Tuổi thơ dữ dội
Phần 4b
5
Một buổi sáng, Lượm mang báo cáo của anh đồng-râu về Sịa cho tổ liên lạc. đây là lần thứ năm, nó mang báo cáo về Sịa, kể từ ngày tổ tình báo đặt chân lên Huế.
Ði liên lạc từ Huế về Sịa mỗi ngày một trở nên khó khăn, nguy hiểm. Bọn giặc bắt đầu đánh hơi thấy có nhiều bộ phận của Việt Minh, trà trộn theo những người hồi cư, lọt về Huế- Lác đác nơi này nơi khác trong thành phố đã có những tên mật thám, việt gian bị bắn chết; lựu đạn nổ trong công sở, truyền đơn kêu gọi kháng chiến rải trên đường phố, Ở chợ hoặc dán Ở những chỗ đông người qua lại.
để ngăn chặn sự xâm nhập đáng sợ của Việt Minh, bọn giặc cấp tốc dựng thêm nhiều trạm kiểm soát dọc các con đường ra vào thành phố. Trên sông, chúng lập những trạm kiểm soát lưu động bằng thuyền, xuồng máy- Ðàn ông, đàn bà, cả trẻ con ngang qua trạm kiểm soát chúng đều chặn lại khám xét rất gắt gao. Chúng còn tổ chức nhiều cuộc vây ráp, khám xét bất thình lình Ở khắp các ngả đường.
Qua mấy lần đi liên lạc, lần nào Lượm cũng bị các trạm kiểm soát chặn lại khám xét rất kỹ. Nhưng nhờ gan dạ, bình tĩnh, nhanh trí, Lượm đều đi về trót lọt.
Tất nhiên cũng có những lần chúng làm cho Lượm toát mồ hôi hột.
Mỗi lần đi, Lượm đều thay đổi cách cất giấu tài liệu và cách hóa trang. Lần nó đóng vai thằng nhỏ đi chợ tay xách rỏ rau, tay xách mấy con cá tràu, cá trê; dây lạt xâu mang. Báo cáo, tài liệu nó cuộn tròn, bọc giấy bóng, nhét sâu vào bụng cá. đến nơi, thằng Hiền, Tổ trưởng tổ liên lạc phải dùng dao mổ bụng cá mới lấy được tài liệu ra, có lần nó đóng vai cháu đi về quê thăm bà ngoại, tay xách một xâu bánh ít. Ruột bánh đã được Tư-dát khéo léo moi hết tôm thịt ra chén, và nhét thay vô đó tài liệu CÓ lần nó giả làm thằng bé chạy chơi lêu lổng ngoài đường. Chân đất, đầu không nón không mũ, mặc phong phanh cái áo sơ mi cộc tay với quần đùi. Tay nó cầm đẫn mía, vừa đi vừa cắn, nhai, hít nước ngọt, nhả bã. Ngang trạm kiểm soát, bọn giặc chặn nó lại, bắt giơ cao hai tay lục tìm khắp người. Bọn giặc cứ việc soát nó cứ bình thản cắn mía, nhai rạo rạo, hít nước, nhả bã. Nước mía nhậu cả xuống cằm. Soát không thấy gì, bọn giặc cho nó đi- Nhưng nó chưa đi vội, cứ đứng đó cắn tước mía, làm ra vẻ tò mò xem chúng lục soát những người qua đường khác. NÓ còn cố ý làm vướng chân vướng cẳng bọn cảnh sát, làm chúng phát cáu.
Một thằng quất cho Lượm một roi cặc bò quắn mông đít trợn mắt chửi:
- Con mạ mi còn đứng đó lảm chi? cút!
Bấy giờ nó mới ôm mông đít, nhăn nhó xuýt xoa, rồi cắm cổ chạy biến- Tài liệu nó gấp nhỏ đặt giữa lòng bàn tay cầm đẫn mía: Cách giấu này có vẻ như rất hớ hênh nhưng lại rất kín đáo. Kín đáo vì bất ngờ. Bọn giặc kiểm soát không thể ngờ tới được.
* * *
Lần đi liên lạc này, Lượm đóng giả một thằng bé đi bắn chim. đầu nó đội cái mũ phở, áo sơ mi cộc tay, quần "sóc" xanh vá đít. Một tay cầm súng cao su lắp sẵn viên đạn sỏi, tay xách xâu chim bắn được: ba con sẻ, một con chào mào, một chim cu gáy. Hai túi quần nó cộm lên những viên sỏi, viên nào cũng tròn vo - những viên đạn sỏi xứng đáng với một tay bắn súng cao su thiện nghệ. NÓ phải mất khá nhiều công phu chọn những viên đạn sỏi này Ở mấy đống sỏi ven đường- Tuy mới vào nghề tình báo, nhưng nó đã thấu hiểu đôi khi chỉ vì một sơ suất rất nhỏ trong công tác mà hỏng mất việc lớn, có thể nguy hiểm đến tính mệnh. Ví dụ- Nếu không chịu khó, bốc bừa một nắm sỏi bỏ túi gọi là cho có Những cặp mắt cú vọ của bọn giặc kiểm soát có thể đánh dấu hỏi: "Với những viên sỏi ba vạ như ri mà nó bắn trúng chim được à? Thằng ni chắc chưa biết bắn súng cao su- Nhưng làm răng hắn lại bắn được cả một xâu chim kia?" Thế là chúng sẽ nghi ngờ, khám xét kỹ hơn và thế là tài liệu cất bị phát hiện.
Trong tổ chỉ có Tư-dát là thiện nghệ bắn ná cao su.
Hồi còn đánh nhau Ở Huế, cả đội đều phải ghen với nó về tài bắn ná. Cái ná cao su Lượm đang cầm chính là mượn của Tư-dát. Tư-dát có thói quen, bắn được con chim nào đều lấy máu bôi vào cán ná để lấy khước. Do thế, cái cán ná gỗ ổi đen kịt những máu khô. Còn xâu chim thì chiều qua, Lượm sang tận chợ Bến Ngự mua của mấy ông đi bẫy chim, bằng tiền của quỹ quân báo.
Sáng nay, nó buộc chân treo từng con chim một lên, . nhờ Tư-dát bắn chết. NÓ cuộn, xe tròn bản báo cáo của anh đồng-râu thành cái que nhỏ bằng mút đũa, dài bằng ngón tay trỏ. NÓ vạch mỏ con chim ngói, đút cuộn báo cáo vào bụng. Nhưng nghĩ ngợi thế nào nó lại rút ra, đút vào bụng con chào mào- NÓ lấy dây buộc chim chết thành một xâu. Tất cả phải làm cho thật giống, thật tự nhiên, hệt một tay bắn chim thiện nghệ, làm cho bọn giặc kiểm soát không một chút mảy may nghi ngờ.
Suốt dọc đường đi, thỉnh thoảng nó nghếch nghếch mặt nhìn ngọn cây, nghiêng nghé, chăm chú tìm chim cúi Tom khom, giương ná lên lại hạ ná xuống. Mấy lần làm như quá mải mê, nó vờ suýt đâm sầm vào những người qua đường làm họ gắt ầm lên.
Bọn con nít gặp nó dọc đường, đều nhìn xâu chim nó xách tòng teng, trầm trồ thán phục. Lúc đó mặt nó hơi vênh lên, tỏ vẻ ta đây thiện xạ tài ba. Tất cả đều phải cho thật giống như một diễn viên giỏi lúc lên sân khấu.
Qua khỏi cầu Bao Vinh một quãng, nó chạm trán một trạm kiểm soát lưu động của bọn cảnh sát. Trạm có ba thằng. Chúng hỏi:
- Thằng tê? đi mô?
Em đi bắn chim chơi! - Lượm đưa xâu chim lên trả lời như khoe.
Một thằng hai má gày hóp, cặp mất sâu như hai lỗ đáo, để ria con kiến, lưng gù gù, "giò heo" đeo xệ bên hông, không nói không rằng thọc tay vào túi áo túi quần Lượm, lục soát- Hắn sờ nấn khắp tà áo, lưng quần, cổ áo, lai quần- Hắn lật cả cái mũ phờ Lượm đội xem xét kỹ bên trong mũ. Bọn nầy vừa được sở mật thám phòng Nhì Pháp phổ biến: tụi liên lạc Việt Minh hay cất giấu giấy tờ vào các chỗ kín đó.
Soát không thấy gì, hắn trợn mắt nạt nộ:
Chim nhà nước nuôi, ai cho mi được phép bắn.
Và nó giật luôn xâu chim trong tay, Lượm. Lượm tái mặt. Một tình huống hoàn toàn bất ngờ- Nhưng chỉ một thoáng nó đã lấy lại được bình tĩnh, nói với giọng thật ngây thơ, dễ thương:
- Bác cho cháu xin Cháu bắn nó đậu trên cây mà.
Thằng cảnh sát đứng cạnh, miệng sáng lóa răng vàng, cười hô hố:
Thằng ni nói lạ, chim không đậu trên cây thì đậu trong chảo mỡ phi hành à?
Lượm nhìn ba tên giặc giận tím ruột, nhưng mắt phải làm như sắp khóc, nói giọng van vỉ:
- Các bác có lấy thì lấy con chim cu, to mà béo. Cho cháu lại mấy con chim nhỏ (nó cố tránh tiếng chào mào) không tí nữa về nhà, em cháu nó đòi, nó khóc, dì ghẻ đánh cháu chết mất.
Vẻ mặt và giọng van xin của Lượm hình như cũng làm chúng động lòng thương hại- Thằng răng vàng đầy mồm nói với thằng cướp xâu chim:
Thôi "xếp quăng lại cho nó mấy con chim sẻ, ăn không dính chân răng mà vặt lông cũng đủ hết ngày hết buổi.
Hắn cầm lấy xâu chim trong tay thằng để ria, đưa tay nắn nắn, bóp bóp lườn con chim cu, đầu gật gù- - Con cu gáy béo thiệt! béo thiệt.
Trong khoảnh khắc ấy, Lượm có cảm giác đang đứng cheo leo bên một bờ vực sâu hun hút, và dưới đáy vực là lởm chởm đá nhọn. Hai mắt nó tối sầm lại vì một nỗi kinh hoàng không sao lấn lướt nổi- Chỉ cần thằng cảnh sát ngứa tay nắn cổ con chào mào... thế là đi đứt!
Một dự tính lướt qua rất nhanh trong óc nó- Nếu tay hắn nắm qua con chào mào, và mặt hắn đổi sắc là mình sẽ lao ngay ra bờ sông, nhào xuống nước, lặn một hơi ra đến giữa sông, rồi lặn một hơi nữa qua thấu bên kia bờ.
NÓ chăm chăm nhìn mặt thằng cảnh sát, mắt quên chớp. NÓ bỗng thấy người nhẹ hẳn đi, như đang bơi gần kiệt sức, sắp chìm nghỉm, hai chân bỗng chạm nền đất cứng... Tên răng vàng đầy mồm bứt con chim cu ra khỏi xâu chim quăng trả lại mấy con sẻ và con chào mào cho nó. NÓ đưa tay hứng xâu chim. Và trong đời nó chưa bao giờ biết mừng rỡ như lúc này.
Thằng để ria vẫn với giọng nạt nộ:
- Lần ni thì ông nội mi tha cho mi! Lần sau mà còn bắn bậy chim của nhà nước, ông nội mi cho tù mọt gông nghe chưa? A lê! cút!
- Dạ! Lượm xách xâu chim đi như chạy, làm như sợ chúng sẽ cướp lại. Ði một quãng đã khá xa, nó còn nghe tiếng cười hô hố của cái thằng miệng đầy răng vàng đuổi theo- Bất giác, nó thấy hai mắt mờ đi- NÓ đưa tay lên vuốt mặt. Mặt nó mồ hôi chảy lút, như vừa bị ai dội lên đầu cả một gầu nước đầy.
6
Lượm xách xâu chim về đến đầu làng Mậu Tài, một làng nghe nói bọn giặc đã lập xong hội tề. Trước mặt nó là chiếc cầu ván, bắc qua con hói nước đục như nước hến, chảy lờ đờ- Ngay đầu cầu bên kia, một cây si cổ thụ, cành lá ngã ra che rợp đến hai phần cầu. Mặt trời gần đứng bóng. đường vắng tanh, không một bóng người qua lại trên cầu. Chỉ có một thằng ngồi câu cá bên mép cầu.
Thằng câu cá trạc tuổi Lượm, cởi trần, mặc cái quần đùi đen bạc phếch hai ống vo lên đến bẹn. Ðầu nó đội cái nón mê sùm sụp mặc dầu cầu rợp bóng mát. Nước da nó cháy nắng, đen thui, đen như cái cần câu hóp gác giàn bếp nó đang cầm trong tay- NÓ ngồi câu coi bộ chăm chú lắm, cái cần câu không động đậy.
Vừa nhác thấy thằng câu cá, tự nhiên Lượm chột dạ, chân hơi khựng lại, tưởng như trên cầu bất ngờ xuất hiện một trạm kiểm soát của bọn giặc- Lượm nhớ rất rõ, ba lần trước đi qua cầu, đều gặp đúng cái thằng câu cá nước da đen thui này, và lần nào, Lượm đi ngang qua sau lưng hắn, hắn cũng làm như vô tình, ngoái đầu lại, nhìn vào mắt Lượm- Khuôn mặt hắn to bè bè, mũi hếch ngược, trán vừa hẹp vừa thấp, coi bộ rất ngu, nhưng riêng cặp mắt hắn thì thật đáng gờm. Cặp mắt vụt lóe sáng dưới vành nón mê rách tả tơi, chỉ trong khoảnh khắc mà xuyên thấu ruột gan Lượm.
Hắn chỉ nhìn Lượm một cái, lẹ như chớp, rồi quay ngoắt lại, cúi xuống với cái phao nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Nhưng không hiểu sao, Lượm cảm thấy ánh nhìn chớp lóe, xoi mói của hắn cứ như dính chặt vào người, và theo suốt cả chặng đường liên lạc. Lượm đã báo cáo chuyện này với anh đồng-râu, anh có vẻ suy nghĩ hung lắm, và lần nào trước khi ra đi anh cũng dặn: "Em nhớ cẩn thận với thằng câu cá. Nếu có thể tránh hắn được thì em phải tìm cách tránh" .
Lần này, Lượm đã đổi giờ đi, hy vọng sẽ không gặp hắn. Nhưng không ngờ hắn đã ngồi chực sẵn đó rồi.
Lượm muốn lộn lại, lội hói vòng qua cánh đồng, nhưng không được. NÓ có cảm giác thằng câu cá đã nhìn thấy nó từ xa. Nếu lộn lại, hắn sẽ nghi ngay. Chỉ còn một nước là phải đi thảng tới, đối đầu với nguy hiểm.
Lượm làm bộ rất thản nhiên bước lên cầu. Ðến giữa cầu, nó dừng lại chỉ cách thằng câu cá vài bước chân, nghếch mặt nhìn ngọn cây tìm chim..- NÓ muốn tỏ cho thằng này biết mình hoàn toàn vô tâm, chẳng hề chú ý gì đến hắn. Thằng câu cá vẫn không hề ngẩng mặt lên. Mấy lần nó đưa ná lên lại hạ xuống làm như con chim định bắn bay mất rồi. Cứ thế nó đi qua cầu, mặt vẫn ngước nhìn ngọn cây. Qua khỏi cầu chừng mấy bước, nó làm như mải nhìn đuổi theo đường bay một con chim, ngoái đầu lại. Và ngay lúc dó. mắt nó chạm phải cặp mắt lóe sáng của thằng câu cá, nó vội ngước nhìn lên ngọn cây, tránh cặp mắt của hắn, nó kéo ná cao su bắn bừa một phát, óc thì nghĩ: "đúng thằng ni ngồi chực Ở đây để theo dõi mình chứ câu kéo chi?" Ði cách cầu chừng vài trăm thước, Lượm bỗng có cảm giác có người theo sau lưng mình- NÓ ngoảnh lại, thằng câu cá! Hắn đã rời chỗ câu từ lúc nào, vác cần câu trên vai, đi theo sau Lượm chỉ cách mấy chục bước.
Trống ngực Lượm đập thình thịch. "Tổ cha mi! - nó tức tối chửi thầm. - mi định gây sự với tau chắc?" NÓ cố rảo bước nhanh hơn, gặp một con đường kiệt, nó rẽ luôn và nghĩ bụng: "Nếu hắn không rẽ theo mình, là mình chỉ sợ bóng, sợ gió"- Nhưng khi ngoái đầu, nó thấy cái nón mê rách bươm của thằng câu cá, nhấp nhô đằng sau. Biết không xong với thằng câu cá mà không thể lẩn vào đâu được, nó đành quay phắt lại thủ thế- NÓ gằn lên trong cổ họng: "Mi đã muốn sinh sự thì tau quyết chơi nhau với mi một trận cho mi biết tay. Nhỏ tau là nhỏ Vệ Quốc Ðoàn, có mô tau sợ mi?" Thằng câu cá vác cần câu lừng lững đi đến. Còn cách Lượm vài bước, hắn đứng lại, đưa tay hất cái nón mê về đằng sau. Lượm tức tối trừng mắt nhìn hắn- Hắn chẳng phải tay vừa, trừng cặp mắt ốc nhồi nhìn lại, ra vẻ: "Mi chẳng dọa nổi tau mô!" Trông hai đứa, giống hệt cặp gà trống choai sắp sửa nhảy vào đá nhau.
Thằng câu cá hất mặt, hỏi trống không, đặc giọng anh chị:
- Ni, đi mô mà coi bộ hấp ta hấp tấp dữ rứa?
cái mặt ngạo và giọng hỏi anh chị của hắn làm - Lượm nổi xung:
- đi mô thì việc chi đến mi? - Lượm cũng hất mặt đáp lại giọng anh chị không kém.
- Không việc chi à? - Hắn cười khẩy. Tau đi guốc trong bụng là mi đi mô rồi. Hỏi là hỏi chơi rứa thôi. Tau gặp mi qua lại cầu ni ba lần. Mòn cả mặt!
Lượm cũng giở giọng khinh khỉnh đáp:
- Qua lại mấy lần thì mặc kệ người ta, việc chi đến mi mà cũng xỏ mồm vô?
Hắn bỗng quăng cái cần câu đang vác trên vai xuống đất, chỉ tay vào mặt Lượm, nói như quát:
- Tau biết mi là ai rồi? Ðừng có lấy vải sưa mà che mắt thánh!
- Ai? - Lượm quát trả.
- Là Việt Minh chính cống? Tau phải trói cổ mi đem nộp cho ông lý trưởng để ông đem lên đồn nộp cho Tây.
ông lý làng tau ra lệnh hễ ai bắt sống được Việt minh đem nộp lên đồn sẽ được thưởng một trăm đồng Ðông Dương. Tau đang thiếu tiền ăn bánh bột lọc đây.
- Mi chỉ nói láo- Lượm cố lấy giọng tức tối cãi- Mi chỉ được cái vu tội chết cho người ta.
Thằng câu cá lại cười khẩy:
- Mi mà không phải Việt Minh thì tau cứ đi đầu xuống đất.
"Phải xông vô tấn công thằng Việt gian ni trước khi hắn chưa kịp đề phòng. đập cho hắn lộn nhào rồi chạy!"- Quyết định đó lóe lên trong óc Lượm và không kịp suy nghĩ gì thêm, nó nhào tới, vung tay trái (nó thuận tay trái) nhằm đúng quai hàm thằng câu cá đấm một cú móc rất mạnh. Nhưng thằng câu cá nhanh không kém. Hắn thụp đầu tránh được. Cú đấm trượt làm bay cái nón mê trên đầu hắn lên hàng rào bông cẩn gần đó. Thằng câu cá hét lên:
A! Thằng ni gớm hè? - Và nhào tới định đánh trả.
Ngay lúc đó từ ngách con đường kiệt phía sau chỗ Lươm đứng, nhảy ra một thanh niên cao lớn, lực lưỡng. Tay thanh niên này ôm phắt ngang mình Lượm, bó gọn luôn cả hai cánh tay nó vào trong vòng tay đen cứng như tre đực gác giàn bếp lâu ngày của mình. Lượm chưa kịp vùng vẫy thì tay thanh niên đã nhấc bỗng nó lên chân hổng đất, nhẹ như nhấc con ếch. Thằng đi câu rút luôn cuộn dây dừa dắt sẵn trong cạp quần, xông vào trói giật cánh khuỷu Lượm. Lượm quẫy đạp lung tung, giẫy giụa như con cá bất thình lình mắc phải lưới. Thằng câu cá vừa trói vừa hằm hè.
- TỔ cha mi! Ðã muốn đạp, tau trói luôn cả chân!
- Trói cho mi mệt, - Tay thanh niên nói mặt tỉnh khô- Hắn mà còn đạp, tau sẽ bẻ cặp giò hắn kêu cái cắc, như bẻ giò gà.
Biết có chống cự cũng vô ích, Lượm đành đứng im Và làm như bị trói đau quá, nó thả cái ná cao su và xâu chim đang cầm chặt trong tay xuống rê cỏ ven lối đi.
Tưởng thoát, nhưng thằng câu cá cúi xuống nhặt luôn cái ná, xâu chim và cái cần câu của hắn. Tay thanh niên nói:
- Chừ ta dong hắn ra sau miếu Cây Thị, soát người hắn coi có tài liệu, súng đạn chi không, sau đó ta giải lên nộp ông lý.
Thằng câu cá nói, vẻ thích chí ra mặt:
- được tiền thường hai anh em ta chia đôi. Anh năm chục, tui năm chục.
Lượm vừa lo sợ, vừa căm tức nghĩ bụng- "Giọng lưỡi hai thằng ni đúng giọng lưỡi Vê-giê(Việt gian) chính cống".
Chúng lôi Lượm đi vào con đường kiệt, rồi tạt vào một ngôi miếu rêu phong đồ nát. Cạnh đó có một cây thị cổ thụ, tán lá phủ trùm mái ngói và cái sân gạch nát um tùm cỏ dại.
- Tau giữ tay chân hắn, mi lột áo quần hắn ra khám nghe.
Thằng câu cá vứt đồ đoàn trong tay xuống thềm miếu, rồi cởi cúc áo, cúc quần Lượm. Lượm vùng vẫy không cho cởi. Hắn cúi nạy một viên gạch vỡ, giáng cao trước mặt Lượm, trợn mắt nói:
- Mi mà còn vùng, tau choang hòn gạch ni bể sọ dừa mi ngay.
Nghe giọng và nhìn vẻ mặt.hắn, Lượm biết hắn sẽ choang thật chứ không phải dọa.
Khi bị lột quần, trần như nhộng, Lượm co người lại vì xấu hổ. Thằng câu cá nói, không nhìn mặt Lượm:
- Toàn đàn ông với nhau cả, việc chó chi mà phải Ôốc dôộc (xấu hổ.) .
Hắn cầm quần áo Lượm, sờ nắn tìm kiếm rất kỹ, còn kỹ hơn cả mấy thằng cảnh sát lúc nãy. Hắn còn giang rộng áo, quần đưa lên trời soi. Vẫn không thấy gì Lượm bấy giờ mới được thể nói:
- Người ta đã nói người ta đi bắn chim chơi, mà cứ vu oan cho người ta.
Tay thanh niên buông tay giữ Lượm, nói giọng có vẻ ngờ:
- Hay không phải?
Thằng đi câu sa sầm nét mặt, hết nhìn Lượm lại nhìn bộ áo quần trong tay, giọng ấm ức:
Tui theo dõi hắn đúng ba bữa liền, vừa gặp hắn lần thứ nhất tui đã ngờ ngay. . . Hay hắn dấu chỗ mô?
Hắn chợt nhìn trật xuống xâu chim và cái ná cao su vứt trên thềm miếu- Hắn cầm lên. Trước tiên hắn xem xét cái ná. Hắn lật đi lật lại, xem xét từ cái miếng da để bọc đạn, đến chỗ buộc chun, cái cán ná. Không thấy gì hắn dắt ná vào cạp quần, soát đến xâu chim. Hắn vạch cánh, lật đuôi nắm bụng từng con chim một. Lượm ớn lạnh suốt dọc xương sống, mồ hôi toát đầm đìa hai bên thái dương. Hắn nắn đến con chim chào mào, cồ con chim có đút cuộn tài liệu, ngẩng ra một cách không tự nhiên. Cặp mắt thằng đi câu vụt lóe sáng. Hấn bậm môi cầm đầu chim, giật mạnh. CỔ chim đứt lìa. Cuộn tài liệu bọc giấy bóng từ trong bụng chim văng ra, rớt xuống đất, Lượm nhào ngay tới, định chộp cuộn tài liệu cho vào miệng nhai nuốt. Nhưng thằng câu cá nhanh hơn, xô Lượm ngã chúi sang một bên, vồ lấy cuộn tài liệu- VỒ được hắn cầm thật chặt như sợ bị cướp mất, tay run lẩy bẩy vì quá mừng. Hắn reo lên, giọng hả hê, đắc thắng:
- Tui đoán có sai mô anh! Hắn bịt răng được mắt tui?
Hắn bỗng quay lại, trợn trừng mắt nhìn Lượm. cái bộ mặt to bè của hắn méo mó đi vì tức giận. Và hết sức bất ngờ hắn hét tướng:
- đồ Vê-giê? ăn cứt Tây! - Và tiếp luôn là một quả đấm tạt ngang, đúng giữa quai hàm Lượm. Hai tay bị trói, cú đấm lại rất mạnh, nên Lượm bị mất đà ngã nhào xuống đất như võ sĩ trên đài bị quả nốc ao.
Nằm bẹp dưới đất, Lượm đau đến nổ đom đóm mắt, nhưng chưa bao giờ nó thấy mừng rỡ đến như thế- CÓ thể nói mừng đến ứa nước mắt- Lượm cố hết sức ngóc đầu lên, hét trả vào mặt thằng câu cá:
- Ðây không phải Vê-giê? Ðây là Vê-cu-đê!
Người thanh niên và thằng câu cá chụm đầu lại cùng đọc bức thư mất của anh Ðồng-râu.
Còn Lượm vẫn nằm dài dưới đất, nhìn hai người vừa trói đánh mình, với cặp mắt hả hê của người thắng cuộc.
Sau khi đọc xong bức thư, cả hai nhìn nhau, rồi bật cười to:
- Té ra cánh Việt Minh ta cả!
Cả hai cùng cúi xuống nâng Lượm dậy, cởi trói và cười với nó như muốn xin lỗi. Lượm mặc quần áo. Ba người cùng ngồi xuống bậc tam cấp. Thằng câu cá trả lại bức thư, cái ná, xâu chim, nói với Lượm:
- Chắc đằng nớ giận mình lắm hè? Lúc đó mình tưởng đằng nớ là Vê-giê thật, tức quá nên đấm có hơi mạnh tay...
Lượm đưa tay lên quai hàm, sờ sờ nắn nắn chỗ vừa bị đấm, phì cười:
Chút nữa thì bay mất quai hàm còn hỏi- Nhưng lúc nghe cậu hét: đồ vê-giê, tớ biết ngay cậu cũng là Việt Minh nên tớ quên cả đau. đúng là bị đấm đau nổ đom đóm mắt mà thấy sướng hơn ăn thịt ăn chả. Rứa cậu làm chi cho Việt Minh Ở đây?
Tớ là liên lạc của du kích xã.
- Rứa anh- Lượm quay sang hỏi anh thanh niên:
- Cũng họ "du" như thằng ni. - Anh chỉ thằng câu cá - Anh vừa đi gác về thì được lệnh của chỉ huy xã đội ra ngay cầu ván phối hợp bắt Vê-giê chính cống. CÓ ngờ mô bắt nhầm phải Vê-cu-đê!
Em nghe nói làng ni Tây kéo về bắt lập hội tề rồi tê mà?
Anh thanh niên cười:
Tề ấm ờ. Ngoài miệng thì tề mà trong bụng thì Việt Minh đặc sệt.
- Cậu tên chi? - Lượm hỏi thằng câu cá.
- Tặng! Rứa cậu?
- Lượm, Vê-cu-đê Trung đoàn trăm lẻ một. - Mũi nó hơi phổng lên một tý. - Làm răng cậu lại nghi tớ là Việt gian chính cống được?
Chú chỉ huy xã đội giao tớ hàng ngày phải ra cầu .
ván giả đò đi câu cá, theo dõi những người lạ mặt khả nghi đi qua làng. đã có mấy thằng Việt gian lọt vô làng, điều tra chỉ điểm cho Tây trên Huế kéo quân về càn, đốt hơn chục nóc nhà, bắt đi sáu bảy người có tham gia du kích. Du kích căm lắm, quyết theo dõi tóm cho được mấy thằng đó, đem chặt đầu mới hả tức- Tớ để ý thấy cậu thường đi qua lại đây. Mỗi lần ăn bận một khác. Tớ ngờ ngay: "Không khéo thằng ni là Vê-giê". Tớ báo cáo với chú chỉ huy xã đội, chú ra lệnh: " Nếu còn thấy hắn qua đây là phải tìm cách bắt cho được". Chú còn cử thêm anh Cận phối hợp với tớ bắt cậu cho thật gọn. Lúc bắt phải giả đò Việt gian bắt Việt Minh, để giữ bí mật.
Ba bốn hôm ni, ngày mô tớ cũng vác cần câu ra cầu, ngồi từ sáng sớm chờ cậu- Không thấy cậu trở lại, tớ chán cách chi! Bởi rứa, khi thấy bóng cậu từ đàng xa, tớ mừng chảy cả nước đái! Tớ nghĩ ngay: Hễ mà tóm đúng vê-giê chính cống, việc đầu tiên là phải quại cho hắn một cú vẹo quai hàm bõ cái công mấy ngày chờ đợi?
Lượm cười, giọng trách yêu:
- Cậu hớp tớp quá. Ai lại chưa xét kỹ giấy tờ đã quại luôn. Quai hàm tớ mà không cứng thì bể rồi còn chi?
Tặng cười xí xóa:
- Ai khiến cậu. Trông bộ dạng cậu giống Việt gian thấy tổ?
Lượm sực nhớ, nói với cả hai người:
- Chuyện chi đọc được trong tờ giấy nớ là phải tuyệt đối giữ bí mật đó nghe.
- Cậu không phải dặn. - Tặng nói. - Tớ cũng được chú xã đội giao đưa công văn tối mật lên huyện luôn.
- đây là công văn lên tỉnh, còn quan trọng hơn. Chừ mình phải đi cho kịp- Ðường đến trạm liên lạc còn xa lắc.
Anh Cận nói:
- Nếu em không vội thì về nhà anh làm bụng cơm đã Nhà bữa ni có nồi cá tràu kho xơ mít ngon lắm.
- Anh cho em khi khác- Bữa ni em sợ muộn mất, đưa xong thư em còn phải trở lại Huế trước giờ thiết quân luật.
Tặng bỗng đứng phắt dậy.
Cậu gắng ngồi đây chờ tớ một tẹo thôi- Tớ có cái ni cho cậu đi đường phòng thân.
Chưa kịp để Lượm hỏi, nó vùng chạy biến vào ngõ.
xóm. Chừng mười phút sau đã thấy nó từ trong ngõ phóng ra, tay cầm con dao rựa, vai vác cây mía tím to bằng bắp tay dài hơn một sải. NÓ chống cây mía xuống trước mặt Lượm, giơ cao con dao rựa phứt mạnh một lát Cây mía đứt làm đôi.-Nó ấn cả hai đẫn mía vào tay.
Lượm, nói:
- Giống mía mừng đó, ngọt và mềm lụn. Cậu ăn đi một đẫn, còn một đẫn làm ba toong chống cho đỡ mỏi, mà đập chó, đập rắn, đập Việt gian cũng tốt. Lúc mô khát nước lại ăn luôn.
Lượm cầm hai đẫn mía, mắt tự nhiên rưng rưng.
Vừa mới choảng nhau gần vỡ quai hàm đó, chừ đã cho nhau mía, mà giọng nghe thân thiết làm răng! Tưởng như đã cùng Ở với nhau một đội từ ngày Huế mới nổ súng.
Lượm chào anh Cận và Tặng, rồi lên đường. Hai ba lần nó ngoái đầu lại vẫn thấy Tặng đứng giữa đường, chống con dao rựa xuống đất, nhìn theo, đầu gật gật...
7
Ðã hơn mười một giờ đêm- Thành phố Huế vùi dần Trong yên tĩnh. Con sông Hương sau một ngày náo động mệt lả bởi đò dọc đò ngang, ca nô, xuồng máy giặc chạy ngược, chạy xuôi, lúc này dường như cũng đã thiu thiu ngủ. Tiếng sóng vỗ bờ uể oải như tiếng thở dài buồn bã trong mơ.
Giờ thiết quân luật, cả thành phố không còn một bóng người dân qua lại. Thỉnh thoảng một chiếc xe tuần tiễu của giặc ầm ầm lướt qua dọc các đại lộ hai bên cầu Tràng Tiền- Trên xe lố nhố bóng mũ sắt và nòng súng.
Một vài toán Bảo Vệ Quân xách súng đi rong nện giầy đinh côm cốp trên hè phố.
Riêng trong khu vực thành nội im ắng hoàn toàn.
Bọn giặc ỷ thành nội có thành cao, hào sâu, các cửa thành như Thượng Tứ, đông Ba, Nhà đồ, Chánh Tây đều có bốt gác, Việt Minh khó lòng đột nhập nổi, nên chúng không tổ chức tuần tra nghiêm ngặt như ngoài phố. Nhiều con đường tối om không có đèn đóm gì.
Nhiều công sở không có lính gác. đại Nội, hồ Tĩnh Tâm, khu Tam Tòa lục bộ, khu Ngọ Môn, dãy nhà để súng thần công v.v... Vắng lặng đến rợn người.
Chính giữa cảnh tối tăm vắng lặng đó, bỗng xuất hiện hai bóng đen nhỏ bé, lúc ẩn lúc hiện, dọc con đường um tùm bóng cây, chạy qua khu Tam Tòa lục bộ.
Một bóng đen đeo một cái giỏ, còn bóng kia cầm cái cần câu dài ngoằng- Hai thằng bé câu ếch.
Một phần trời tối, một phần chúng đi len lỏi dưới bóng các tán cây đen xẩm, nên không thể nhìn rõ mặt Xem chừng chúng chỉ đeo giỏ vác cần cho có lệ chứ chẳng câu kéo gì hết- Mà cung cách chúng đi có vẻ dè dặt, lén lút, lo sợ người bắt gặp- Ngang qua một gốc cây một cột điện hoặc cổng một ngôi nhà công sở. Hai đứa đều dừng lại. Thằng vác cần câu rút trong ngực áo ra- một vuông trăng trắng, kêu sột soạt. Thằng đeo giỏ thọc vào miệng giỏ một cái que đen đen, rồi cầm que quệt quệt lên gốc cây cột điện. Thằng vác cần câu dùng cả hai tay áp vật trăng trắng vào đó. Thằng đeo giỏ thì thào: "Khéo cả lộn ngược!" - Thằng vác cần nói, đầu không ngoái lại- "Cứ yên trí!". Khi hai đứa rời chỗ, trên thân cây, cột điện, bức tường màu xám nhờ, hiện ra một hình chữ nhật trăng trắng như đột ngột trổ ra một khuôn cửa nhỏ.
Cứ như thế hai đứa đi dọc theo các con đường lớn trong thành nội. Và lúc qua nửa đêm, hai thằng mất hút sau dãy nhà dài để súng thần công trước cửa Ngọ Môn.
* * *
Một giờ hai mươi phút sáng. Phía khu vực đồn HỘ Thành bỗng lóe chớp và tiếp theo là một tiếng nổ lay chuyển cả trời đêm- Rồi tiếng súng máy, súng trường và cả tiếng lựu đạn nổ dồn dập, xối xả. Ðạn lửa bay đỏ lừ, rạch ngang rạch dọc bóng tối như muốn cắt thành từng tảng lớn nhỏ.
ôi quang cảnh hào hùng, sôi sục của năm mươi lăm ngày đêm chiến đấu bao vây giặc như bỗng chốc hiện về, dựng cả thành phố dậy. Cả thành phố đang ngủ say nhảy quáng quàng trên giường xuống đất, nằm bẹp, co đầu, rụt cổ. đồng bào vừa kinh ngạc, vừa mừng, vừa sợ.
HỌ thi thào hỏi nhau trong bóng tối: "Răng tụi hắn rải truyền đơn, đăng nhật trình, nói là Việt Minh đã bị tụi hắn tiêu diệt sạch rồi!"- "Cứ chờ đó mà coi, chưa biết ai tiêu ai!". Và phần đông bà con trong bụng chỉ thầm mong tiếng súng cứ thế mà nổ mãi, nổ mãi, to hơn nữa, mạnh hơn nữa, rung trời rung đất hơn nữa? Dù có phải tản cư lần nữa, dù có phải mất hết đồ đạc, tan cửa nát nhà lần nữa, HỌ cũng sướng bụng.
Chỉ mới trong vòng một tháng sống trong lòng thành phố giặc chiếm, mà đồng bào đã thấy thấm thía gớm ghê nỗi tủi cực của người dân mất nước.
Nhưng thật đau lòng, chỉ khoảng một tiếng đồng hồ sau, tiếng súng thưa dần rồi im hẳn.
Rạng sáng hôm sau, một tin lan truyền đi rất nhanh khắp thành phố: Vệ Quốc đoàn không biết bằng cách nào đã lọt vào được thành nội, tập kích đồn HỘ Thành do hai trung đội Bảo Vệ Quân đóng giữ. HỌ đã giật bom sập rụi cổng đồn, giết hơn một chục lính Bảo vệ cắt mất mấy ngàn thước dây điện thoại- đặc biệt hơn nữa, trên nhiều gốc cây, cột đèn điện, tường các công sở, dán trắng xóa truyền đơn của Việt Minh.
Truyền đơn kêu gọi đồng bào Huế hãy tin tưởng vào kháng chiến. Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi? Cảnh cáo bọn người cam tâm làm tay sai cho giặc, bán nước hại dân. mật thám, an ninh, Bảo Vệ Quân v. v... Kháng chiến không Ở đâu xa mà ngay sát nách chúng. Nếu chúng không mau mau hồi tỉnh thì kháng chiến sẽ thẳng tay trừng trị. Nhiều người còn thêm thắt đồn đại là truyền đơn được dán bằng một thứ hồ gì mà dính đến nỗi tụi cảnh sát bóc mãi không ra, phải lấy lưỡi lê mà cạo.
Bọn Pháp và tay sai bị một đòn sấm sét bất ngờ, vừa khiếp đảm, vừa tức tối. Chúng đã bị Việt Minh làm cho mất mặt với đồng bào Huế. Mới hôm qua, báo, loa còn oang oang nói thánh nói tướng nào là trật tự hoàn toàn đã được lập lại trên toàn cõi Ðông Dương, nào là bọn đội Việt Minh đã bị tiêu diệt đến tên cuối cùng. Thế mà đùng một cái, Việt Minh chơi cho một vố ngay giữa trung tâm thành nội, có thành cao hào sâu bao bọc.
để vớt lại thanh thế, bọn giặc huy động một lực lượng quân khá đông, vây ráp khu thành nội. Từ năm giờ sáng, chúng đã cho đóng chặt các cửa ra vào, đặt các trạm kiểm soát trước mỗi cửa thành- Chúng ra lệnh dân chúng thành nội, nội bất xuất, ngoại bất nhập. Ai dám trái lệnh, xích cổ đưa về lao Thừa Phủ. Chúng chia quân thành nhiều toán, súng cắm lưỡi lê, đạn lên nòng, lùng soát vây ráp, ngồi trên xe bọc thép có gắn đại liên, chạy ngược chạy xuôi như ngựa tế. Tên chỉ huy vây ráp oang oang ra lệnh cho các toán quân vây ráp: "Kẻ nào khả nghi, có ý chạy trốn hoặc chống lại, cho phép nổ súng hạ sát ngay tại chỗ!".
8
Chính vào lúc đó, trên con đường kiệt Ở ngã tư âm Hồn, đột ngột xuất hiện Tư-dát và Lượm. Chúng đang đi về phía cổng Tam Tòa, nơi bọn giặc đang đi lại lố nhố rất đông. Hai đứa đầu trần chân đất, mặc sơ mi cộc tay màu cháo lòng, quần đùi xanh- Nếu nhìn kỹ, khắp trên hai má, cánh tay, cẳng chân, nốt muỗi đốt dày dịt, và nhiều vết gai cào xước. Lượm đi tay không, Tư-đát tay ôm một quả bóng tết bằng lá chuối khô và dây chuối. Trông dáng bộ nó ôm quả bóng lá chuối khô mà giống hệt một cầu thủ nhà nghề ôm bóng da ra sân cỏ. Thỉnh thoảng nó làm điệu dội bóng xuống mặt đường, nhưng quả bóng nằm bẹp dí như cục bùn- NÓ lấy bàn chân hất ngược bóng lên, bắt lấy, cầm quả bóng xoay xoay, xem xét.
- Banh non hơi! - nó nói - đi đá tranh giải vô địch, đoạt "cúp" sư tử vàng mà banh biếc ra ri thì gay thiệt!
Ngang qua một gốc cây có dán tờ truyền đơn mà bọn cảnh sát chưa kịp bóc, nó vội lánh xa sang bên kia lề đường, mắt liếc xéo một cái rất nhanh nói nhỏ với Lượm:
- Dán lộn ngược rồi mi ơi! Chừ ai muốn đọc là phải làm xiếc trèo lên cây, móc hai chân vào cành cây đầu chúc xuống đất mà đọc. Khổ!
Lượm phì cười nói:
- Theo tao thì nhổ cây lên, dựng ngược rễ lên trời mà đọc đỡ mệt hơn. - Hay để tao sang bóc ra dán lại hí! - NÓ dợm chấn như định chạy sang bên gốc cây bóc tờ truyền đơn. Biết nó đùa mà Lượm vẫn hoảng, chụp níu tay nó lại, cau mắt nói khẽ.
- Ba láp vừa chứ mi?
Cả hai đứa đều nhớ rõ là đêm qua khi dán đến tờ - truyền đơn này, tờ truyền đơn cuối cùng thì phía đồn HỘ Thành rung lên tiếng bom nổ- Hai đứa giật mình, chui bùa qua một hàng rào bông cẩn cao quá đầu người, ngồi thụp xuống chân rào- Lượm thì thầm hồi hộp nói:
"Chắc là các anh lớn lọt vô choảng tụi nó rồi! Hèn chi trong tờ lệnh của ban Tham mưu trung đoàn tối hôm qua tao đưa về cho anh Ðồng-râu, có dặn là tổ mình phải rải truyền đơn đúng vô đêm ni. Lúc đọc cái lệnh đó tao đã hơi.ngờ..." - Không biết đơn vị mô đang chơi trận ni mi hè?
Tao đoán là tiểu đoàn mười tám- Vỡ mặt trận, không thấy tiểu đoàn mười tám rút lên chiến khu Hòa Mỹ.
Chửng hai tai lắng nghe tiếng súng một lúc một nổ rát- Tư-dát băn khoăn.
- Các anh lọt vô lối mô được mi hè? các cửa thành thì không qua được rồi nghe, lính gác đặc! Mà trèo thành thì trèo làm răng- Cao nghêu, lại có hồ sát chân thành?
XÌ-- mi cứ lo chim không biết bay?
Tư-dát vẫn mải theo đuổi ý nghĩ của mình- NÓ nói- - Nếu là tiểu đoàn mười tám thì chưa chừng có thằng Vệ-to đầu đang đánh Ở đó- Tao nhớ hắn quá mi ơi?
Tiếng súng, tiếng lựu đạn, thưa thớt dần rồi im hẳn.
Lượm nói:
- Chắc các anh rút rồi.
- Rứa, tau với mi cũng phải tìm cách mà chuồn ra khỏi thành thôi chứ mi?
- Chuồn lúc ni là rất nguy. Tao chắc tụi lính gác các cửa thành đang đốt hết đèn đóm lên, canh gác còn ngặt gấp mười lúc thường- Theo tao chui hẳn vô giữa vườn tìm chỗ kín núp chờ cho trời sáng. Cửa thành mở, ta cứ đàng hoàng đi ra, tụi hắn mới khỏi nghi.
Tư-dát nghe phải. Hai đứa lủi như hai con chuột vào giữa vườn, ngồi dựa vào lưng nhau dưới gốc một cây bưởi. Xung quanh cỏ tốt ngập đầu, muỗi hơn trấu. Muỗi bâu lại cắn hai đứa mỗi lúc một dày đặc. Chốc chốc, hai đứa lại đưa bàn tay xoa một cái, lòng bàn tay dính dính máu. Tư-dát đã thiu ngủ. NÓ giả giọng "các mệ" nói trong trạng thái dở thức dở ngủ:
- Mi mắc cái màn buồm với trải cái đệm lông chim cho "mệ" nghỉ lưng một chút-.. Mệ hơi oải ba sườn.
NÓ nằm dài luôn xuống đất lổn nhổn gạch đá, đầu gối bừa lên một búi cỏ, và bắt đầu ngáy. Lượm cũng mệt và muốn ngủ không kém, nhưng nó cố hết sức chống chọi- Hai đứa, phải có một đứa thức, lỡ gặp phải chuyện chi còn biết đường mà xoay trở - NÓ nghĩ vậy. NÓ căng mắt cố nhìn xuyên bóng tối bao quát cả khu vườn. Khu vườn như bỏ hoang lâu ngày không có người chăm xóc, chắc chủ nhà chưa hồi cư... điều nhận xét này làm cho nó hơi yên bụng. NÓ nâng đầu Tư-dát đặt lên đùi nó rồi nhổ búi cỏ làm phất trần xua muỗi cho bạn và cho mình. Tư-dát vẫn ngủ say mê mệt. NÓ còn ú Ớ nói mê khá to, làm Lượm hốt hoảng đưa tay bịt mồm nó lại.
Ðến một lúc, - Lượm cũng không còn đủ sức chống lại cơn buồn ngủ. Búi cỏ làm phất trần tự nhiên tuột khỏi tay, đầu nó ngoẹo sang một bên, gật lia gật lịa rồi dựa hẳn vào gốc cây ngủ thiếp luôn.
Khi hai đứa choàng tỉnh dậy, trời đã sáng trợt. Hai đứa bò trong cỏ rậm, định chui rào ra ngoài. Nhưng ngoài đường tiếng xe chạy rầm rầm, tiếng giày đinh cồm cộp, tiếng súng lên đạn rôm rộp. Hai đứa vội thụt đầu bò lùi lại, nép sau một bụi chuối- Hú vía! Nếu chui ra thế nào cũng chạm trán tụi giặc đang vây ráp.
Nhưng Ở lại trong vườn cũng không xong. Lỡ chủ nhà đi ra vườn, trông thấy hai đứa, họ hô hoán lên lại càng chết. Chưa biết làm cách nào, Lượm chợt trông thấy những bẹ lá chuối khô liền nảy ra một mẹo. NÓ ghé sát tai Tư-dát thì thầm. Tư-dát gật gật đầu.
- Mẹo nghe được! Nghe được.
Lượm bứt lá chuối khô để thành một đống.
Tư-dát cuộn lá chuối lại, dùng dây chuối bện thành một quả banh lớn hơn quả bưởi. Tư-dát bện banh lá chuối phải nhận là thiện nghệ- Chỉ một loáng, đống lá chuối đã biến thành một quả banh khá tròn.
Chờ cho ngoài đường im ắng hẳn, hai đứa ôm banh chui ra...
Và lúc này hai đứa đang đi về phía cửa Thượng Tứ.
* * *
Dọc đường hai đứa chạm trán hết toán lính Tây Lê Dương này, lại toán Bảo Vệ Quân khác - Súng cắm lưỡi lê sáng quắc, mắt trợn trừng trợn trạc, chúng hằm hè xông vào các khu vườn, các ngôi nhà hai bền đường, lúc soát.
Hễ nhìn thấy một toán giặc từ xa đi lại là Tư-dát thả quả banh xuống đường. Hai đứa làm bộ làm tịch tranh banh rất hăng - Vừa tranh banh vừa la lối om sòm.
- ê? ê! Cấm chơi xấu! Cấm chơi xấu?
- Mi bị "manh" rồi! "Manh-pê-răng-ti" hẳn hoi nghe!
Mi bị cú "coóc-ne" thì có. Tau phải sút phạt mi cú "coóc-ne"!
Và hai đứa làm như vô tình sút luôn quả banh vào chân bọn giặc.
Tụi Bảo Vệ Quân tức tối nạt nộ:
đồ con ranh con lộn? Con cái nhà ai, hả?
- đây là chỗ tụi bay chơi đây, hả?
- Ai cho tụi bay được đá banh giữa đường?
- A lê cút?
Tư-dát vội nhặt quả banh, miệng liến thoắng rối rít:
Dạ, dạ . . . Tụi cháu lỡ. . . Xin các bác tha!
Khi chúng qua khỏi, hai đứa đưa mắt nháy nhau, nhe răng cười. Tư-dát nói nhỏ:
- Tụi hắn chắc đang tức Vệ Quốc Ðoàn nổ lòng bóng mi hè?
- Tức mà thôi à? Sợ đái ra quằn ấy chứ!
- Lọt ra thành thôi chứ mi?
Ra chưa được mô. Mi không nghe tụi hắn loa- Cấm dân trong thành, nội bất xuất, ngoại bất nhập à?
Tư-dát nhăn nhó:
- Lỡ mả cha hắn động, cấm hết cả ngày ni thì làm răng Tau đói xều mếu rồi. Tau xấu máu đói lắm. - - được, cứ để coi cái đã Lúc đó ta sẽ nghĩ mẹo mà ra. Chừ tao với mi giả đò lừa banh đến trước cửa đồn HỘ Thành, điều tra tình hình coi các anh đánh có kết quả không, để về báo cáo với anh đồng-râu.
Hai đứa vừa chạy đuổi nhau vừa lừa quả banh lá chuối đến trước cửa đồn HỘ Thành. Cổng đồn xây bằng gạch khá kiên cố, lúc này chỉ còn là một đống gạch vụn.
Bên trong đồn, giữa sân, đồ đạc bàn ghế vứt lung tung lộn tùng phèo như cảnh bị nhà cháy. Tụi lính nhốn nháo đi lại thu dọn, mang vác...
Hai đứa lừa banh qua cổng đồn, mắt liếc rất nhanh bao quát toàn cảnh bên trong- Mặt chúng tự nhiên ỉu xìu, trong lòng dậy lên một nỗi buồn tiếc ghê gớm- Chỉ trừ cái cổng đồn, còn nhà ngang dãy dọc vẫn nguyên vẹn cả. lúc mà đêm qua, ngồi trong khu vườn hoang lắng nghe tiếng bom tiếng súng, chúng hồi hộp, hả hê hình dung cả cái đồn này đang bị các anh nghiền thành cám.
Bên trái cổng đồn, cạnh đống gạch vụn ngổn ngang, có một xác chết đặt nằm giữa trên tấm cửa chớp. Xác chết ăn mặc áo quần Vệ Quốc đoàn, da mặt đen xạm dập nát, bám đầy bụi vôi, bồ hóng, miệng há to như đang hét xung phong. Vạt áo trước. rách tả tơi, loang lổ máu khô bầm. Bên vai anh vẫn còn đeo một đòn bánh tét Ruồi, nhặng xanh vo ve bâu kín mảng áo dính máu, bò ngang bò dọc trên mặt anh. Chắc anh bị thương rồi chết vùi dưới vôi gạch, đơn vị rút vội không kịp phát hiện để mang đi. Bọn giặc bới được xác đem bêu ra đây cho người qua lại ngó thấy.
Lừa quả banh qua khỏi cổng đồn chừng vài trăm thước. Lượm như bỗng kiệt sức. NÓ lảo đảo ngồi phịch xuống lề đường. Cặp mắt đỏ hoe, chăm chăm nhìn về phía cổng đồn. Tư-dát tái mặt lay lay vai bạn nói gần như van vỉ:
- đi mi! đi. Ngồi đây lâu, tụi hắn nghi chết.
Lượm như không nghe thấy bạn nói gì. NÓ lắp bắp thì thào như trong cơn mơ ngủ.
- Thấy mấy con ruồi xanh bò bò trên mắt anh, tao chỉ muốn chạy lại xua tay đuổi... Ngó mà không làm chi được tao đau ruột quá mi ơi. Nói đến đó, miệng Lượm bỗng mếu xệch.
Tư-dát nhìn bạn, miệng tự nhiên cũng mếu theo. NÓ ngồi xuống cạnh bạn, giọng dỗ dành:
- Nhưng biết làm răng được chừ... mi- Tụi hắn chết mười, bên mình chết có một... như rứa chắc anh ấy cũng thỏa.
Lượm nghẹn ngào:
- Cớ chi biết được nhà cha mạ anh ấy Ở mô hè... mà tìm báo cho cha mạ anh biết, lên xin đem xác về chôn...
Tư dát đứng ra giữa đường đo bóng nắng, kêu:
- Trưa quá rồi mi ơi. Phải tìm cách mà lọt ra thôi.
Anh đồng-râu Ở nhà chắc đang nóng ruột lắm.
Lượm như chợt tỉnh, đứng lên- Hai đứa lại lừa trái banh lá chuối về phía cửa đông Ba.
Lúc này bọn giặc đã mở cửa thành, cho người vào ra, nhưng lục soát rất gắt gao. Một toán vừa Bảo Vệ Quân vừa Cảnh Sát, An Ninh, đứa súng trường, đứa súng lục đứng lố nhố trước cửa thành.
Còn cách cửa thành chừng trăm thước. Lượm với Tư-dát sút banh thảng về phía cửa thành- Tư-dát lăn xả vào chặn banh, nhảy như choi choi, miệng la bai bải:
- ê- Không được chơi xấu? Không được chơi xấu!
khi trái banh lăn tới còn cách cửa thành chừng chục bước, Lượm la lên:
- É "manh rồi"! "Manh" pê-răng-ti hẳn hoi nghe!
- "Manh" mô mà "manh" Chi trúng Ở cùi chỏ thôi!
Tư-dát gân cố cãi.
- Mi chơi ăn gian! "Manh pê-răng-ti" sờ sờ còn chối- Biết điều thì giữ gôn đi cho người ta sút phạt!
Tư-dát tỏ ý chịu thua- Hai đứa loay hoay tìm chỗ làm cọc gôn. Tư-dát chỉ từ bên này lề đường sang bên kia lề đường:
"Gôn" ri được chưa?
Hẹp quá! - Rộng thì có! Mi coi cổng gôn ngoài "Xịt tát" cũng còn hẹp hơn.
Lượm chịu. Tư-dát đứng ra giữa đường, chổng mông ra phía cửa. Nó xắn tay áo, lưng cúi lom khom, vẻ mặt căng thẳng, làm bộ tịch anh giữ gôn đang sẵn sàng đón bắt quả banh sút phạt đền sáu mét.
- Ðúng sáu bước nghe!
Một tên Bảo Vệ-quân, cầm cây roi cặc bò bước đến quát:
- Tụi con ranh con lộn Chỗ ni là chỗ tụi bay chơi đấy hả? - Hắn quất luôn một roi vào cái mông nhọn veo của Tư-dát đang chổng về phía hắn.
Tư-dát nhảy dựng lên kêu: "ối?" Vừa lúc đó, Lượm sút rất mạnh, quả banh vọt qua chân Tư-dát, lăn ra đến tận bên ngoài cửa thành. Lượm nhảy lên reo to.
- Bờ-ra-vô! Thủng lưới rồi!
Tư-dát ôm cái mông gày nhom, nhăn nhó.
- Phải sút lại! sút lại Tại bác Bảo Vệ đánh tau đau quá, tau mới không bắt được. - Nó quay lại, mếu máo nói với tên Bảo Vệ Quân:
- Bác làm cháu bắt trật mất cú phạt "manh pê răng-ti" oan quá!
Tên Bảo Vệ Quân giáng cao cây roi lên, chửi:
Con mạ mi, Có xéo ngay không?
Tư-dát nhảy tránh ra gần phía cửa, mắt le lé nhìn cây roi trong tay tên Bảo Vệ Quân, Lượm chạy đến kêu:
- Ðược rồi, cho mi chạy ra nhặt banh vô, tao sút lại.
Lần này mà còn bắt trật là mặc kệ mi đó nghe!
Làm bộ quá mải chơi, hai đứa cùng một lúc chạy ùa ra khỏi cửa thành, xô đến bên trái banh lá chuối nằm lăn lóc cạnh lề đường. Chúng vừa la hét ầm ĩ vừa gàn chân nhau giành banh, hăng hái như một trận quyết đấu vậy Rồi làm như vô tình, hai đứa cứ sút mãi trái banh mỗi lúc một xa cổng thành, trước hàng chục cặp mắt của bọn lính Bảo Vệ Quân, Cảnh Sát, An Ninh.
------------------------------------
Hết phần 4b