Ngưng tất cả các hoạt động trên Forum
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Ngưng tất cả các hoạt động trên Forum


 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 8

Go down 
Tác giảThông điệp
boarding
Trung học
boarding


Tổng số bài gửi : 133
Join date : 13/05/2011
Age : 38
Đến từ : Sơn Động - Bắc Giang

CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 8   CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 8 I_icon_minitimeMon Jun 27, 2011 10:32 am

CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 8
Mục 3
CÁC TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
VÀ KỸ THUẬT BIỂN CỦA QUỐC GIA VÀ KHU VỰC
ĐIỀU 275. Việc thành lập các trung tâm quốc gia
1. Các quốc gia, trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức quốc tế có thẩm
quyền và Cơ quan quyền lực, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập,
nhất là trong các quốc gia ven biển đang phát triển, các trung tâm quốc gia
nghiên cứu khoa học và kỹ thuật biển, và tăng cường các trung tâm hiện có,
để động viên và xúc tiến việc nghiên cứu khoa học biển trong các quốc gia
này và để phát triển khả năng riêng của từng nước nhằm sử dụng và gìn giữ
các tài nguyên biển của họ cho mục đích kinh tế.
2. Các quốc gia, thông qua các tổ chức quốc tế có thẩm quyền và Cơ quan
quyền lực, góp phần giúp đỡ thích đáng để tạo điều kiện dễ dàng cho việc
thành lập và tăng cường các trung tâm quốc gia nhằm làm cho các quốc gia
có nhu cầu và yêu cầu được hưởng sự giúp đỡ như vậy có được những
phương tiện đào tạo tiên tiến, những thiết bị, những kiến thức thực tiễn và
sự thông thạo cần thiết, cũng như các chuyên gia kỹ thuật.
ĐIỀU 276. Việc thành lập các trung tâm khu vực
1. Phối hợp với các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, Cơ quan quyền lực và
các viện nghiên cứu quốc gia về khoa học và kỹ thuật biển, các quốc gia tạo
điều kiện dễ dàng cho việc thành lập, nhất là trong các quốc gia đang phát
triển, các trung tâm nghiên cứu khoa học và kỹ thuật biển của khu vực,

nhằm khuyến khích và thúc đẩy việc nghiên cứu khoa học biển trong các
quốc gia này và để làm dễ dàng cho việc chuyển giao kỹ thuật biển.
2. Tất cả các quốc gia của cùng một khu vực cần tập hợp tác với các trung
tâm của khu vực để bảo đảm tốt hơn việc thực hiện các mục tiêu của họ.
ĐIỀU 277. Những chức năng của các trung tâm khu vực
Ngoài các chức năng khác, các trung tâm khu vực có trách nhiệm bảo đảm:
Các chương trình đào tạo và giảng dạy ở mọi trình độ trong các lĩnh vực
nghiên cứu khoa học và kỹ thuật biển khác nhau, đặc biệt là môn sinh
vật biển, đề cập trước hết là việc bảo về và quản lý các tài nguyên sinh
vật, môn hải dương học, thủy văn học, kỹ thuật công trình, thăm dò địa
chất đáy biển, khai thác mỏ và kỹ thuật khử mặn nước biển;
Việc nghiên cứu công tác quản lý;
Các chương trình nghiên cứu có quan hệ đến việc bảo vệ và gìn giữ môi
trường biển và việc ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm;
Việc tổ chức các hội nghị, hội thảo và các cuộc thảo luận thuộc khu vực;
Thu thập và xử lý dữ kiện và thông tin trong lĩnh vực khoa học và kỹ
thuật biển;
Phổ biến nhanh chóng các kết quả của việc nghiên cứu khoa học và kỹ
thuật biển trong các tài liệu dễ phổ cập;
Phổ biến các thông tin về các chính sách quốc gia liên quan đến việc
chuyển giao kỹ thuật biển, và việc nghiên cứu so sánh có hệ thống các
chính sách này;
Sưu tập và hệ thống hóa các thông tin liên quan đến việc thương mại hóa
các kỹ thuật, cũng như đến các hợp đồng và các thỏa thuận khác về các
chứng chỉ;
Hợp tác kỹ thuật với các quốc gia khác của khu vực.
Mục 4
VIỆC HỢP TÁC GIỮA CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ
ĐIỀU 278. Việc hợp tác giữa các tổ chức quốc tế
Các tổ chức quốc tế có thẩm quyền nói trong phần này và Phần XIII thi
hành mọi biện pháp cần thiết để trực tiếp hay bằng cách hợp tác chặt chẽ,
làm tròn các chức năng và nhiệm vụ mà mình đảm đương theo phần này.
PHẦN XV

GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP
Mục 1
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
ĐIỀU 279. Nghĩa vụ giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình
Các quốc gia thành viên giải quyết mọi tranh chấp xảy ra giữa họ về việc
giải thích hay áp dụng Công ước bằng các phương pháp hòa bình theo đúng
Điều 2, khoản 3 của Hiến chương liên hợp quốc và, vì mục đích này, cần
phải tìm ra giải pháp bằng các phương pháp đã được nêu ở Điều 33, khoản
1 của Hiến chương.
ĐIỀU 280. Giải quyết các tranh chấp bằng bất kỳ phương pháp hòa
bình nào do các bên lựa chọn
Không một quy định nào của phần này ảnh hưởng đến quyền của các quốc
gia thành viên đi đến thỏa thuận giải quyết vào bất cứ lúc nào, bằng bất kỳ
phương pháp hòa bình nào theo sự lựa chọn của mình một vụ tranh chấp
xảy ra giữa họ và vấn đề giải thích hay áp dụng Công ước.
ĐIỀU 281. Thủ tục phải tuân theo khi các bên không đạt tới một cách
giải quyết
1. Khi các quốc gia thành viên tham gia và một vụ tranh chấp liên quan đến
việc giải thích hay áp dụng Công ước đã thỏa thuận tìm cách giải quyết
tranh chấp này bằng một phương pháp hòa bình theo sự lựa chọn của mình,
thì các thủ tục được trù định trong phần này chỉ được áp dụng nếu người ta
không đạt được một cách giải quyết bằng phương pháp này và nếu sự thỏa
thuận giữa các bên không loại trừ khả năng tiến hành một thủ tục khác.
2. Nếu các bên cùng thỏa thuận về một thời hạn, thì khoản một chỉ được áp
dụng kể từ khi kết thúc thời hạn này.
ĐIỀU 282. Các nghĩa vụ xuất phát từ các hiệp định chung, khu vực hay
hai bên
Khi các quốc gia thành viên tham gia vào một vụ tranh chấp liên quan đến
việc giải thích hay áp dụng Công ước, trong khuôn khổ của một hiệp định
chung, khu vực hay hai bên hay bất kỳ cách nào, đã thỏa thuận rằng một vụ
tranh chấp như vậy, sẽ phải tuân theo một thủ tục dẫn đến một quyết định
bắt buộc, thì thủ tục này được áp dụng thay cho các thủ tục đã được trù định
trong phần này, trừ khi các bên tranh chấp có thỏa thuận khác.

ĐIỀU 283. Nghĩa vụ tiến hành các cuộc trao đổi về quan điểm
1. Khi có tranh chấp xảy ra giữa các quốc gia thành viên liên quan đến việc
giải thích hay áp dụng Công ước, các bên tranh chấp tiến hành ngay một
cuộc trao đổi quan điểm về cách giải quyết tranh chấp bằng thương lượng
hay bằng các phương pháp hòa bình khác.
2. Cũng như vậy, các bên tiến hành ngay một cuộc trao đổi quan điểm mỗi
khi kết thúc một thủ tục giải quyết đối với một vụ tranh chấp như vậy mà
không giải quyết được, hay mỗi khi đã có một giải pháp và các hoàn cảnh
đòi hỏi các cuộc tham khảo ý kiến liên quan đến việc thi hành giải pháp đó.
ĐIỀU 284. Việc hòa giải
1. Bất kỳ quốc gia nào thành viên nào tham gia vào một vụ tranh chấp liên
quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước đều có thể yêu cầu quốc gia
khác hay các bên khác đưa vụ tranh chấp ra hòa giải theo thủ tục đã được
trù định ở Mục 1 của Phụ lục V, hay theo một thủ tục hòa giải khác.
2. Khi yêu cầu đã được chấp nhận và nếu các bên đồng ý về thủ tục hòa giải
sẽ được áp dụng, thì bất kỳ bên nào cũng có thể đưa ra vụ tranh chấp ra hòa
giải theo thủ tục đó.
3. Khi yêu cầu không được chấp nhận hay nếu các bên không thỏa thuận
được về thủ tục hòa giải, thì coi như đã chấm dứt việc hòa giải.
4. Khi một vụ tranh chấp đã được đưa ra hòa giải, thì chỉ kết thúc việc hòa
giải theo đúng thủ tục hòa giải đã thỏa thuận, trừ khi các bên có sự thỏa
thuận khác.
ĐIỀU 285. Việc áp dụng mục này cho các vụ tranh chấp đã được đưa
ra theo phần XI
Mục này được áp dụng cho bất kỳ vụ tranh chấp nào mà theo Mục 5 của
Phần XI cần được giải quyết theo đúng các thủ tục đã trù định trong phần
này. Nếu một thực thế không phải là một quốc gia thành viên tham gia vào
một vụ tranh chấp như thế, thì mục này được áp dụng mutalis mutandis (với
những sửa đổi cần thiết về chi tiết).
Mục 2
CÁC THỦ TỤC BẮT BUỘC
DẪN TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH BẮT BUỘC

ĐIỀU 286. Phạm vi áp dụng mục này
Với điều kiện tuân thủ Mục 3, mọi tranh chấp liên quan đến việc giải thích
hay áp dụng Công ước khi không được giải quyết bằng cách áp dụng Mục
1, theo yêu cầu của một bên tranh chấp, đều được đưa ra trước tòa án có
thẩm quyền theo mục này.
ĐIỀU 287. Việc lựa chọn thủ tục
1. Khi ký hay phê chuẩn Công ước hoặc tham gia Công ước, hay ở bất kỳ
thời điểm nào sau đó, một quốc gia được quyền tự do lựa chọn, hình thức
tuyên bố bằng văn bản, một hay nhiều biện pháp sau đây để giải quyết các
tranh chấp có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước:
Tòa án quốc tế về Luật biển được thành lập theo đúng Phụ lục VII;
Toà án quốc tế;
Một tòa trọng tài được thành lập theo đúng Phụ lục VII;
Một tòa trọng tài đặc biệt được thành lập theo đúng Phụ lục VIII để giải
quyết một hay nhiều loại tranh chấp đã được qui định rõ trong đó.
2. Một bản tuyên bố theo khoản 1 không ảnh hưởng đến nghĩa vụ của một
quốc gia thành viên phải chấp nhận, trong phạm vi và theo các thể thức
được trù định ở Mục 5 của phần XI, thẩm quyền của Viện giải quyết các
tranh chấp có liên quan đến đáy biển thuộc Toàn án quốc tế về luật biển và
tuyên bố đó cũng không bị nghĩa vụ này tác động đến.
3. Một quốc gia thành viên tham gia vào một vụ tranh chấp mà không được
một tuyên bố còn có hiệu lực bảo vệ, thì được xem là đã chấp nhận thủ tục
trọng tài đã trù định ở Phụ lục VII.
4. Nếu các bên tranh chấp đã chấp nhận cùng một thủ tục để giải quyết
tranh chấp, thì vụ tranh chấp đó chỉ có thể được đưa ra giải quyết theo thủ
tục đó, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.
5. Nếu các bên tranh chấp không chấp nhận cùng một thủ tục để giải quyết
tranh chấp, thì vụ tranh chấp đó chỉ có thể được đưa ra giải quyết theo thủ
tục trọng tài đã được trù định ở Phụ lục VII, trừ khi các bên có thỏa thuận
khác.
6. Một bản tuyên bố theo đúng khoản 1 vẫn còn hiệu lực trong vòng 3 tháng
sau khi đã gửi một thông báo hủy bỏ cho Tổng thư ký Liên hợp quốc.
7. Một tuyên bố mới, một thông báo hủy nbỏ hay việc một tuyên bố hết hạn
không hề ảnh hưởng đến thủ tục đang tiến hành trước một toàn án có thẩm
quyền theo điều này, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.

8. Các tuyên bố và thông báo đã nêu ở điều này được gửi đến Tổng thư ký
Liên hợp quốc để lưu chuyển và Tổng thư ký Liên hợp quốc chuyển các
bản sao cho các quốc gia thành viên.
ĐIỀU 288. Thẩm quyền
1. Một tòa án đã nêu ở Điều 287 có thẩm quyền xét xử bất kỳ tranh chấp
nào liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước đã được đưa ra cho
mình theo đúng phần này.
2. Một tòa án nói ở Điều 287 cũng có thẩm quyền xét xử bất kỳ tranh chấp
nào liên quan đến việc giải thích hay áp dụng một điều ước quốc tế có liên
quan đến các mục đích của Công ước và đã được đưa ra cho mình theo
đúng điều ước này.
3. Viện giải quyết tranh chấp liên quan đến đáy biển được lập nên theo
đúng phụ lục VI và bất kỳ viện nào khác, hay tòa trọng tài nào khác, đã nêu
ở Mục 5 của Phần XI, đều có thẩm quyền xét xử mọi vấn đề đã được đưa ra
cho mình theo đúng mục đó.
4. Trong trường hợp có sự tranh cãi về vấn đề một tòa án có thẩm quyền
hay không, thì vấn đề này do tòa án đó quyết định.
ĐIỀU 289. Các chuyên viên
Đối với mọi tranh chấp đụng chạm đến những vấn đề khoa học hay kỹ
thuật, một tòa án khi thi hành thẩm quyền của mình theo mục này, theo yêu
cầu của một bên hay tự ý mình, và qua tham khảo ý kiến các bên, có thể lựa
chọn trên một bản danh sách thích hợp được lập nên theo đúng Điều 2 của
phụ lục VIII, ít nhất là 2 chuyên viên khoa học hay kỹ thuật tham gia tòa án
nhưng không có quyền biểu quyết.
ĐIỀU 290. Những biện pháp bảo đảm
1. Nếu một tòa án được đề nghị xét một vụ tranh chấp theo đúng thủ tục và
thấy prima facie (hiển nhiên) là mình có thẩm quyền theo phần này hay
Mục 5 của phần XI, thì tòa án này có thế qui định tất cả các biện pháp bảo
đảm mà mình xét thấy thích hợp với tình hình để bảo vệ các quyền riêng
của từng bên tranh chấp hay để ngăn không cho môi trường của biển bị
những tổn thất nghiêm trọng, trong khi chờ quyết định cuối cùng.
2. Các biện pháp bảo đảm có thể bị sửa đổi hay hủy bỏ ngay khi các hoàn
cảnh chứng minh cho các biện pháp đó thay đổi hay không còn tồn tại.

3. Các biện pháp bảo đảm chỉ có thể được qui định, sửa đổi hay hủy bỏ theo
điều này, theo yêu cầu của một bên tranh chấp và sau khi đã tạo cho các
bên tranh chấp khả năng thỏa thuận được với nhau.
4. Toà án thông báo ngay mọi biện pháp bảo đảm hay mọi quyết định sửa
bỏ hay hủy bỏ biện pháp đó cho các bên tranh chấp, và nếu xét thấy thích
hợp, thì thông báo cho các quốc gia thành viên khác.
5. Trong khi chờ lập ra một tòa trọng tài xét xử một vụ tranh chấp theo mục
này, mọi tòa án do các bên thỏa thuận với nhau chỉ định, hoặc, nếu không
thỏa thuận được trong một thời hạn 2 tuần sau ngày có yêu cầu các biện
pháp bảo đảm. Toà án quốc tế về luật biển, hay trong trường hợp của các
hoạt động tiến hành trong Vùng, Viện giải quyết các tranh chấp liên quan
đến đáy biển, có thể quy định, sửa đổi hay hủy bỏ các biện pháp bảo đảm
theo đúng điều này, nếu như họ thấy prima facie (hiển nhiên) rằng tòa án
cần được lập ra sẽ có thẩm quyền, và nếu như họ xét thấy rằng tính chất
khẩn trương của tình hình đòi hỏi phải làm như vậy. Một khi được thành
lập, tòa án được giao xét xử vụ tranh chấp, hành động theo đúng các khoản
1 đến 4, có thể sửa đổi, hủy bỏ hay xác nhận biện pháp bảo đảm này.
6. Các bên tranh chấp phải tuân theo không chậm trễ các biện pháp bảo
đảm được quy định theo điều này.
ĐIỀU 291. Việc sử dụng các thủ tục giải quyết tranh chấp
1. Tất cả các thủ tục giải quyết tranh chấp được trù định trong phần này đều
để ngỏ cho các quốc gia thành viên.
2. Các thủ tục để giải quyết tranh chấp được trù định trong phần này chỉ để
ngo cho các thực thể không phải là quốc gia thành viên trong phạm vi mà
Công ước đã trù định một cách rõ ràng.
ĐIỀU 292. Giải phóng ngay cho tàu thuyền bị cầm giữ hay trả tự do
cho đoàn thủy thủ của nó
1. Khi các nhà chức trách của một quốc gia thành viên đã bắt giữ một chiếc
tàu mang cờ của một quốc gia thành viên khác và nếu thấy rằng quốc gia
bắt giữ chiếc tàu đã không tuân theo các qui định của Công ước trù định
việc giải phóng ngay cho tàu thuyền hay trả tự do cho đoàn thủy thủ của nó
ngay khi ký gởi một khoản tiền bảo lãnh hợp lý hay một khoản bảo đảm tài
chính nào khác, thì vấn đề giải phóng tàu hay trả tự do cho đoàn thủy thủ
phải được đưa ra trước một tóa án do các bên chỉ định theo một thỏa thuận
chung; nếu không thỏa thuận đuợc trong một thời hạn 10 ngày kể từ lúc bắt

giữ chiếc tàu hay đoàn thủy thủ, vấn đề này có thể được đưa ra trước một
tòa án được quốc gia đã tiến hành bắt hay giữ tàu hay đoàn thủy thủ chấp
nhận theo đúng Điều 287, hay trước Tòa án quốc tế về luật biển, trừ khi các
bên có thỏa thuận khác.
2. Yêu cầu giải phóng hay trả tự do chỉ có thể do quốc gia mà tàu mang cờ
hoặc nhân danh quốc gia ấy đưa ra.
3. Tòa án nhanh chóng xem xét yêu cầu này và chỉ xét xử vấn đề giải phóng
tàu hay trả tự do cho đoàn thủy thủ, việc này không có ảnh hưởng gì đến
tiến trình tiếp sau của mọi vụ kiện mà chiếc tàu, người chủ chiếc tàu hay
đoàn thủy thủ của nó có thể là đối tượng trước quyền tài phán quốc gia
thích hợp. Các nhà chức trách của quốc gia đã tiến hành bắt, giữ vẫn có đủ
tư cách ra lệnh giải phóng tàu hay trả tự do cho đoàn thủy thủ của nó vào
bất kỳ lúc nào.
4. Ngay khi đã ký gửi khoản tiền bảo lãnh hay một khoản bảo đảm tài chính
khác theo quyết định của tòa án, các nhà chức trách của quốc gia đã bắt giữ
tàu phải tuân theo quyết định của tòa án về việc giải phóng tàu và trả tự do
cho đoàn thủy thủ của nó.
ĐIỀU 293. Luật có thể áp dụng
1. Tòa án có thẩm quyền theo mục này áp dụng các qui định của Công ước
và các qui tắc khác của pháp luật quốc tế không mâu thuẫn với Công ước.
2. Khoản 1 không đụng chạm đến quyền hạn của tòa có thẩm quyền theo
mục này để xét xử ex aequo bono (công bằng) nếu các bên thỏa thuận.
ĐIỀU 294. Các thủ tục sơ bộ
1. Tòa án được trù định ở Điều 287 nhận được đơn yêu cầu xét xử một vụ
tranh chấp nói ở Điều 297 quyết định theo thỉnh cầu của một bên, hay có
thể quyết định theo ý mình, xem yêu cầu này có phải là một sự lạm dụng
các phương pháp tố tụng hay prima facie (hiển hiên) là có căn cứ. Nếu tòa
án xét thấy rằng, đó là một sự lạm dụng các phương pháp tố tụng hay prima
facie (hiển hiên) là không có căn cứ, thì tòa án thôi không xét đơn nữa.
2. Lúc nhận được đơn, tòa án thông báo ngay cho bên kia hay các bên kia,
và qui định một thời hạn hợp lý, để các bên này có thể yêu cầu tòa quyết
định về các điểm đã nêu ở khoản 1.
3. Điều này không hề đụng chạm đến các quyền của một bên tranh chấp
nêu lên những phản bác sơ bộ theo đúng các qui tắc tố tụng có thể áp dụng.

ĐIỀU 295. Trường hợp các biện pháp tố tụng nội bộ đã được sử dụng
hết
Một vụ tranh chấp giữa các quốc gia thành viên liên quan đến việc giải
thích hay áp dụng Công ước, chỉ có thể được đưa ra giải quyết theo các thủ
tụ đã qui định ở mục này sau khi các biện pháp tố tụng nội bộ đã được sử
dụng hết theo đòi hỏi của pháp luật quốc tế.
ĐIỀU 296. Tính chất tối hậu và bắt buộc của các quyết định
1. Các quyết định do tòa án có thẩm quyền theo mục này đưa ra là có tính
chất tối hậu, và tất cả các bên tranh chấp phải tuân theo.
2. Các quyết định đó chỉ có tính chất bắt buộc đối với các bên và trong
trường hợp riêng biệt được xem xét.
Mục 3
CÁC GIỚI HẠN VÀ NGOẠI LỆ ĐỐI VỚI VIỆC ÁP DỤNG
ĐIỀU 297. Các giới hạn áp dụng mục 2
1. Các vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước về
việc thi hành các quyền thuộc chủ quyền hay quyền tài phán của quốc gia
ven biển như đã được trù định trong Công ước, được xét theo các thủ tục
giải quyết đã được trù định ở Mục 2 trong các trường hợp sau đây:
Khi thấy rằng quốc gia ven biển đã không tuân theo Công ước liên quan
đến tự do và quyền hàng hải, hàng không hoặc tự do và quyền đặt các
dây cáp và ống dẫn ngầm, cũng như đến việc sử dụng biển vào các
mục đích khác mà quốc tế thừa nhận là chính đã nêu ở Điều 58;
Khi thấy rằng trong việc thi hành các tự do và các quyền đó hoặc trong
việc sử dụng các quyền này, một quốc gia đã không tuân theo Công
ước hay các luật hoặc các qui định do quốc gia ven biển đề ra phù hợp
với các qui định của Công ước và các qui tắc khác của pháp luật quốc
tế không trái với Công ước; hoặc
Khi thấy rằng quốc gia ven biển đã không tuân theo các qui tắc hay quy
phạm quốc tế đã được xác định nhằm bảo vệ và gìn giữ môi trường
biển có thể áp dụng cho quốc gia này và đã được Công ước đặt ra, hay
được đặt ra thông qua một tổ chức quốc tế có thẩm quyền hay một hội
nghị ngoại giao hành động phù hợp với Công ước.
2. a) Các vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng các qui
định của Công ước về nghiên cứu khoa học biển được giải quyết theo đúng

Mục 2, trừ khi quốc gia ven biển không chịu chấp nhận theo cách giải quyết
như thế đối với một vụ tranh chấp phát sinh từ:
Việc quốc gia này thi hành một quyền tùy ý quyết định theo đúng Điều
246; hay
Quyết định của quốc gia này ra lệnh đình chỉ hoặc chấm dứt tiến hành
một dự án nghiên cứu theo đúng Điều 253;
b) Các vụ tranh chấp phát sinh từ một luận cứ của quốc gia nghiên cứu
cho rằng trong trường hợp của một dự án riêng biệt, quốc gia ven biển
không sử dụng các quyền mà các Điều 246 và 253 đã dành cho mình một
cách phù hợp với Công ước, thì theo yêu cầu của bên này hay bên khác
được đưa ra hòa giải theo thủ tục đã được trù định ở Mục 2 của Phụ lục V,
dĩ nhiên là Ủy ban hòa giải không được xét việc thi hành quyền tùy ý quyết
định của quốc gia ven biển trong việc chỉ định các khu vực đặc biệt, như đã
được trù định ở Điều 246, khoản 6, cũng như việc thi hành quyền tùy ý
không cho phép theo đúng khoản 5 của cùng điều đó.
3. a) Các việc tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng các qui
định của Công ước về việc đánh bắt hải sản được giải quyết theo đúng Mục
2, trừ khi quốc gia ven biển không chịu chấp nhận cách giải quyết như vậy
về một vụ tranh chấp liên quan đến các quyền thuộc chủ quyền của mình
đối với các tài nguyên sinh vật thuộc Vùng đặc quyền về kinh tế của mình,
hay liên quan đến việc thi hành các quyền này, kể cả quyền tùy ý qui định
khối lượng đánh bắt có thể chấp nhận được và khả năng đánh bắt của mình,
phân phối số dư ra giữa các quốc gia khác, quyết định các thể thức, điều
kiện đặt ra trong các luật và qui định của mình về bảo vệ và quản lý;
b) Nếu việc vận dụng Mục 1, không cho phép đi đến một cách giải quyết,
thể theo yêu cầu của một bên nào đó trong số các bên tranh chấp, vụ tranh
chấp được đưa ra hòa giải theo thủ tục được trù định ở Mục 2 của Phụ lục
V, khi chứng minh được rằng quốc gia ven biển đã:
Rõ ràng không thực hiện nghĩa vụ phải dùng các biện pháp bảo vệ và
quản lý thích hợp để bảo đảm rằng việc duy trì các tài nguyên sinh vật
thuộc vùng đặc quyền kinh tế không bị ảnh hưởng nghiêm trọng;
Độc đoán từ chối việc quy định, theo yêu cầu của một quốc gia khác
khối lượng đánh bắt có thể chấp nhận được và khả năng khai thác tài
nguyên sinh vật của mình đối với các đàn (stocks) hải sản mà việc khai thác
có liên quan đến quốc gia khác đó; hay
Độc đoán từ chối việc chia cho một quốc gia nào đó toàn bộ hay một
phần số cá dư mà mình đã xác nhận, như đã trù định ở các Điều 62, 69 và
70 và theo các thể thức và điều kiện mà bản thân mình đã qui định và phù
hợp với Công ước;
Ủy ban hòa giải không có trường hợp nào được phép dùng quyền túy ý
quyết định của mình thay cho quyền tùy ý quyết định của các quốc gia
ven biển.

Báo cáo của Ủy ban hòa giải phải được thông báo cho các tổ chức quốc tế
thích hợp.
Khi đàm phán về các thỏa thuận đã trù định ở các Điều 69 và 70, các quốc
gia thành viên, trừ khi có thỏa thuận khác, ghi vào đó một điều khoản
trù định các biện pháp mà mình phải thi hành để giảm đến mức tối
thiểu các khả năng bất đồng về việc giải thích hay áp dụng thỏa thuận,
cũng như thủ tục phải tuân theo trong trường hợp vẫn có bất đồng.
ĐIỀU 298. Những ngoại lệ không bắt buộc đối với việc áp dụng Mục 2
1. Khi ký kết, phê chuẩn hay tham gia Công ước, hoặc ở vào bất kỳ thời
điểm nào sau đó, với điều kiện không phương hại đến các nghĩa vụ phát
sinh từ Mục 1, một quốc gia có thể tuyên bố bằng văn bản rằng mình không
chấp nhận một hay nhiều thủ tục giải quyết các tranh chấp đã được trù định
ở Mục 2 có liên quan đến một hay nhiều loại tranh chấp sau đây:
a) i. Các vụ tranh chấp về việc giải thích hay áp dụng các Điều 15, 74 và
83 liên quan đến việc hoạch định ranh giới các vùng biển hay các vụ tranh
chấp về các vịnh hay danh nghĩa lịch sử, nghĩa là khi một tranh chấp như
thế xảy ra sau khi Công ước có hiệu lực và nếu các bên không đi đến một
thỏa thuận nào bằng con đường thương lượng trong một thời hạn hợp lý, thì
quốc gia đã tuyên bố, theo yêu cầu của một trong các bên, chấp nhận đưa
vụ tranh chấp đó ra hòa giải theo thủ tục đã được trù định ở Mục 2 của phụ
lục V, và đương nhiên không thể đưa ra xét theo thủ tục này một vụ tranh
chấp nào đòi hỏi nhất thiết phải xem xét đồng thời một vụ tranh chấp chưa
được giải quyết liên quan đến chủ quyền và các quyền khác trên một lãnh
thổ đất liền hay đảo;
ii. Một khi Ủy ban hòa giải đã trình bày báo cáo của mình, báo cáo
phải nói rõ được lý do, thì các bên thương lượng về một thỏa thuận trên cơ
sở của báo cáo này; nếu các cuộc thương lượng không thành, thì các bên,
qua sự thỏa thuận với nhau, đưa vấn đề ra theo các thủ tục đã được quy
định ở Mục 2, trừ khi các bên có thỏa thuận khác;
iii. Điểm nhỏ này không áp dụng đối với các vụ tranh chấp liên quan
đến việc hoạch định ranh giới các vùng biển đã được một thỏa thuận giữa
các bên giải quyết dứt khoát, cũng như đối với các vụ tranh chấp phải được
giải quyết theo đúng một bạn thỏa thuận hai bên hay nhiều bên có tính chất
ràng buộc các bên;
b) Các vụ tranh chấp liên quan đến các hoạt động quân sự, kể cả hoạt
động quân sự của tàu thuyền và phương tiện bay của Nhà nước được sử
dụng cho một dịch vụ không có tính chất thương mại, và các vụ tranh chấp
liên quan đến các hành động bắt buộc chấp hành, đã được thực hiện trong
việc thi hành các quyền thuộc chủ quyền hoặc quyền tài phán mà Điều 297,
khoản 2 và 3, đã loại trừ khỏi thẩm quyền của một Tòa án;
c) Các vụ tranh chấp mà Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, trong khi thi
hành các chức năng của mình do Hiến chương Liên hợp quốc giao phó có

trách nhiệm giải quyết, trừ khi Hội đồng bảo an quyết định xóa vấn đề
trong chương trình nghị sự của mình hay yêu cầu các bên tranh chấp giải
quyết tranh chấp của họ bằng các phương pháp đã qui định trong Công ước.
2. Một quốc gia thành viên đã ra một tuyên bố theo khoản 1, thì bất kỳ lúc
nào cũng có thể rút lui tuyên bố đó hay thỏa thuận đưa ra một vụ tranh chấp
mà tuyên bố này đã loại trừ, ra trước bất cứ thủ tục giải quyết nào đã được
trù định trong Công ước.
3. Một quốc gia thành viên đã ra một tuyên bố theo khoản 1, thì không thể
đưa ra một vụ tranh chấp, nằm trong một loại tranh chấp đã bị loại trừ, ra
trước một thủ tục nào đó trong số các thủ tục đã được trù định trong Công
ước, nếu không có sự thỏa thuận của quốc gi thành viên đang tranh chấp
với mình.
4. Nếu một quốc gia thành viên đã ra một tuyên bố theo khoản 1, điểm a,
thì bất kỳ quốc gia thành viên nào khác cũng có thể đưa ra mọi tranh chấp
giữa quốc gia đó với quốc gia đã ra tuyên bố và nằm trong một loại tranh
chấp đã bị loại trừ, ra giải quyết theo thủ tục được định rõ trong tuyên bố
này.
5. Một tuyên bố mới hay một thông báo rút lui một tuyên bố không hề có
tác động đến thủ tục đang áp dụng trước một toàn án xét xử theo đúng điều
này, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.
6. Các tuyên bố hay các thông báo rút lui các tuyên bố nói ở điều này phải
được gửi cho Tổng thư ký Liên hợp quốc để lưu chuyển, Tổng thư ký Liên
hợp quốc chuyển các bản sao các văn kiện đó cho các quốc gia thành viên.
ĐIỀU 299. Quyền của các bên trong việc thỏa thuận các thủ tục
1. Bất kỳ tranh chấp nào khi đã bị loại khỏi các thủ tục giải quyết các tranh
chấp được trù định ở Mục 2 theo Điều 297 hoặc bằng một tuyên bố theo
đúng Điều 298, thì chỉ có thể được đưa ra giải quyết theo các thủ tục này
qua sự thỏa thuận của các bên tranh chấp.
2. Không một quy định nào của mục này đụng chạm đến quyền của các bên
tranh chấp trong việc thỏa thuận sử dụng một thủ tục khác để giải quyết vụ
tranh chấp, hay thỏa thuận giải quyết vụ tranh chấp bằng sự giàn xếp ổn
thỏa.
PHẦN XVI
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

ĐIỀU 300. Thiện chí và lạm quyền
Các quốc gia thành viên phải có thiện chí hoàn thành các nghĩa vụ đã đảm
nhận theo nội dung Công ước, và thực hiện các quyền, thẩm quyền và các
tự do đã được thừa nhận trong Công ước, sao cho không để xảy ra tình
trạng lạm quyền.
ĐIỀU 301. Việc sử dụng biển vào những mục đích hòa bình
Trong việc thực hiện các quyền và làm tròn nghĩa vụ của mình theo đúng
Công ước, các quốc gia thành viên tránh dựa vào việc đe dọa hay sử dụng
vũ lực để xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ hay độc lập chính trị của mọi quốc
gia hay tránh cùng bất kỳ cách nào khác không phù hợp với các nguyên tắc
của pháp luật quốc tế đã được nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc.
ĐIỀU 302. Việc tiết lộ các thông tin
Không phương hại đến quyền của mọi quốc gia thành viên dựa vào các thủ
tục giải quyết các vụ tranh chấp đã được trù định trong Công ước, không
qui định nào của Công ước có thể được giải thích như là bắt buộc một quốc
gia thành viên, trong khi thi hành các nghĩa vụ của mình theo Công ước,
cung cấp các thông tin mà việc tiết lộ sẽ là trái với các lợi ích thiết yếu của
mình về mặt an ninh.
ĐIỀU 303. Các hiện vật khảo cổ và lịch sử được phát hiện ở biển
Các quốc gia có nghĩa vụ bảo vệ các hiện vật có tính chất khảo cổ hay lịch sử
được phát hiện ở biển; các quốc gia hợp tác với nhau vì mục đích ấy.
Để kiểm soát việc mua bán hiện vật này, bằng cách áp dụng Điều 33, quốc
gia ven biển có thể coi việc lấy các hiện vật đó từ đáy biển trong vùng nói
ở điều đó mà không có sự thỏa thuận của mình là sự vi phạm các luật và
qui định của quốc gia ven biển ở trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của
mình, đã được nêu ở Điều 33.
Điều này không đụng chạm đến các quyền của những người sở hữu có thể
được xác nhận, cũng không đụng chạm đến quyền thu hồi các xác tàu và
các qui tắc khác của luật hàng hải cũng không đụng chạm đến các luật và
tập quán về mặt trao đổi văn hóa.

Điều này không làm phương hại đến các điều ước quốc tế khác và các qui tắc
của pháp luật quốc tế liên quan đến việc bảo vệ các hiện vật có tính chất
khảo cổ hay lịch sử.
ĐIỀU 304. Trách nhiệm trong trường hợp xảy ra thiệt hại
Các qui định của Công ước liên quan đến trách nhiệm trong trường hợp xảy
ra thiệt hại không phương hại đến việc áp dụng các qui tắc hiện hành và
việc lập ra các qui tắc mới liên quan đến trách nhiệm theo pháp luật quốc
tế.
PHẦN XVII
CÁC QUI ĐỊNH CUỐI CÙNG
ĐIỀU 305. Ký kết
1. Công ước để ngỏ cho các đối tượng sau đây được ký:
Tất cả các quốc gia;
Nước Na-mi-bi-a do Hội đồng của Liên hợp quốc về Na-mi-bi-a đại diện;
Tất cả các quốc gia liên kết tự trị đã chọn chế độ này qua một hành động tự
quyết do Liên hợp quốc giám sát và phê chuẩn theo Nghị quyết 1514
(XV) của Đại hội đồng và có thẩm quyền đối với các vấn đề mà Công ước
đề cập, kể cả thẩm quyền ký các hiệp ước về các vấn đề đó;
Tất cả các quốc gia liên kết tự trị mà theo các văn bản liên kết, có thẩm
quyền đối với các vấn đề mà Công ước đề cập, kể cả thẩm quyền ký các
hiệp ước về các vấn đề đó;
Tất cả các lãnh thổ có quyền tự trị hoàn toàn về nội trị được Liên hợp quốc
thừa nhận, nhưng chưa giành được nền độc lập hoàn toàn phù hợp với
Nghị quyết 1514 (XV) của Đại hội đồng và có thẩm quyền đối với các
vấn đề mà Công ước đề cập, kể cả thẩm quyền ký các hiệp ước về các vấn
đề đó;
Các tổ chức quốc tế theo đúng phụ lục IX.
Công ước để ngỏ cho việc ký kết tại Bộ Ngoại giao nước Gia-mai-ca cho
đến ngày 09-12-1984 cũng như tại trụ sở của Liên hợp quốc tại Niu Oóc
từ 1-7-1983 đến 9-12-1984.
ĐIỀU 306. Việc phê chuẩn và việc xác nhận chính thức

Công ước phải được các quốc gia và các thực thể khác nói ở Điều 305,
khoản 1, các điểm b, c, d và e phê chuẩn và được các thực thể nói ở khoản
1, điểm f, của điều đó xác nhận chính thức theo đúng Phụ lục IX. Các văn
kiện phê chuẩn và xác nhận chính thức được lưu chiểu bên cạnh Tổng thư
ký Liên hợp quốc.
ĐIỀU 307. Việc tham gia
Công ước vẫn để ngỏ cho các quốc gia và thực thể khác nói ở Điều 305
tham gia. Việc tham gia của các thực thể nói ở Điều 305, khoản 1, điểm f
do Phụ lục IX điều chỉnh. Các văn kiện tham gia được lưu chiểu bên cạnh
Tổng thư ký Liên hợp quốc.
ĐIỀU 308. Có hiệu lực
1. Công ước có hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày gửi lưu chiểu văn bản phê
chuẩn hay tham gia thứ 60.
2. Đối với mỗi quốc gia phê chuẩn Công ước hay tham gia vào Công ước
sau khi văn bản phê chuẩn hay tham gia thứ 60 đã được gửi lưu chiểu, thì
Công ước sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 30 sau ngày quốc gia này gửi lưu
chiểu văn bản phê chuẩn hay tham gia của mình, với điều kiện phải tuân thủ
quy định ở khoản 1.
Đại hội đồng của Cơ quan quyền lực sẽ nhóm họp vào ngày mà Công ước
bắt đầu có hiệu lực và sẽ bầu ra Hội đồng của Cơ quan quyền lực.
Trong trường hợp Điều 161 không thể thực hiện hoàn toàn đầy đủ, thì
Hội đồng đầu tiên phải được thành lập sao cho phù hợp với những mục
tiêu đã nói ở điều đó.
Các quy tắc, quy định và thủ tục do Ủy ban trù bị soạn thảo sẽ được tạm
thời áp dụng trong khi chờ cho các qui tắc, qui định và thủ tục đó được
Cơ quan quyền lực chính thức thông qua theo đúng Phần XI.
Cơ quan quyền lực và các cơ quan của nó hành động theo đúng nghị quyết
II của Hội nghị luật biển lần thứ III của Liên hợp quốc liên quan đến các
khoản vốn đầu tư ban đầu và với các quyết định của Ủy ban trù bị để
thực hiện nghị quyết này.
ĐIỀU 309. Các bảo lưu và ngoại lệ

Công ước không chấp nhận bảo lưu, cũng không chấp nhận các ngoại lệ
ngoài những điều đã được các điều khác của Công ước cho phép một cách
rõ ràng.
ĐIỀU 310. Các tuyên bố
Điều 309 không ngăn cấm một quốc gia, vào lúc mà quốc gia này ký hay
phê chuẩn Công ước hoặc tham gia vào Công ước, ra các tuyên bố, bất kể
lới văn hay tên gọi của tuyên bố đó thế nào, đặc biệt là nhằm điều hòa luật
lệ và qui định quốc của họ với Công ước, với điều kiện là các tuyên bố này
không nhằm loại trừ hay sửa đổi hiệu lực pháp lý của các qui định của
Công ước trong việc áp dụng chúng vào quốc gia này.
ĐIỀU 311. Mối quan hệ với các công ước và điều ước quốc tế khác
Giữa các quốc gia thành viên, Công ước có giá trị hơn các Công ước Giơ-
ne-vơ ngày 29 tháng 4 năm 1958 về luật biển.
Công ước không thay đổi chút nào về các quyền và nghĩa vụ của các quốc
gia thành viên bắt nguồn từ các Hiệp ước khác phù hợp với Công ước và
các quyền và nghĩa vụ đó không đụng chạm đến việc các quốc gia khác
được hưởng các quyền mà Công ước dành cho họ, cũng như việc các
quốc gia khác thi hành nghĩa vụ của họ bắt nguồn từ Công ước.
Hai hoặc trên hai quốc gia thành viên tham gia vào Công ước có thể ký các
điều ước sửa đổi hay đình chỉ việc áp dụng các qui định của Công ước
và chỉ áp dụng vào các mối quan hệ giữa họ với nhau, với điều kiện là
các điều ước này không đụng đến một trong các qui định Công ước mà
việc không tôn trọng sẽ không phù hợp với việc thực hiện nội dung và
mục đích của Công ước, và cũng với điều kiện là các điều ước này
không đụng chạm đến việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản đã được nêu
trong Công ước, cũng không đụng chạm đến việc các quốc gia khác
hưởng và thi hành các quyền hay nghĩa vụ bắt nguồn từ Công ước.
Các quốc gia thành viên dự định ký kết một điều ước nói ở khoản 3 cần
thông báo cho các bên khác, qua trung gian của người lưu chiểu Công
ước, ý định ký kết điều ước của mình cũng như những sửa đổi hay việc
đình chỉ áp dụng các qui định của Công ước mà điều ước đó trù định.
Điều này không đụng chạm đến các điều ước quốc tế được phép hay được
duy trì một cách rõ ràng theo các điều khác của Công ước.
Các quốc gia thành viên thỏa thuận rằng không thể có sự sửa đổi nào đối
với nguyên tắc cơ bản về di sản chung của loài người đã được nêu lên ở

Điều 136 và các quốc gia này sẽ không tham gia vào một điều ước nào
vi phạm nguyên tắc ấy.
ĐIỀU 312. Sửa đổi
Sau một thời gian 10 năm kể từ ngày Công ước có hiệu lực, mọi quốc gia
thành viên có thể, qua văn bản gửi lên Tổng thư ký Liên hợp quốc, đề
nghị các điểm sửa đổi đối với Công ước về những điểm cụ thể, trong
chừng mực mà các điểm sửa đổi đó không nhằm vào các hoạt động tiến
hành trong Vùng, và đề nghị triệu tập một hội nghị có nhiệm vụ xem xét
các điều sửa đổi được đề xuất như vậy. Tổng thư ký chuyển văn bản
này cho các quốc gia thành viên. Nếu trong 12 tháng sau ngày chuyển
văn bản, có ít nhất là một nửa số quốc gia thành viên trả lời một cách
thuận lợi cho yêu cầu này, thì Tổng thư ký triệu tập hội nghị.
Trừ khi Hội nghị sửa đổi có quyết định khác, Hội nghị đó sẽ áp dụng thủ
tục ra quyết định đã được dùng trong hội nghị luật biển lần thứ III của
Liên hợp quốc. Hội nghị phải cố gắng hết sức để đi đến thỏa thuận về
các điểm sửa đổi bằng consensus (thỏa thuận) và hội nghị chỉ được tiến
hành bỏ phiếu về vấn đề khi mọi cố gắng để đạt tới một sự thỏa thuận
không còn nữa.
ĐIỀU 313. Việc sửa đổi bằng thủ tục đơn giản hóa
Qua văn bản gửi lên cho Tổng thư ký Liên hợp quốc, mọi quốc gia thành
viên có thể đề nghị một điều sửa đổi đối với Công ước, không phải là
một điều sửa đổi nhằm vào các hoạt động tiến hành trong Vùng, và yêu
cầu rằng điều sửa đổi đó được thông qua theo thủ tục đơn giản hóa được
trù định trong điều này, không cần triệu tập một hội nghị để xem xét
điều sửa đổi đó. Tổng thư ký Liên hợp quốc chuyển văn bản đó cho tất
cả các quốc gia thành viên.
Nếu trong 12 tháng sau ngày chuyển văn bản này, một quốc gia thành viên
có ý kiến phản đối điều sửa đổi đã được đề nghị hay phản đối ý kiến đề
xuất nhằm làm cho điều sửa đổi đó được thông qua theo thủ tục đơn
giản hóa, thì điều sửa đổi coi như bị bác bỏ. Tổng thư ký Liên hợp quốc
thông báo ngay việc đó cho tất cả các quốc gia thành viên.
Nếu 12 tháng sau ngày chuyển văn bản, không có một quốc gia thành viên
nào có ý kiến phản đối điều sửa đổi đã được đề xuất hay phản đối đề
nghị nhằm làm cho điều đó được thông qua theo thủ tục đơn giản hóa,
thì điều sửa đổi được đề xuất coi như được chấp thuận. Tổng thư ký
thông báo cho tất cả các quốc gia thành viên việc chấp nhận điều sửa đổi
đã được đề xuất này.

ĐIỀU 314. Những điều sửa đổi đối với các qui định của Công ước chỉ
liên quan đến các hoạt động tiến hành trong Vùng
1. Qua biên bản gởi lên Tổng thư ký của Cơ quan quyền lực, mọi quốc gia
thành viên có thể đề nghị một điều sửa đổi đối với các qui định của
Công ước chỉ liên quan đến các hoạt động tiến hành trong Vùng, kể cả
các qui định của Mục 4 thuộc Phụ lục VI. Tổng thư ký gởi văn bản này
cho tất cả các quốc gia thành viên. Một khi Hội đồng chuẩn y, điểm sửa
đổi được đề xuất phải được Đại hội đồng chuẩn y. Đại biểu của các
quốc gia thành viên có toàn quyền để xem xét và thông qua điều sửa đổi
được đề xuất. Đề nghị sửa đổi, như đã được Hội đồng và Đại hội đồng
chuẩn y, coi như được chấp thuận.
2. Trước khi chuẩn y một điều sửa đổi theo đúng khoản 1, Hội đồng và Đại
hội đồng phải biết chắc rằng điều sửa đổi không đụng chạm đến hệ
thống thăm dò và khai thác các tài nguyên của Vùng trong khi chờ đợi
triệu tập cuộc hội nghị xét duyệt lại theo đúng Điều 155.
ĐIỀU 315. Những điều sửa đổi: ký, phê chuẩn, tham gia và các văn bản
chính thức
Những điều sửa đổi đối với Công ước khi được thông qua, được để ngỏ cho
các quốc gia thành viên ký kết tại trụ sở của Liên hợp quốc ở Niu Oóc,
trong thời hạn là 12 tháng kể từ ngày thông qua các điều sửa đổi này, trừ
khi các điều sửa đổi đó có qui định khác.
Các Điều 306, 307 và 320 được áp dụng cho tất cả các điều sửa đổi đối với
Công ước.
ĐIỀU 316. Các điều sửa đổi có hiệu lực
Đối với các thành viên đã phê chuẩn hay đã tham gia công ước, ngoài
những điều đã nói ở khoản 5, sẽ có hiệu lực vào ngày thứ ba mươi tiếp
sau việc gửi lưu chiểu các văn bản phê chuẩn hay tham gia của hai phần
ba số quốc gia thành viên hay của 60 quốc qia thành viên, số lượng nào
cao nhất sẽ được sử dụng. Các điều sửa đổi không đụng chạm đến việc
các quốc gia khác được hưởng các quyền mà Công ước dành cho họ,
cũng không đụng chạm đến việc họ thi hành các nghĩa vụ bắt nguồn từ
Công ước.
Một điều sửa đổi có thể trù định rằng, việc nó có hiệu đòi hỏi phải có một
số lượng quốc gia phê chuẩn hay tham gia cao hơn số lượng mà điều
này đòi hỏi.

Đối với một quốc gia đã phê chuẩn một điều sửa đổi nói ở khoản 1 hay đã
tham gia vào điều sửa đổi đó sau ngày số lượng các văn bản phê chuẩn
hay tham gia cần thiết đã được lưu chiểu, điều sửa đổi này có hiệu lực
vào ngày thứ ba mươi tiếp sau ngày nộp lưu chiểu văn bản phê chuẩn
hay tham gia của quốc gia thành viên đó.
Bất kỳ quốc gia nào khi trở thành thành viên của Công ước, sau khi một
điều sửa đổi có hiệu lực theo đúng khoản 1, nếu không biểu thị một ý
định khác, thì được coi như là:
Thành viên của Công ước đã được sửa đổi; và
Thành viên của Công ước không được sửa đổi đối với mọi quốc gia
thành viên không bị ràng buộc bởi các điều sửa đổi.
Các điều sửa đổi chỉ nhằm vào các hoạt động tiến hành trong Vùng và các
điều sửa đổi đối với Phụ lục VI sẽ có hiệu lực đối với tất cả các quốc gia
thành viên sau ngày có ba phần tư số quốc gia thành viên nộp lưu chiểu
các văn bản phê chuẩn hay tham gia.
Mọi quốc gia khi trở thành thành viên của Công ước, sau khi các điều sửa
đổi nói trong khoản 5 có hiệu lực được coi như thành viên của Công ước
đã được sửa đổi.
ĐIỀU 317. Việc từ bỏ
Một quốc gia thành viên có thể từ bỏ Công ước, qua thông báo viết gửi lên
cho Tổng thư ký Liên hợp quốc, và nói rõ những lý do của việc từ bỏ.
Dù quốc gia thành viên này không nêu rõ lý do đó, thì việc từ bỏ vẫn
không vì thế mà vô hiệu lực. Việc từ bỏ có hiệu lực sau một năm kể từ
ngày nhận được thông báo, trừ khi trong thông báo có trù định một thời
hạn chậm hơn.
Việc từ bỏ cũng không làm cho một quốc gia tránh khỏi các nghĩa vụ về
mặt tài chính và hợp đồng mà họ phải đảm nhận, khi mà quốc gia này
còn là thành viên của Công ước, và việc từ bỏ cũng không ảnh hưởng
đến các quyển, nghĩa vụ hay các địa vị pháp lý của quốc gia này bắt
nguồn từ việc áp dụng Công ước, trước khi Công ước không còn hiệu
lực đối với quốc gia đó.
Việc từ bỏ không hề ảnh hưởng chút nào tới bổn phận của mọi quốc gia
thành viên phải làm tròn mọi nghĩa vụ đã nêu trong Công ước, mà quốc
gia này phải tuân thủ theo pháp luật quốc tế độc lập với Công ước.
ĐIỀU 318. Quy chế của các phụ lục

Các phụ lục là bộ phận hoàn chỉnh của Công ước, một sự viện dẫn Công
ước cũng là một sự viện dẫn các phụ lục của nó và sự viện dẫn một phần
của Công ước cũng là sự viện dẫn các phụ lục có liên quan đến phần đó, trừ
trường hợp có quy định trái ngược rõ ràng.
ĐIỀU 319. Người lưu chiểu
Tổng thư ký Liên hợp quốc là người lưu chiểu Công ước và các điều sửa
đổi có liên quan đến công ước.
Ngoài chức năng của người lưu chiểu, Tổng thư ký Liên hợp quốc còn:
Báo cáo cho tất cả các quốc gia thành viên, Cơ quan quyền lực và các tổ chức
quốc tế có thẩm quyền về các vấn đề mang tính chất chung xuất hiện liên
quan đến Công ước.
Thông báo cho Cơ quan quyền lực các văn bản phê chuẩn, xác nhận chính
thức và tham gia Công ước và các điều sửa đổi đối với Công ước, cũng
như các văn bản từ bỏ các Công ước;
Thông báo cho các quốc gia thành viên các điều ước được ký kết theo đúng
với Điều 311, khoản 4;
Chuyển cho các quốc gia thành viên các điều sửa đổi đã được thông qua theo
đúng Công ước để phê chuẩn hay tham gia;
Triệu tập các cuộc họp cần thiết của các quốc gia thành viên theo đúng Công
ước.
3. a) Tổng thư ký cũng chuyển cho các quan sát viên nói ở Điều 156:
Các báo cáo nói ở khoản 2, điểm a;
Các thông báo nói ở khoản 2, điểm b và c;
Văn bản các điểm sửa đổi nói ở khoản 2, điểm d với tính chất để thông báo.
b) Tổng thư ký cũng mời các quan sát viên này tham gia các hội nghị của
các quốc gia thành viên nói ở khoản 2 điểm e với tư cách là quan sát viên
ĐIỀU 320. Các văn bản chính thức
Nguyên bản của Công ước bằng tiếng Anh, Ả Rập, Trung Quốc, Tây Ban
Nha, Pháp, và Nga đều có giá trị chính thức như nhau và được lưu chiếu
bên cạnh Tổng thư ký Liên hợp quốc, theo Điều 305, khoản 2.
Để làm tin, các đại diện toàn quyền ký dưới đây là những người được phép
hợp thức ký vào Công ước.
Làm tại Môn-tê-gô Bay ngày mồng Mười tháng Mười hai năm Một ngàn
chín trăm tám mươi hai.
Về Đầu Trang Go down
 
CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 8
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 10
» CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 11
» CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 2
» CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 3
» CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 4

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Ngưng tất cả các hoạt động trên Forum :: ..::..Ban Quản Trị Diễn Đàn..::.. :: Tin tức-
Chuyển đến