ các hoạt động tiến hành trong Vùng, một
cách phù hợp với Công ước và các quy định và thủ tục của Cơ quan quyền
lực;
h) Xem xét và phê chuẩn dự trù ngân sách hàng năm của Cơ quan
quyền lực mà Hội đồng đã đệ trình lên;
i) Xem xét và báo cáo định kỳ của Hội đồng và của Xí nghiệp, cũng
như các báo cáo đặc biệt mà Đại hội đồng yêu cầu Hội đồng và bất kỳ cơ
quan nào của Cơ quan quyền lực trình lên;
j) Cho tiến hành các cuộc nghiên cứu và soạn thảo các kiến nghị nhằm
đẩy mạnh hợp tác quốc tế liên quan đến các hoạt động tiến hành trong
vùng, và khuyến khích sự phát triển pháp luật quốc tế theo hướng tiến bọ và
pháp điển hóa bước phát triển đó;
k) Xem xét những vấn đề có tính chất chung có liên quan đến các hoạt
động tiến hành trong Vùng, đặc biệt là những vấn đề nảy sinh đối với các
quốc gia đang phát triển, cũng như đối với những vấn đề mà các hoạt động
này đặt ra đối với một số quốc gia, do vị trí địa lý của họ, nhất là các quốc
gia không có biển và các quốc gia có hoàn cảnh địa lý bất lợi;
l) Theo kiến nghị của Hội đồng, dựa vào ý kiến của Ủy ban kế hoạch
hóa kinh tế, lập ra một chế độ bù trừ hay thi hành các biện pháp giúp đỡ
khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều chỉnh kinh tế như đã trù
định trong Điều 151, khoản 10;

m) Tuyên bố đình chỉ các quyền và các đặc quyền gắn liền với tư cách
thành viên theo Điều 185;
n) Thảo luận bất kỳ vấn đề gì hay việc gì thuộc thẩm quyền của Cơ
quan quyền lực và quyết định một cách phù hợp với việc phân chia các
quyền và chức năng giữa các cơ quan quyền lực xem cơ quan nào sẽ giải
quyết một vấn đề gì hay một việc gì chưa được giao dứt khoát cho các cơ
quan đó.
Về Đầu Trang Go down
 
CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 4
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 5
» CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 6
» CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 7
» CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 8
» CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 9

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Ngưng tất cả các hoạt động trên Forum :: ..::..Ban Quản Trị Diễn Đàn..::.. :: Tin tức-
Chuyển đến