Ngưng tất cả các hoạt động trên Forum
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Ngưng tất cả các hoạt động trên Forum


 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 7

Go down 
Tác giảThông điệp
boarding
Trung học
boarding


Tổng số bài gửi : 133
Join date : 13/05/2011
Age : 38
Đến từ : Sơn Động - Bắc Giang

CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 7   CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 7 I_icon_minitimeMon Jun 27, 2011 10:31 am

CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 7
Mục 7
CÁC BẢO ĐẢM
ĐIỀU 223. Các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển
khai một vụ kiện
Khi có một vụ kiện do áp dụng phần này, các quốc gia thi hành các biện
pháp để tạo thuận lợi cho việc nghe nhân chứng và thu nhận các chứng cứ
do các nhà đương cục của một quốc gia khác hay do tổ chức quốc tế có
thẩm quyền cung cấp và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia các phiên
tòa của các đại biểu chính thức của tổ chức này, của quốc gia mà tàu mang
cờ hay của bất kỳ quốc gia nào bị ảnh hưởng bởi nạn ô nhiễm nảy sinh từ
mọi vi phạm. Các đại biểu chính thức tham gia các phiên tòa này có quyền
và nghĩa vụ do luật trong nước hay pháp luật quốc tế trù định.
ĐIỀU 224. Việc thi hành các quyền cảnh sát
Chỉ có những nhân viên chính thức có đủ tư cách, cũng như các tàu chiến
hay phương tiện bay quân sự hay các tàu thuyền hoặc các phương tiện bay
khác có mang những dấu hiệu bên ngoài chứng tỏ rõ ràng rằng chúng thuộc
một cơ quan nhà nước và được phép tiến hành công việc đó, có thể thi hành
các việc cảnh sát đối với các tàu thuyền nước ngoài theo phần này.
ĐIỀU 225. Nghĩa vụ đối với các quốc gia tránh các hậu quả tai hại có
thể xảy ra trong khi thi hành các quyền cảnh sát của họ
Khi thi hành quyền cảnh sát của mình đối với tàu thuyền nước ngoài theo
Công ước, các quốc gia không được gây ra nguy hiểm cho an toàn hàng hải,
không được gây ra một rủi ro nào cho một con tàu hay dẫn con tàu đó về
một cảng hoặc khu neo nguy hiểm, cũng không gây ra rủi ro quá đáng cho
môi trường biển.
ĐIỀU 226. Các cuộc điều tra có thể được tiến hành đối với tàu thuyền
nước ngoài
a) Các quốc gia không được giữ một chiếc tàu nước ngoài lâu quá mức cần
thiết để tiến hành các cuộc điều tra đã được trù định ở các Điều 216, 218
và 220. Việc kiểm tra cụ thể một chiếc tàu nước ngoài phải được giới

hạn ở việc xem xét các chứng từ, sổ đăng ký hay các tài liệu khác mà
chiếc tàu có nhiệm vụ phải mang theo, theo các quy tắc và quy phạm
quốc tế được chấp nhận chung, hay mọi tài liệu tương tự; chỉ có thể tiến
hành kiểm tra cụ thể chiếc tàu tỉ mỉ hơn tiếp theo sau cuộc xem xét này
và với điều duy nhất là:
Có các lý do xác đáng để cho rằng tình trạng con tàu hay trang thiết
bị của nó về cơ bản không phù hợp với những ghi chú ở trên các tài
liệu.
Nội dung của các tài liệu này không đủ để xác minh và thẩm tra vụ vi
phạm đã được suy đoán.
Con tàu không mang theo các chứng từ và tài liệu có giá trị.
b) Khi qua cuộc điều tra mà thấy rằng đã có sự vi phạm các luật và qui
định có thể áp dụng hay các quy tắc và quy phạm quốc tế nhằm bảo vệ
và gìn giữ môi trường biển, sau khi con tàu đã hoàn thành các thể thức
hợp lý, như việc ký gửi một khoản tiền bảo lãnh hoặc một khoản bảo
đảm tài chính khác, thì cần chấm dứt ngay việc cầm giữ.
c) Không làm phương hại đến các quy tắc và quy phạm quốc tế có thể
áp dụng về mặt khả năng đi biển của tàu thuyền, nếu việc chấm dứt cầm
giữ một con tàu sẽ có nguy cơ dẫn tới thiệt hại do khinh suất đối với môi
trường biển, thì con tàu nói trên có thể không được phép tiếp tục cuộc
hành trình, hoặc được phép nhưng với điều kiện là phải đi đến xưởng
sửa chữa thích hợp gần nhất. Trong trường hợp mà việc chấm dứt cầm
giữ con tàu bị từ chối hay bị đặt các điều kiện, thì quốc gia mà tàu mang
cờ phải được thông báo ngay về việc này và có thể yêu cầu chấm dứt
việc cầm giữ này theo đúng phần XV.
2. Các quốc gia hợp tác để soạn thảo các thủ tục nhằm tránh khỏi việc kiểm
tra cụ thể thừa đối với tàu thuyền trên biển.
ĐIỀU 227. Việc không phân biệt đối xử với tàu thuyền nước ngoài
Khi thi hành các quyền và làm tròn các nghĩa vụ của mình theo phần này,
các quốc gia không được bắt các tàu thuyền của một quốc gia nào khác phải
chịu một sự phân biệt đối xử về mặt pháp lý hay về mặt thực tế.
ĐIỀU 228. Việc đình chỉ các cuộc truy tố và các hạn chế đối với việc
truy tố
Khi một quốc gia tiến hành các cuộc truy tố nhằm trừng phạt một vi phạm
do một chiếc tàu nước ngoài gây ra ở bên ngoài lãnh hải của quốc gia
trên đối với các luật và quy định có thể áp dụng hay các quy tắc và qui
phạm quốc tế nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm do tàu

thuyền gây ra, thì các cuộc truy tố này phải bị đình chỉ ngay sau khi
quốc gia mà tàu mang cờ đã tự mình tiến hành các cuộc truy tố đối với
nội dung chính của vụ vi phạm nói trên, trong vòng 6 tháng tiếp theo
việc khởi tố đầu tiên, trừ khi việc khởi tố này nhằm vào một trường hợp
đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho quốc gia ven biển, hay quốc gia mà
tàu mang cờ nói trên đã nhiều lần không làm tròn nghĩa vụ của mình để
bảo đảm áp dụng thực sự các quy tắc và các quy phạm quốc tế hiện hành
đối với các vụ vi phạm do tàu thuyền của mình gây ra. Quốc gia mà tàu
mang cờ khi đã yêu cầu đình chỉ các cuộc truy tố theo đúng điều này
trao lại trong thời gian thích hợp cho quốc gia đầu tiên một hồ sơ đầy đủ
về sự việc và các văn bản gốc của vụ án. Khi các tòa án của quốc gia
mà tàu mang cờ đã tuyên án thì các cuộc truy tố phải chấm dứt sau khi
đã thanh toán xong các chi phí về thủ tục, thì bất kỳ khoản tiền bảo lãnh
hay khoản bảo đảm tài chính nào khác được ký gửi khi tiến hành các
cuộc truy tố này đều phải được quốc gia ven biển trả lại.
Không thể tiến hành các cuộc truy tố đối với tàu thuyền nước ngoài sau thời
hạn 3 năm kể từ ngày vi phạm, và không quốc gia nào có thể tiến hành
rồi, với điều kiện phải tuân thủ khoản 1.
Điều này không đụng chạm đến quyền của quốc gia mà tàu mang cờ sử
dụng mọi biện pháp, kể cả quyền tiến hành các cuộc truy tố, theo đúng
luật trong nước của mình, không phụ thuộc vào các cuộc truy tố do một
quốc gia khác tiến hành trước.
ĐIỀU 229. Việc kiện về trách nhiệm dân sự
Không một quy định nào của Công ước đụng chạm đến quyền khởi tố về
trách nhiệm dân sự trong trường hợp xảy ra những thiệt hại hay tổn thất do
ô nhiễm môi trường biển.
ĐIỀU 230. Các hình thức sử phạt bằng tiền và việc tôn trọng quyền
bào chữa
Đối với trường hợp vi phạm các luật và quy định quốc gia hay các quy tắc
và quy phạm quốc tế có thể áp dụng nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế
ngự ô nhiễm môi trường biển do các tàu thuyền nước ngoài gây ra ở
ngoài lãnh hải thì chỉ có thể áp dụng hình thức phạt tiền.
Đối với tình trạng vi phạm các luật và quy định quốc gia hay các quy tắc và
quy phạm quốc tế có thể áp dụng nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô
nhiễm môi trường biển, do một tàu nước ngoài gây ra ở trong lãnh hải,
thì chỉ có thể áp dụng hình thức phạt tiền, trừ trường hợp đó là một hành
động cố ý và gây ra ô nhiễm nghiêm trọng.

Trong tiến trình các cuôc truy tố đã được tiến hành nhằm trừng phạt các vụ
vi phạm thuộc lọai này do một tàu nước ngoài phạm phải mà chiếc tàu
có thể phải chịu đụng những hình thức xử phạt, các quyền được thừa
nhận của bị cáo vẫn được tôn trọng.
ĐIỀU 231. Việc tôn trọng thông báo cho quốc gia mà tàu mang cờ và
cho các quốc gia hữu quan khác
Các quốc gia thông báo không chậm trễ cho các quốc gia mà tàu mang cờ
và cho mọi quốc gia hữu quan khác tất cả các biện pháp được sử dụng với
tàu thuyền nước ngoài trong việc áp dụng Mục 6, và giao cho quốc gia mà
tàu mang cờ tất cả các báo cáo chính thức có liên quan đến biện pháp này.
Tuy nhiên, trong trường hợp các vụ vi phạm xảy ra trong lãnh hải, quốc gia
ven biển chỉ thực hiện các nghĩa vụ này đối với các biện pháp đuợc dùng
trong khuôn khổ các cuộc truy tố. Các nhân viên ngọai giao hay các viên
chức lãnh sự, và trong trường hợp có thể được, nhà đương cục về biển của
quốc gia mà tàu mang cờ được thông báo ngay về mọi biện pháp thuộc loại
này.
ĐIỀU 232. Trách nhiệm của các quốc gia về biện pháp thi hành
Các quốc gia chịu trách nhiệm về những thiệt hại và tổn thất có thể qui cho
họ do các biện pháp đã được sử dụng trong việc áp dụng Mục 6, khi các
biện pháp này là bất hợp pháp hay vượt quá mức cần thiết hợp lý, có xét
đến các thông tin sẵn có.
ĐIẾU 233. Các bảo đảm liên quan đến các eo biển dung cho hàng hải
quốc tế
Không một quy định nào của Mục 5, 7 và 6 đụng chạm đến chế độ pháp lý
của các eo dùng cho hàng hải quốc tế. Tuy nhiên, nếu một chiếc tàu nước
ngoài không phải là các tàu thuyền đã nêu ở Mục 10 vi phạm các luật và
quy định đã nêu ở Điều 42 khoản 1, điểm a, và b, gây ra hay đe dọa gây ra
các thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường biển của các eo biển, thì quốc gia
có eo biển có thể thi hành các biện pháp cảnh sát thích hợp, trong khi vẫn
tôn trọng mutatis mutandis (với những sửa đổi cần thiết về chi tiết) mục
này.
Mục 8
NHỮNG KHU VỰC BỊ BĂNG BAO PHỦ

ĐIỀU 234. Các khu vực bị băng bao phủ
Các quốc gia ven biển có quyền thông quan và tiến hành áp dụng các luật
và quy định không phân biệt đối xử nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô
nhiễm môi trường biển do tàu thuyền gây ra trong khu vực bị băng bao phủ
và nằm trong ranh giới của vùng đặc quyền về kinh tế, khi các điều kiện khí
hậu đặc biệt khắc nghiệt và việc các khu vực bao phủ phần lớn thời gian
trong một năm gây trở ngại cho hàng hải hoặc hoặc làm cho việc hàng hải
trở nên đặc biệt nguy hiểm, và nạn ô nhiễm môi trường biển có nguy cơ gây
tác hại nghiêm trọng đến sự cân bằng sinh thái hay làm rối lọan sự cân bằng
này một cách không thể hồi phục được. Các luật và quy định này phải lưu ý
thích đáng đến hàng hải cũng như đến việc bảo vệ và gìn giữ môi trường
biển trên cơ sở của các dữ kiện khoa học chắc chắn nhất mà người ta có thể
có được.
Mục 9
TRÁCH NHIỆM
ĐIỀU 235. Trách nhiệm
Các quốc gia có trách nhiệm quan tâm đến việc hoàn thành các nghĩa vụ
quốc tế của mình về vấn đề bảo vệ và gìn giữ môi trường biển. Các quốc
gia có trách nhiệm theo đúng luật quốc tế.
Quốc gia quan tâm làm sao cho luật trong nước của mình có được những
hình thức tố tụng cho phép thu được sự đền bù nhanh chóng và thích
đáng, hay sự bồi thường khác đối với những thiệt hại nảy sinh từ ô
nhiễm môi trường do tự nhiên nhân, hay pháp nhân thuộc quyền tài phán
của mình gây ra.
Để bảo đảm một sự đền bù nhanh chóng và thích đáng mọi thiệt hại nảy
sinh từ ô nhiễm môi trường biển, các quốc gia cần hợp tác để bảo đảm
áp dụng và phát triển luật quốc tế về trách nhiệm có liên quan đến việc
đánh giá và bồi thường các thiệt hại và việc giải quyết các tranh chấp về
mặt này, cũng như, nếu có thể, đến việc soạn thảo các tranh chấp và thủ
tục để thanh toán tiền bồi thường thích đáng, chẳng hạn trù định một
khoản bảo hiểm bắt buộc các quỹ bồi thường.
Mục 10

VIỆC MIỄN TRỪ CÓ TÍNH CHẤT CHỦ QUYỀN
ĐIỀU 236. Việc miễn trừ có tính chất chủ quyền
Các quy định của Công ước liên quan đến việc bảo vệ và gìn giữ môi
trường biển không áp dụng đối với các tàu chiến hay tàu thuyền bổ trợ,
cũng như đối với các tàu thuyền khác hay đối với các phương tiện bay
thuộc một quốc gia hay do quốc gia này, khai thác, khi trong thời gian xem
xét, quốc gia này chỉ sử dụng chúng vào những mục đích công vụ không có
tính chất thương mại. Tuy nhiên, mỗi quốc gia thi hành các biện pháp thích
hợp không ảnh hưởng đến các hoạt động hay khả năng hoạt động của tàu
thuyền hay phương tiện bay thuộc mình hay do mình khai thác, sao cho các
tàu thuyền hay phương tiện bay này hành động một cách thích hợp với
Công ước trong chừng mực có thể làm được.
Mục 11
NGHĨA VỤ PHÁT SINH TỪ CÁC CÔNG ƯỚC KHÁC VỀ VIỆC
BẢO VỆ VÀ GÌN GIỮ MÔI TRƯỜNG BIỂN
ĐIỀU 237. Các nghĩa vụ phát sinh từ các công ước khác về việc bảo vệ
và gìn giữ môi trường biển
Phần này không ảnh hưởng đến các nghĩa vụ riêng thuộc bổn phận của các
quốc gia theo các công ước hay điều ước đặc thù được ký kết trước đây
về mặt bảo vệ và gìn giữ môi trường biển, cũng không ảnh hưởng đến
các điều ước có thể được ký kết để áp dụng các nguyên tắc chung đã
được nêu trong Công ước.
Các quốc gia phải làm tròn các nghĩa vụ riêng thuộc phận sự của mình có
liên quan đến việc bảo vệ và gìn giữ môi trường biển theo Công ước đặc
biệt, một cách thích hợp với các nguyên tắc và mục tiêu chung của Công
ước.
PHẦN XIII
VIỆC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BIỂN

Mục 1
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
ĐIỀU 238. Quyền tiến hành các cuộc nghiên cứu khoa học biển
Tất cả các quốc gia, bất kể vị trí địa lý thế nào, cũng như các tổ chức quốc
tế có thẩm quyền, đều có quyền tiến hành các cuộc nghiên cứu khoa học
biển, với điều kiện tôn trọng các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khác
như đã đuợc quy định trong Công uớc.
ĐIỀU 239. Nghĩa vụ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa
học biển
Các quốc gia và tổ chức quốc tế có thẩm quyền khuyến khích và tạo điều
kiện thuận lợi cho việc triển khai và chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học
biển theo đúng Công uớc.
ĐIỀU 240. Các nguyên tắc chung chi phối việc chỉ đạo công tác nghiên
cứu khoa học biển
Công tác nghiên cứu khoa học biển phải phục tùng các nguyên tắc sau đây:
Công tác này đuợc tiến hành nhằm vào những mục đích hoàn toàn hòa
bình;
Công tác này đuợc tiến hành bằng cách dùng các phương pháp và phương
tiện khoa học thích hợp phù hợp với Công uớc;
Công tác này không cản trở một cách vô lý những việc sử dụng biển hợp
pháp khác phù hợp với Công uớc và nó phải đuợc quan tâm đến trong
các việc sử dụng này.
Công tác này đuợc tiến hành theo đúng mọi quy định tương ứng đuợc thông
qua để thi hành Cống uớc, kể cả các quy định nhằm bảo vệ và giữ gìn
môi truờng biển.
ĐIỀU 241. Việc không thừa nhận công tác nghiên cứu khoa học biển
với tư cách là cơ sở pháp lý cho một yêu sách nào đó
Công tác nghiên cứu khoa học biển không tạo ra co sở pháp lý cho một yêu
sách nào đối với một bộ phận nào đó của môi truờng biển hay của các tài
nguyên của nó.

Mục 2
SỰ HỢP TÁC QUỐC TẾ
ĐIỀU 242. Nghĩa vụ tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác quốc tế
Chấp hành nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán, và trên cơ sở
của nguyên tắc có đi có lại về lợi ích, các quốc gia và các tổ chức quốc
tế có thẩm quyền tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác quốc tế về mặt
nghiên cứu khoa học biển vì mục đích hòa bình.
Trong bối cảnh này và không làm phương hại đến các quyền và nghĩa vụ
các quốc gia theo Công uớc, một quốc gia khi hành động theo phần này,
cần tùy theo tình hình mà dành cho các quốc gia khác các khả năng hợp
lý để nhận đuợc của mình hay với sự hợp tác của mình các thông tin cần
thiết để ngăn ngừa và chế ngự các tác hại đối với sức khỏe và đối với sự
an toàn của con nguời và môi truờng biển.
ĐIỀU 243. Việc tạo ra các điều kiện thuận lợi
Các quốc gia, tổ chức quốc tế có thẩm quyền hợp tác với nhau qua việc ký
kết các hiệp định hai bên và nhiều bên để tạo ra các điều kiện thuận lợi cho
việc chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học biển trong môi truờng biển và
kết hợp những nỗ lực của các nhà nghiên cứu khoa học tiền hành nghiên
cứu bản chất của các hiện tuợng, các quá trình xảy ra trong môi truờng biển
và các tác động qua lại của chúng.
ĐIỀU 244. Việc công bố và phổ biến các thông tin và kiến thức
Bằng các con đuờng thích hợp và theo đúng Công uớc, các quốc gia và tổ
chức quốc tế có thẩm quyền công bố, phổ biến các thông tin liên quan
đến các chương trình chủ yếu đuợc dự tính và các mục tiêu của chúng,
cũng như những kiến thức đuợc rút ra từ công tác nghiên cứu khoa học
biển.
Vì mục đích này, các quốc gia, tự mình hay hợp tác với các quốc gia khác
và với các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, tích cực tạo điều kiện thuận
lợi cho việc trao đổi các dữ kiện, thông tin khoa học và cho việc chuyển
giao các kiến thức rút ra từ công tác nghiên cứu khoa học biển, đặc biệt
là cho các quốc gia đang phát triển cũng như cho việc tăng cuờng khả
năng của chính các quốc gia này để tiến hành các công tác nghiên cứu
khoa học biển, nhất là bằng các chuong trình giúp cho các nhân viên kỹ
thuật và khoa học của họ đuợc huởng một sự giáo dục và đào tạo thích
hợp.

Mục 3
SỰ CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC BIỂN VÀ HOẠT ĐỘNG NHẰM
TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO CÔNG VIỆC NÀY
ĐIỀU 245. Việc nghiên cứu khoa học biển ở trong lãnh hải
Trong việc thực hiện chủ quyền của mình, các quốc gia ven biển có đặc
quyền quy định, cho phép và tiến hành các công tác nghiên cứu khoa học
biển ở trong lãnh hải chỉ đuợc tiến hành vợi sự thảo thuận rõ ràng của quốc
gia ven biển và trong các điều kiện do quốc gia này ấn định.
ĐIỀU 246. Việc nghiên cứu khoa học biển trong vùng đặc quyền về
kinh tế và trên thềm lục địa
Trong việc thi hành quyền tài phán của mình, các quốc gia ven biển có
quyền quy định, cho phép và tiến hành các công tác nghiên cứu khoa
học biển trong vùng đặc quyền về kinh tế và trên thềm lục địa của mình
theo đúng các quy định tương ứng của Công uớc.
Công tác nghiên cứu khoa học biển trong vùng đặc quyền về kinh tế và trên
thềm lục địa đuợc tiến hành với sự thỏa thuận của quốc gia ven biển.
Trong những truờng hợp bình thuờng, các quốc gia ven biển thỏa thuận cho
thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học biển mà các quốc gia khác hay
các tổ chức quốc tế có thẩm quyền dự định tiến hành trong vùng đặc
quyền về kinh tế hay trên thềm lục địa của mình theo đúng Công uớc,
nhằm vào những mục đích hoàn toàn hòa bình và để tăng thêm kiến thức
khoa học về môi truờng biển, vì lợi ích của toàn thể loài nguời. Vì mục
đích này, các quốc gia ven biển thông qua các quy tắc và thủ tục bảo
đảm sẽ cho phép trong những thời hạn hợp lý và sẽ không khuớc từ một
cách phi lý.
Trong việc áp dụng khoản 3, các truờng hợp có thể đuợc coi là bình thuờng
ngay cả khi giữa quốc gia ven biển và quốc gia đề nghị thực hiện công
trình nghiên cứu không có quan hệ ngoại giao.
Tuy nhiên, quốc gia ven biển có thể tùy ý mình không cho phép thực hiện
một dự án nghiên cứu khoa học biển do một quốc gia khác hay một tổ
chức quốc tế có thẩm quyền đề nghị tiến hành ở vùng đặc quyền về kinh
tế hay trên thềm lục địa của mình trong các truờng hợp sau:
a. Nếu dự án có ảnh huởng trực tiếp đến việc thăm dò và Khai thác các
tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật;

b. Nếu dự án có dự kiến công việc khoan trong thềm lục địa, sử dụng
chất nổ hay đưa chất độc hại vào trong môi truờng biển;
c. Nếu dự án dự kiến việc xây dựng, khai thác hay sử dụng các đảo nhân
tạo, thiết bị và công trình đã nêu ở các Điều 60 và 80;
d. Nếu những thông tin đuợc thông báo về tình chất và mục tiêu của dự
án theo Điều 248 không đúng, hoặc nếu quốc gia hay tổ chức quốc tế có
thẩm quyền, tác giả của dự án không làm tròn những nghĩa vụ đã cam
kết với quốc gia ven biển hữu quan trong một dự án nghiên cứu truớc
đây.
Mặc dầu khoản 5 đa quy định như thế, các quốc gia ven biển cũng không
thể thi hành quyền tùy ý khuớc từ theo điểm a của khoản này, đối với
các dự án nghiên cứu khoa học biển đuợc tiến hành theo đúng phần này
trên thềm lục địa ở cách đuờng cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải
quá 200 hải lý, ngoài các khu vực đặc biệt mà bất kỳ lúc nào các quốc
gia ven biển cung có thể chính thức chỉ định làm nơi hoặc sẽ làm nơi để
tiến hành công việc khai thác hay thăm dò đi vào chi tiết trong một thời
hạn hợp lý. Các quốc gia ven biển thông báo trong những thời hạn hợp
lý các khu vực mà mình chỉ định cũng như tất cả những thay đổi có liên
quan, nhung không có trách nhiệm cung cấp các chi tiết về các công việc
trên các khu vực này.
Khoản 6 đuợc áp dụng không phương hại đến các quyền ở thềm lục địa
đuợc thừa nhận cho các quốc gia ven biển ở Điều 77.
Các công tác nghiên cứu khoa học biển nói ở điều này không đuợc gây trở
ngại một cách phi lý cho các hoạt động do quốc gia ven biển tiến hành
trong việc thi hành quyền thuộc chủ quyền và quyền tài phán mà Công
uớc đã trù định.
ĐIỀU 247. Các dự dán nghiên cứu do các tổ chức quốc tế thực hiện hay
duới sự bảo trợ của các tổ chức này
Một quốc gia ven biển là hội viên của một tổ chức quốc tế, hay bị ràng
buộc với tổ chức quốc tế đó qua một hiệp định tay đôi và ở vùng đặc quyền
về kinh tế hay thềm lục địa của quốc gia đó, tổ chức quốc tế nói trên muốn
trực tiếp tiến hành, hay cho tiến hành duới sự bảo trợ của mình một dự án
nghiên cứu khoa học biển, thì nếu như quốc gia đó đã chuẩn y dự án chi tiết
khi tổ chức quốc tế quyết định tiến hành dự án, hay là quốc gia đó đã sẵn
sàng tham gia dự án nghiên cứu khoa học biển và không có ý kiến phản đối
nào sau thời gian 4 tháng, kể từ khi tổ chức đó thông báo cho quốc gia về
dự án nói trên, thì quốc gia đó coi như đa cho phép thực hiện dự án đúng
theo các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đã thỏa thuận.

ĐIỀU 248. Nghĩa vụ cung cấp các thông tin cho quốc gia ven biển
Các quốc gia và các tổ chức quốc tế có thẩm quyền muốn tiền hành các
công tác nghiên cứu khoa học biển trong vùng đặc quyền về kinh tế hay
trên thềm lục địa của một quốc gia ven biển, phải cung cấp cho quốc gia
này, chậm nhất là không quá 6 tháng truớc thời gian dự kiến để bắt đầu dự
án nghiên cứu khoa học biển, một bản mô tả đầy đủ, chỉ rõ:
Tính chất và các mục tiêu của dự án
Phương pháp và các phương tiện sẽ đuợc sử dụng; có nói rõ tên, trọng
luợng, kiểu và loại tàu thuyền, và một bản mô tả các dụng cụ khoa học;
Các khu vực địa lý cụ thể mà dự án sẽ thực hiện;
Các thời hạn dự định cho chuyện đến đầu tiên và chuyện ra đi cuối cùng
của các tàu thuyền nghiên cứu, hay thời hạn dự định cho việc triển khai
và rút thiết bị, và thời hạn dự định cho việc thu hồi dụng cụ nghiên cứu,
tùy theo truờng hợp;
Tên cơ quan bảo trợ cho dự án nghiên cứu, tên của giám đốc cơ quan này
và của nguời chịu trách nhiệm dự án;
Mức độ mà quốc gia ven biển có thể tham gia vào dự án hay đuợc cử đại
diện
ĐIỀU 249. Nghĩa vụ tuân thủ một số điều kiện
1. Các quốc gia và tổ chức quốc tế có thẩm quyền thực hiện công tác
nghiên cứu khoa học biển trong vùng đặc quyền về kinh tế hay trên thềm
lục địa của một quốc gia ven biển, cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a. Bảo đảm cho quốc gia ven biển, nếu quốc gia này muốn, quyền tham gia
vào dự án nghiên cứu khoa học biển hay đặc biệt là khi có thể đuợc, cử đại
diện lên trên các tàu thuyền và các xuồng nghiên cứu khác hay lên trên các
thiết bị nghiên cứu khoa học, nhung không phải thanh toán một khoản tiền
thù lao nào cho những nhà nghiên cứu của quốc gia này, và quốc gia này
cũng không bị buộc phải đóng góp vào các kinh phí của dự án;
b. Một khi công việc nghiên cứu đã kết thúc, phải cung cấp càng sớm càng
tốt, theo yêu cầu của quốc gia ven biển, những báo cáo sơ bộ, cũng như các
kết quả và kết luận cuối cùng;
c. Cam kết cho quốc gia ven biển, theo yêu cầu của họ, tiếp xúc với tất cả
các mẫu vật và dữ kiện thu đuợc trong khuôn khổ của dự án nghiên cứu
khoa học biển, cũng như cam kết cung cấp cho quốc gia này những dữ kiện
có thể sao lại và các mẫu vật có thể đuợc phân chia mà không làm giảm giá
trị khoa học của chúng;

d. Cung cấp cho quốc gia ven biển, theo yêu cầu của họ, một bản đánh giá
về các dữ kiện, các mẫu vật và các kết quả nghiên cứu đó, hay giúp đỡ cho
quốc gia này tiến hành đánh giá hoặc giải thích chung;
e. Với điều kiện phải thực hiện quy định ở khoản 2, bảo đảm cho các kết
quả của công tác nghiên cứu đuợc sẵn sàng đưa ra sử dụng càng sớm càng
tốt trên truờng quốc tế qua các con đuờng quốc gia hay quốc tế thích hợp.
f. Thông báo ngay cho quốc gia ven biển bất kỳ sửa đổi quan trọng nào đối
với dự án nghiên cứu;
g. Một khi công tác nghiên cứu đã kết thúc, phải tháo gỡ các thiết bị hay
công cụ nghiên cứu khoa học, trừ khi có sự thỏa thuận khác.
2. Điều này đuợc áp dụng không làm phương hại đến các điều kiện do các
luật và quy định của quốc gia ven biển ấn định về việc thi hành quyền tùy ý
quyết định đồng ý hay không đồng ý theo Điều 246, khoản 5, kể cả việc
bắt buộc phải đuợc sự đồng ý truớc của nuớc đó mới đuợc phổ biến trên
phạm vi quốc tế các kết quả nghiên cứu thuộc một dự án có liên quan trực
tiếp đến việc thăm dò và khai thác các tài nguyên thiên nhiên.
ĐIỀU 250. Các thông tin liên lạc liên quan đến các dự án nghiên cứu
khoa học biển
Các thông tin liên lạc liên quan đến các dự án nghiên cứu khoa học biển
phải đuợc tiến hành qua các con đuờng chính thức thích hợp, trừ khi có sự
thỏa thuận khác.
ĐIỀU 251. Các tiêu chuẩn chung và các nguyên tắc chỉ đạo
Các quốc qia hay các tổ chức quốc tế có thẩm quyền có thể thực hiện một
dự án nghiên cứu khoa học sau một thời hạn 6 tháng kể từ ngày các thông
tin cần thiết theo Điều 248 đã đuợc thông báo cho quốc gia ven biển, trừ
khi trong một thời hạn 4 tháng kể từ lúc nhận đuợc các thông tin này, quốc
gia ven biển đã báo cho quốc gia hay tổ chức đề nghị thực hiện các công tác
nghiên cứu biết:
Quốc gia ven biển đã khuớc từ theo Điều 246; hay
Các thông tin do quốc gia hay tổ chức quốc tế có thẩm quyền này cung cấp
về tính chất hay mục tiêu của dự án không phù hợp với sự thực hiển
nhiên; hay

Quốc gia ven biển cần có một thông báo bổ sung về những thông tin hoặc
những điều kiện đã nêu ở các Điều 248 và 249; hay
Các nghĩa vụ nẩy sinh từ các điều kiện đã đuợc quy định ở Điều 249 cho
một dự án nghiên cứu khoa học biển do quốc gia hay tổ chức quốc tế
này thực hiện truớc đây đã không đuợc làm tròn.
ĐIỀU 253. Việc đinh chỉ hoặc chấm dứt công việc nghiên cứu khoa học
biển
1. Quốc gia ven biển có quyền yêu cầu đinh chỉ các công việc nghiên cứu
khoa học biển đang tiến hành trong vùng đặc quyền về kinh tế hay trên
thềm lục địa của mình:
Nếu công việc này không đuợc tiến hành theo đúng các thông tin đã đuợc
thông báo theo Điều 248 mà quốc gia ven biển đã dựa vào để đồng ý
cho phép; hay
Nếu quốc gia hay tổ chức quốc tế có thẩm quyền khi tiến hành công việc
này không tôn trọng các quy định của Điều 249 liên quan đến các
quyền của quốc gia ven biển đối với dự án nghiên cứu khoa học biển.
2. Quốc gia ven biển có quyền yêu cầu chấm dứt mọi công việc nghiên cứu
khoa học biển trong tất cả các truờng hợp mà việc không tuân thủ Điều 248
có nghĩa là làm thay đổi lớn dự án các công trình nghiên cứu.
3. Quốc gia ven biển cũng có thể yêu cầu chấm dứt các công việc nghiên
cứu khoa học biển, nếu như, trong một thời gian hợp lý, một điểm bất kỳ
trong những tình hình nêu ở khoản 1 không đuợc sửa chữa.
4. Sau khi nhận đuợc thông báo về quyết định của quốc gia ven biển đòi
đinh chỉ hay chấm dứt công việc nghiên cứu khoa học biển, các quốc gia
hay tổ chức quốc tế có thẩm quyền đã đuợc phép tiến hành các công việc
này phải chấm dứt những công việc thuộc đối tuợng của thông báo.
5. Lệnh đinh chỉ đuợc đưa ra theo khoản 1 phải do quốc gia ven biển thu
hồi, và dự án khoa học nghiên cứu biển có thể đuợc tiếp tục ngay khi quốc
gia hay tổ chức quốc tế có thẩm quyền thực hiện các công tác nghiên cứu
khoa học biển này đã tuân theo các điều kiện quy định ở các Điều 248 và
249.
ĐIỀU 254. Các quyền của các quốc gia láng giềng không có biển và các
quốc gia láng giềng có hoàn cảnh địa lý bất lợi
1. Các quốc gia và các tổ chức quốc tế có thẩm quyền khi đã trao cho một
quốc gia ven biển một dự án nghiên cứu khoa học biển nêu ở Điều 246,
khoản 3, cần thông báo dự án này cho các quốc gia láng giềng không có

biển và các quốc gia láng giềng có hoàn cảnh địa lý bất lợi, và báo cho quốc
gia ven biển việc gửi các thông báo này.
2. Một khi quốc gia ven biển có liên quan đã chấp thuận dự án, theo đúng
điều 246 và các quy định thích hợp khác của Công uớc, các quốc gia và các
tổ chức quốc tế có thẩm quyền khi thực hiện dự án cần cung cấp cho các
quốc gia láng giềng không có biển và các quốc gia láng giềng có hoàn cảnh
địa lý bất lợi các thông tin đã đuợc quy định rõ ở các Điều 248 và 249,
khoản 1, điểm f, theo yêu cầu của họ và tùy theo sự cần thiết.
3. Các quốc gia không có biển và các quốc gia bất lợi về mặt địa lý đã nói ở
trên, theo yêu cầu của mình, có khả năng đuợc tham gia trong chừng mực
có thể vào dự án nghiên cứu khoa học hiển đã đuợc dự tính qua các chuyên
gia có trình độ do mình chỉ định và đuợc quốc gia ven biển chấp nhận, theo
những điều kiện mà quốc gia ven biển và quốc qia hay các tổ chức quốc tế
có thẩm quyền tiến hành công tác nghiên cứu khoa học biển đã thảo luận để
thực hiện dự án, phù hợp với Công uớc.
4. Các quốc gia và các tổ chức quốc tế có thẩm quyền đã nêu ở khoản 1
cung cấp cho các quốc gia không có biển và các quốc gia bất lợi về mặt địa
lý nói trên, theo yêu cầu của họ, những thông tin và sự giúp đỡ đã đuợc
quy định rõ ở Điều 249, khoản 1, điểm d, với điều kiẹn phải tuân thủ khoản
2 của chính điều này.
ĐIỀU 255. Những biện pháp nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho việc
nghiên cứu khoa học biển và giúp đỡ cho các tàu thuyền nghiên cứu
Các quốc gia cố gắng thông qua các quy tắc, quy định và thủ tục hợp lý
nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa
học biển đuợc tiến hành theo đúng Công uớc ở ngoài lãnh hải, và nếu cần,
thì tạo điều kiện cho các tàu thuyền nghiên cứu khoa học biển chấp hành
các quy định thích hợp của phần này vào ra cảng của các quốc gia nói trên
đuợc dễ dàng, với điều kiện là phải tuân thủ theo các luật và quy định của
các quốc gia này, và phải khuyến khích sự giúp đỡ cho các tàu thuyền này.
ĐIỀU 256. Việc nghiên cứu khoa học biển trong Vùng
Tất cả các quốc gia, bất kể hoàn cảnh địa lý của mình như thế nào, cũng
như các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, đều có quyền thực hiện việc nghiên
cứu khoa học biển trong Vùng, theo đúng phần XI.
ĐIỀU 257. Việc nghiên cứu khoa học biển trong phần nuớc nằm ngoài
ranh giới của vùng đặc quyền về kinh tế

Tất cả các quốc gia, bất kể hoàn cảnh địa lý của mình như thế nào, cũng
nhu các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, đều có quyền thực hiện việc nghiên
cứu khoa học biển theo đúng Công uớc trong phần nuớc nằm ngoài ranh
giới của vùng đặc quyền về kinh tế.
Mục 4
CÁC THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC TRONG MÔI TRUỜNG BIỂN
ĐIỀU 258. Việc đặt và sử dụng
Việc đặt và sử dụng các thiết bị hay dụng cụ nghiên cứu khoa học thuộc bất
kỳ kiểu nào ở một vùng nào đó của môi truờng biển phải phụ thuộc vào
cùng các điều kiện như đã đuợc Công uớc trù định cho việc tiến hành
nghiên cứu khoa học biển ở trong khu vực kể trên.
ĐIỀU 259. Chế độ pháp lý
Các thiết bị hay dụng cụ đuợc nêu trong mục này, không có quy chế của
các đảo. Chúng không có lãnh hải riêng, và sự có mặt của chúng không có
ảnh huởng đến vấn đề hoạch định ranh giới lãnh hải, vùng độc quyền về
kinh tế hay thềm lục địa.
ĐIỀU 260. Khu vực an toàn
Các khu vực an toàn có một chiều rộng hợp lý không quá 500m có thể đuợc
lập ra xung quanh các thiết bị nghiên cứu khoa học, theo đúng các quy định
tuong ứng của Công uớc. Tất cả các quốc gia phải chú ý bảo đảm cho tàu
thuyền của mình tôn trọng các khu vực an toàn này.
ĐIỀU 261. Nghĩa vụ không đuợc gây trở ngại cho hàng hải quốc tế
Việc đặt và sử dụng các thiết bị hay dụng cụ nghiên cứu khoa học thuộc bất
kỳ kiểu nào không đuợc gây cản trở cho việc hàng hải theo các con đuờng
quốc tế thuờng dùng.
ĐIỀU 262. Dấu hiệu nhận dạng và phương tiện báo hiệu
Các thiết bị hay dụng cụ đã nêu trong mục này phải có các dấu hiệu nhận
dạng chỉ rõ quốc gia đăng ký hay tổ chức quốc tế mà chúng phụ thuộc vào,
cũng như, phải có các phuong tiện báo hiệu thích hợp đã đuợc chấp thuận

trên truờng quốc tế nhằm bảo đảm an toàn hàng hải và hàng không, có tính
đến các quy tắc và quy phạm do các tổ chức quốc tế có thẩm quyền đặt ra.
Mục 5
TRÁCH NHIỆM
ĐIỀU 263. Trách nhiệm
Bổn phận của các quốc gia và các tổ chức quốc tế có thẩm quyền là phải
quan tâm, sao cho việc nghiên cứu khoa học biển, bất kể chúng do hoặc
nguời thay mặt cho họ thực hiện, đều đuợc tiến hành theo đúng Công
uớc.
Các quốc gia và tổ chức quốc tế có thẩm quyền chịu trách nhiệm về những
biện pháp mà mình thi hành, vi phạm Công uớc, liên quan đến các công
việc nghiên cứu khoa học biển do các quốc gia khác, các tự nhiên nhân
hay pháp nhân có quốc tịch của các quốc gia khác đó hoặc do các tổ
chức quốc tế có thẩm quyền tiến hành, và phải đền bù các tồn thất do
các biện pháp đó gây ra.
Các quốc gia và tổ chức có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm, theo Điều
235, về các tổn thất gây ra bởi nạn ô nhiễm môi truờng biển xuất phát từ
việc nghiên cứu khoa học biển do mình thực hiện hay do nguời thay mặt
cho mình thực hiện.
Mục 6
GIAỈ QUYẾT CÁC TRANH CHẤP
VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM
ĐIỀU 264. Việc giải quyết các tranh chấp
Các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng các quy định của
Công uớc về việc nghiên cứu khoa học biển đuợc giải quyết theo đúng các
Mục 2 và 3 của Phần XV
ĐIỀU 265. Các biện pháp bảo đảm
Chừng nào một tranh chấp chưa đuợc giải quyết theo đúng các Mục 2 và 3
của Phần XV, thì quốc gia hay tổ chức quốc tế có thẩm quyền đuợc phép
thực hiện dự án nghiên cứu khoa học biển, không cho phép thực hiện hay

tiếp tục việc nghiên cứu khoa học nếu không có sự đồng ý rõ ràng của các
quốc gia ven biển hữu quan.
PHẦN XIV
PHÁT TRIỂN VÀ CHUYỂN GIAO KỸ THUẬT BIỂN
Mục 1
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
ĐIỀU 266. Việc xúc tiến phát triển và chuyển giao các kỹ thuật biển
1. Các quốc gia hợp tác trực tiếp, hoặc thông qua các tổ chức quốc tế có
thẩm quyền, trong phạm vi khả năng của mình, nhằm tích cực tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển và chuyển giao khoa học và kỹ thuật biển theo
các thể thức và điều kiện công bằng và hợp lý.
2. Các quốc gia tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển khả năng trong
lĩnh vực khoa học và kỹ thuật biển của các quốc gia có nhu cầu và yêu cầu
được hưởng một sự giúp đỡ về kỹ thuật trong lĩnh vực này, nhất là các quốc
gia đang phát triển, kể cả quốc gia không có biển hay bất lợi về mặt địa lý,
trong việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý các tài nguyên của biển,
trong việc bảo vệ và giữ gìn môi trường biển, trong việc nghiên cứu khoa
học biển và các hoạt động khác nhằm tiến hành trong môi trường biển phù
hợp với Công ước, nhằm thúc đẩy tiển bộ xã hội và kinh tế của các quốc gia
đang phát triển.
3. Các quốc gia cố gắng giúp tạo ra các điều kiện kinh tế và pháp lý thuận
lợi cho việc chuyển giao kỹ thuật biển, trên cơ sở công bằng, có lợi cho tất
cả các bên hữu quan.
ĐIỀU 267. Việc bảo vệ các lợi ích chính đáng
Để tạo điều kiện cho sự hợp tác theo Điều 266, các quốc gia cần phải tính
đến tất cả các lợi ích chính đáng, cũng như các quyền và nghĩa vụ của
người nắm giữ, những người cung cấp và những người được nhận các kỹ
thuật biển.
ĐIỀU 268. Các mục tiêu cơ bản
Các quốc gia trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức quốc tế có thẩm quyền,
cần phải xúc tiến:

Việc nắm, đánh giá và phổ biến các kiến thức trong lĩnh vực kỹ thuật
biển; các quốc gia này tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp xúc với các
thông tin và các dữ liệu tương ứng;
Việc phát triển các kỹ thuật biển thích hợp;
Việc phát triển hạ tầng cơ sở về kỹ thuật cần thiết để làm dễ dàng cho việc
chuyển giao các kỹ thuật biển;
Việc khai thác nguồn nhân lực qua việc đào tạo và giảng dạy cho các
công dân của các quốc gia và các nước đang phát triển, đặc biệt là
những nước kém phát triển nhất trong các quốc gia đang phát triển đó;
Việc hợp tác quốc tế ở mọi mức độ, nhất là việc hợp tác theo khu vực,
phân khu vực và tay đôi.
ĐIỀU 269. Các biện pháp được thi hành để đạt tới các mục tiêu cơ bản
Để đạt đến các mục tiêu cơ bản đã nêu ở Điều 268, ngoài các biện pháp
khác, các quốc gia tìm cách, trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức quốc tế có
thẩm quyền, để:
Lập ra các chương trình hợp tác kỹ thuật nhằm chuyển giao thực sự các
kỹ thuật biển thuộc đủ mọi loại cho các quốc gia có nhu cầu và yêu
cầu hưởng một sự giúp đỡ về mặt kỹ thuật biển trong lĩnh vực này,
nhất là cho các quốc gia đang phát triển không có biển hay bất lợi về
địa lý, cũng như cho các quốc gia đang phát triển khác không có khả
năng hoặc để tạo ra hoặc để phát triển khả năng kỹ thuận riêng của
mình trong lĩnh vực khoa học biển và trong lĩnh vực thăm dò và khai
thác các tài nguyên của biển, cũng không có khả năng phát triển hạ
tầng cơ sở cần thiết cho các kỹ thuật này;
Giúp tạo ra các điều kiện thuận lợi cho việc ký kết các hiệp định, các hợp
đồng hay các thỏa thuận tương tự khác, trong những điều kiện công
bằng, hợp lý;
Tổ chức các hội nghị, hội thảo và các cuộc thảo luận về các vấn đề khoa
học và kỹ thuật, nhất là về các chính sách và phương pháp cần đề ra để
thực hiện chuyển giao các kỹ thuật biển;
Tạo điều khiện thuận lợi cho việc trao đổi các nhà khoa học, kỹ thuật và
các chuyên gia khác;
Thực hiện các dự án và xúc tiến các xí nghiệp liên doanh và các hình thức
hợp tác hai bên và nhiều bên khác.
Mục 2
VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ
ĐIỀU 270. Khuôn khổ và hợp tác quốc tế
Việc hợp tác quốc tế để phát triển và chuyển giao kỹ thuật biển được thực
hiện, khi có thể được và thích hợp, trong khuôn khổ của các chương trình

hai bên, khu vực, và nhiều bên hiện có, cũng như trong khuôn khổ của các
chương trình được mở rộng và của các chương trình mới, nhằm làm dễ
dàng cho việc nghiên cứu khoa học biển và chuyển giao kỹ thuật biển, đặc
biệt, trong các lĩnh vực mới, và việc cấp kinh phí quốc tế thích hợp cho việc
nghiên cứu đại dương và khai thác các đại dương.
ĐIỀU 271. Các nguyên tắc chỉ đạo, các tiêu chuẩn và quy phạm
Các quốc gia, trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức quốc tế có thẩm quyền,
tìm cách xúc tiến việc soạn thảo các nguyên tắc chỉ đạo, các tiêu chuẩn và
qui phạm được chấp nhận chung về việc chuyển giao kỹ thuật biền trong
khuôn khổ của các thỏa hiệp hai bên hay trong khuôn khổ của các tổ chức
quốc tế và cơ quan khác, đặc biệt, có tính đến các lợi ích và nhu cầu của
quốc gia đang phát triển.
ĐIỀU 272. Việc phối hợp các chương trình quốc tế
Trong lĩnh vực chuyển giao kỹ thuật biển, các quốc gia cố gắng bảo đảm
cho các tổ chức quốc tế có thâtm quyền phối hợp với các hoạt động của họ,
kể cả mọi chương trình khu vực và thế giới, có tính đến các lợi ích và nhu
cầu của các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia không có biển
hay bất lợi về mặt địa lý.
ĐIỀU 273. Việc hợp tác với các tổ chức quốc tế và Cơ quan quyền lực
Các quốc gia tích cực hợp tác với các tổ chức quốc tế có thẩm quyền và với
Cơ quan quyền lực nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc
chuyển giao cho các quốc gia đang phát triển, cho công dân của họ và cho
xí nghiệp những kiến thức thực tiễn và kỹ thuật biển có liên quan đến các
hoạt động trong Vùng.
ĐIỀU 274. Các mục tiêu của Cơ quan quyền lực
Về các hoạt động tiến hành trong Vùng, Cơ quan quyền lực quan tâm tới
mọi lợi ích chính đáng cũng như các quyền và nghĩa vụ của những người
nắm giữ, những người cung cấp và những người được nhận kỹ thuật, đảm
bảo cho:
Theo đúng nguyên tắc phân chia công bằng về mặt địa lý, các công dân
của các quốc gia đang phát triền, dù là quốc gia ven biển, không có
biển hay có hoàn cảnh địa lý bất lợi, được đưa vào làm nhân viên tập
sự trong số các nhân viên kỹ thuật, quản lý và nghiên cứu được tuyển
cho các nhu cầu hoạt động của Cơ quan quyền lực;
Tài liệu kỹ thuật về dụng cụ, máy móc thiết bị và phương pháp đã dùng
phải để cho tất cả các quốc gia sử dụng, nhất là cho các quốc gia đang

phát triển đang có nhu cầu và yêu cầu được hưởng sự giúp đỡ kỹ thuật
trong lĩnh vực này;
Các quy định thích hợp phải được xác định ngay trong Cơ quan quyền lực
để tạo điều kiện dễ dàng cho các quốc gia có nhu cầu và yêu cầu được
hưởng một sự giúp đỡ kỹ thuật trong lĩnh vực kỹ thuật biển, nhất là các
quốc gia đang phát triển, và công dân của các nước này, nắm được các
kiến thức và có trình độ thành thạo cần thiết, kể cả việc được hưởng
một sự đào luyện về nghề nghiệp.
Các quốc gia có nhu cầu và yêu cầu được hưởng một sự giúp đỡ kỹ thuật
trong lĩnh vực này, nhất là các quốc gia đang phát triển, nhận được
một sự giúp đỡ để có được trang thiết bị, các phương pháp, dụng cụ và
bí quyết kỹ thuật cần thiết, trong khuôn khổ của các thỏa thuận tài
chính trù định trong Công ước.
Về Đầu Trang Go down
 
CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 7
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 8
» CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 9
» CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 10
» CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 11
» CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 2

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Ngưng tất cả các hoạt động trên Forum :: ..::..Ban Quản Trị Diễn Đàn..::.. :: Tin tức-
Chuyển đến