Ngưng tất cả các hoạt động trên Forum
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Ngưng tất cả các hoạt động trên Forum


 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 3

Go down 
Tác giảThông điệp
boarding
Trung học
boarding


Tổng số bài gửi : 133
Join date : 13/05/2011
Age : 39
Đến từ : Sơn Động - Bắc Giang

CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 3   CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 3 I_icon_minitimeMon Jun 27, 2011 10:27 am

CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 3
ĐIỀU 77. Các quyền của các quốc gia ven biển đối với thềm lục địa
1. Quốc gia ven biển thực hiện các quyền thuộc chủ quyền đối với thềm lục
địa về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình.
2. Các quyền nói ở khoản 1 có tính chất đặc quyền, nghĩa là các quốc gia
ven biển không thăm dò thềm lục địa hay không khai thác tài nguyên thiên
nhiên của thềm lục địa, thì không ai có quyền tiến hành các hoạt động như
vậy, nếu không có sự thỏa thuận rõ ràng của quốc gia đó.
3. Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không phụ thuộc
vào sự chiếm hữu thực sự hay danh nghĩa, cũng như vào bất cứ tuyên bố rõ
ràng nào.
4. Các tài nguyên thiên nhiên ở phần này bao gồm các tài nguyên thiên
nhiên khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên không sinh vật khác của
đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như các sinh vật thuộc loại định
cư, nghĩa là những sinh vật nào, ở thời kỳ có thể đánh bắt được, hoặc nằm
bất động ở đáy, hoặc lòng đất dưới đáy; hoặc là không có khả năng di
chuyển nếu không có khả năng tiếp xúc với đáy hay lòng đáy dưới đáy
biển.
ĐIỀU 78. Chế độ pháp lý của vùng nước và vùng trời ở phía trên, và
các quyền và các tự do của các quốc gia khác
1. Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không đụng chạm
đến chế độ pháp lý của vùng nước ở phía trên hay của vùng trời trên vùng
nước này.
2. Việc quốc gia ven biển thực hiện các quyền của mình đối với thềm lục
địa không gây thiệt hại đến hàng hải hay các quyền và các tự do khác của
các nước khác đã được công ước thừa nhận, cũng không được cản trở việc
thực hiện các quyền này một cách không thể biện bạch được.
ĐIỀU 79. Các dây cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa
1. Tất cả các quốc gia có quyền đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm ở thềm
lục địa theo đúng điều này.
2. Trong điều kiện thi hành các biện pháp hợp lý nhằm thăm dò thềm lục
địa, khai thác tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa và ngăn chặn, hạn chế

và chế ngự ô nhiễm do ống dẫn gây ra, quốc gia ven biển không được cản
trở việc lắp đặt hay bảo quản các ống dẫn và dây cáp đó.
3. Tuyến ống dẫn đặt ở thềm lục địa cần được sự thỏa thuận của quốc gia
ven biển.
4. Không một quy định nào ở phần này đụng chạm đến quyền của quốc gia
ven biển đặt ra các điều kiện đối với các đường dây cáp hay các đường ống
dẫn đi vào lãnh thổ hay lãnh hải của mình, cũng như, không đụng chạm đến
đường tài phán của quốc gia này đối với dây và ống dẫn được đặt, hoặc sử
dụng trong khuôn khổ của việc thăm dò thềm lục địa của mình hay việc
khai khác tài nguyên thiên nhiên của mình, hoặc của việc khai thác các đảo
nhân tạo, thiết bị hay công trình thuộc quyền tài phán của quốc gia này.
5. Khi đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm, các quốc gia phải tính đến các dây
cáp và ống ngầm đã được đặt trước. Đặc biệt họ cần lưu ý không làm hại
đến khả năng sửa chữa các đường dây cáp và ống dẫn đó.
ĐIỀU 80. Các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình ở thềm lục địa
Điều 60 áp dụng mutatis mutandis (với những sửa đổi cần thiết và chi tiết)
đối với các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình ở thềm lục địa.
ĐIỀU 81. Việc khoan ở thềm lục địa
Quốc gia ven biển có đặc quyền cho phép và quy định việc khoan ở thềm
lục địa bất kỳ vào mục đích gì.
ĐIỀU 82. Những khoản đóng góp bằng tiền hoặc hiện vật vào việc khai
thác thềm lục địa ngoài 200 hải lý
1. Quốc gia ven biển nộp các khoản đóng góp bằng tiền hay bằng hiện vật
về việc khai thác tài nguyên thiên nhiên không sinh vật của thềm lục địa
nằm ngoài 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
2. Các khoản đóng góp được nộp hàng năm tính theo toàn bộ sản phẩm thu
hoạch được ở một điểm khai thác nào đó, sau năm năm đầu khai thác điểm
đó. Năm thứ 6 tỉ lệ đóng góp là 1% của giá trị hay của khối lượng sản phẩm
khai thác được ở điểm khai thác. Sau đó, mỗi năm tỷ lệ này tăng lên 1%
cho đến năm thứ 12 và bắt đầu từ năm thứ 12 trở đi tỷ lệ đó ở mức 7%. Sản
phẩm không bao gồm các tài nguyên được dùng trong khuôn khổ của việc
khai thác.
3. Quốc gia đang phát triển nào là nước chuyên nhập khẩu một khoáng sản
được khai thác từ thềm lục địa của mình được miễn các khoản đóng góp đối
với loại khoáng sản đó.

4. Các khoản đóng góp này được thực hiện thông qua Cơ quan quyền lực;
cơ quan này phân chia các khoản đó cho các quốc gia thành viên, theo tiêu
chuẩn phân chia công bằng có tình đến lợi ích và nhu cầu của các quốc gia
đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia chậm phát triển nhất hay các quốc
gia không có biển.
ĐIỀU 38. Hoạch định ranh giới thềm lục địa giữa các quốc gia có bờ
biển tiếp liền hay đối diện nhau
1. Việc hoạch định ranh giới thềm lục địa giữa các quốc gia có bờ biển tiếp
liền hay đối diện nhau được thực hiện bằng con đường thỏa thuận theo
đúng luật pháp quốc tế như đã được nêu ở Điều 38 của Quy chế tòa án quốc
tế, để đi tới một giải pháp công bằng.
2. Nếu không đi tới một thỏa thuận trong một thời hạn hợp lý thì các quốc
gia hữu quan sử dụng các thủ tục nêu ở phần XV.
3. Trong khi chờ đợi ký kết thỏa thuận nói ở khoản 1, các quốc gia hữu
quan trên tinh thần hiều biết, và hợp tác, làm hết sức mình để đi đến các
giải pháp tạm thời có tính chất thực tiễn và để không phương hại hay cản
trở việc ký kết các thỏa thuận dứt khoát trong giai đoạn quá độ này. Các
dàn xếp tạm thời không phương hại đến việc hoạch định cuối cùng.
4. Khi một điều ước đang có hiệu lực giữa các quốc gia hữu quan, các vấn
đề liên quan đến việc hoạch định ranh giới thềm lục địa được thực hiện theo
đúng điều ước đó.
ĐIỀU 84. Các hải đồ và bản kê các tọa độ địa lý
1. Với điều kiện tuân thủ phần này, các ranh giới ngoài của thềm lục địa và
các đường hoạch định ranh giới được vạch ra theo đúng Điều 83 được ghi
rõ lên các hải đồ có tỷ lệ thích hợp để xác định được vị trí của nó, có trường
hợp việc vẽ ranh giới ngoài hay các đường hoạch đinh ranh giới này có thể
được thay thế bằng các bản kê các tọa độ địa lý các điểm, có ghi rõ hệ
thống trắc địa được sử dụng.
2. Quốc gia ven biển công bố theo đúng thủ tục các bản đồ hay các bản kê
các tọa độ địa lý và gửi đến Tổng thư ký liên hợp quốc một bản để lưu
chiểu, và đối với các bản đồ hay các bản kê các tọa độ địa lý vị trí của ranh
giới ngoài của thềm lục địa, thì gửi đến Tổng thư ký của Cơ quan quyền lực
một bản để lưu chiểu.

ĐIỀU 85. Việc đào đường hầm
Phần này không đụng chạm đến quyền của quốc gia ven biển được khai
thác lòng đất dưới đáy biển bằng cách đào hầm, bất kể độ sâu của các vùng
nước ở nơi ấy là bao nhiêu.

PHẦN VII
BIỂN CẢ
Mục 1
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
ĐIỀU 86. Phạm vi áp dụng của phần này
Phần này áp dụng cho tất cả những vùng biển không nằm trong vùng đặc
quyền về kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của một quốc gia cũng như không
nằm trong vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo. Điều này không
hạn chế về bất cứ phương diện nào các quyền tự do mà tất cả các quốc gia
được hưởng trong vùng đặc quyền về kinh tế theo Điều 58.
ĐIỀU 87. Tự do trên biển cả
1. Biển cả được để ngỏ cho tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có
biển. Quyền tự do trên biển cả được thực hiện trong những điều kiện do các
quy định của Công ước hay và những quy tắc khác của pháp luật quốc tế trù
định. Đối với các quốc gia dù có biển hay không có biển, quyền tự do này
đặc biệt bao gồm:
a) Tự do hàng hải;
b) Tự do hàng không;
c) Tự do đặt các dây cáp hoặc ống dẫn ngầm với điều kiện tuân thủ Phần
VI;
d) Tự do xây dựng các đảo nhân tạo hoặc các thiết bị khác được pháp luật
quốc tế cho phép, với điều kiện tuân thủ phần VI;
e) Tự do đánh bắt hải sản trong các điều đã được nêu ở Mục 2;
f) Tự do nghiên cứu khoa học với các điều kiện tuân thủ các Phần VI và
VIII.
2. Mỗi quốc gia khi thực hiện các quyền tự do này phải tính đến lợi ích của
việc thực hiện tự do trên biển cả của các quốc gia khác, cũng như đến các
quyền được Công ước thừa nhận liên quân đến các hoạt động trong Vùng.
ĐIỀU 88. Sử dụng biển cả vào mục đích hòa bình
Biển cả được sử dụng vào các mục đích hòa bình
ĐIỀU 89. Tính bất hợp pháp của những yêu sách về chủ quyền đối với
biển cả
Không một quốc gia nào có thể đòi đặt một cách hợp pháp một bộ phận nào
đó của biển cả thuộc vào chủ quyền của mình

ĐIỀU 90. Quyền hàng hải
1. Mỗi quốc gia quy định các điều kiện cho phép tàu thuyền mang quốc tịch
của nước mình, các điều kiện đăng ký các tàu thuyền trên lãnh thổ của mình
và các điều kiện cần phải có để cho tàu thuyền được quyền treo cờ của
nước mình. Các tàu thuyền mang quốc tính của quốc gia mà chúng được
phép treo cờ. Cần phải có một mối quan hệ thực chất giữa quốc gia và các
con tàu.
2. Quốc gia nào cho phép tàu thuyền treo cờ nước mình thì cấp cho tàu
thuyền đó các tài liệu có liên quan đến mục đích đó.
ĐIỀU 92. Điều kiện pháp lý của tàu thuyền
1. Các tàu thuyền chỉ hoạt động dưới cờ của một quốc gia và, trừ những
trường hợp ngoại lệ đã được quy định rõ ràng trong các hiệp ước quốc tế
hay trong Công ước, chỉ thuộc quyền tài phán của quốc gia này khi ở biển
cả. Không được thay đổi cờ trong một chuyến đi hay trong một dịp đậu lại,
trừ trường hợp có sự chuyển giao thật sự quyền sở hữu hay có thay đổi
đăng ký.
2. Một tàu thuyền hoạt động dưới cờ của nhiều quốc gia mà nó sử dụng
theo sở thích của mình thì không thể sử dụng đối với mọi quốc gia thứ ba,
bất cứ quốc tịch nào trong số đó và có thể được coi như là một tàu thuyền
không có quốc tịch.
ĐIỀU 93. Các tàu thuyền treo cờ của Tổ chức Liên hợp quốc, của cơ
quan chuyên môn của Liên hợp quốc hay của Cơ quan năng lượng
nguyên tử quốc tế
Các điều trên không đề cập vấn đề các tàu được dùng vào dịch vụ chính
thức của Liên hợp quốc, của các cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc
hay Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế.
ĐIỀU 94. Các nghĩa vụ của quốc gia mà tàu thuyền mang cờ
1. Mọi quốc gia đều thực sự thi hành quyền tài phán và sự kiểm soát của
mình trong các lĩnh vực hành chính, kỹ thuật và xã hội đối với các tàu
thuyền mang cờ của mình.
2. Đặc biệt mọi quốc gia:
a) Có một sổ đăng ký hàng hải có ghi tên và đặc điểm của các tàu thuyền
mang cờ nước mình, trừ các tàu thuyền do kích thước nhỏ không nằm trong
quy định quốc tế được chấp nhận chung;

b) Thi hành quyền tài phán theo đúng luật trong nước mình đối với bất kỳ
tàu thuyền nào mang cờ nước mình, cũng như đối với thuyền trưởng, sĩ
quan và đoàn thủy thủ về các vấn đề hành chính, kỹ thuật và xã hội liên
quan đến tàu thuyền.
3. Mọi quốc gia phải có các biện pháp cần thiết đối với các tàu thuyền
mang cờ của nước mình để đảm bảo an toàn trên biển, nhất là về:
a) Cấu trúc, trang bị của tàu thuyền và khả năng đi biển của nó;
b) Thành phần, điều kiện làm việc và việc đào tạo các thủy thủ, có tính đến
các văn bản quốc tế có thể áp dụng được;
c) Việc sử dụng các tín hiệu, tình trạng hoạt động tốt của hệ thống thông tin
liên lạc và việc phòng ngừa đâm va.
4. Các biện pháp này bao gồm các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng:
a) Tàu thuyền nào cũng phải được một viên thanh tra hàng hải có trình độ
kiểm tra trước khi đăng ký vào sổ và sau đó, trong những khoảng thời gian
thích hợp và trên tàu thuyền cần có các hải đồ, các tài liệu về hàng hải,
cũng như dụng cụ và máy móc hàng hải mà sự an toàn hàng hải đòi hỏi;
b) Tàu thuyền nào cũng phải được giao cho một thuyền trưởng và các sĩ
quan có trình độ chuyên môn cần thiết, đặc biệt là việc điều động, hàng hải,
thông tin liên lạc và điều khiển các máy, thủy thủ có trình độ chuyên môn
cần thiết và đủ số so với loại tàu thuyền, kích thước, máy móc và trang bị
của tàu thuyền;
c) Thuyền trưởng, các sỹ quan và ở mức độ cần thiết, đoàn thủy thủ hoàn
toàn nắm vững và sẵn sàng tôn trọng các quy tắc quốc tế có thể áp dụng
được về việc cứu sinh trên biển, việc phòng ngừa các tai nạn đâm va, việc
ngăn ngừa hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển và việc duy trì
thông tin liên lạc bằng vô tuyến điện
5. Khi thi hành các biện pháp nói ở các khoản 3 và 4, mỗi quốc gia buộc
phải tuân thủ các quy tắc, thủ tục và tập quán quốc tế đã được chấp nhận
chung và thi hành mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo cho các quy tắc, thủ
tục và tập quán nói trên được tôn trọng.
6. Quốc gia nào có những lý do đúng đắn để nghĩ rằng quyền tài phán và
quyền kiểm soát thích hợp đối với một tàu thuyền đã không được thi hành,
thì có thề thông báo những sự kiện đó cho quốc gia mà tàu mang cờ. Khi
được thông báo, quốc gia mà tàu mang cờ phải tiến hành điều tra và nếu
cần, có các biện pháp điều chỉnh cần thiết.
7. Mỗi quốc gia ra lệnh mở cuộc điều tra do một hay nhiều nhân vật có đầy
đủ thẩm quyền tiến hành, hoặc là cuộc điều tra được tiến hành trước những
nhân vật đó về bất cứ tai nạn nào trên biển hay sự cố hàng hải nào xảy ra
trên biển cả có liên quan đến một chiếc tàu mang cờ của nước mình và đã

gây ra chết người hay gây trọng thương cho những công dân của một quốc
gia khác, hoặc đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho tàu thuyền và
công trình thiết bị của một quốc gia khác hay cho môi trường biển. Quốc
gia mà tàu mang cờ và quốc gia hữu quan đó tổ chức về một tai nạn trên
biển hay một sự cố hàng hải thuộc loại này.
ĐIỀU 95. Quyền miễn trừ của các tàu chiến trên biển cả
Các tàu chiến trên biển cả được hưởng quyền miễn trừ hoàn toàn về tài
phán của bất kỳ quốc gia nào khác ngoài quốc gia mà tàu mang cờ.
ĐIỀU 96. Quyền miễn trừ của các tàu thuyền chỉ dùng cho một cơ
quan Nhà nước không có tính chất thương mại
Các tàu thuyền của Nhà nước hay do Nhà nước khai thác và chỉ dùng cho
một cơ quan Nhà nước không có tính chất thương mại trên biển cả được
hưởng quyền miễn trừ hoàn toàn về tài phán của bất kỳ quốc gia nào khác
ngoài quốc gia mà tàu mang cờ.
ĐIỀU 97. Quyền tài phán hình sự về tai nạn đâm va hoặc bất cứ sự cố
hàng hải nào
1. Trong trường hợp xảy ra tai nạn đâm va hay bất kỳ sự cố hàng hải nào
trên biển cả mà trách nhiệm hình sự hay trách nhiệm kỷ luật thuộc về
thuyền trưởng hoặc thuộc về bất kỳ thành viên nào trong đoàn thủy thủ của
con tàu, chỉ có thể yêu cầu truy tố hình sự hay thi hành kỷ luật họ trước các
nhà đương cục tư pháp hay hành chính của quốc gia mà tàu mang cờ hoặc
là của quốc gia mà đương sự mang quốc tịch.
2. Về mặt kỷ luật, quốc gia nào đã cấp bằng chỉ huy hay giấy chứng nhận
khả năng hoặc giấy phép, là quốc gia duy nhất có thẩm quyền công bố, với
việc tôn trọng các thủ tục họp pháp, thu hồi các bằng hay chứng chỉ đó
không thuộc quốc tịch của quốc gia đó.
3. Không thể ra lệnh bắt hay giữ chiếc tàu, ngay cả trong khi tiến hành công
việc dự thẩm, nếu không phải là nhà đương cục của quốc gia mà tàu mang
cờ.
ĐIỀU 98. Nghĩa vụ giúp đỡ
1. Mọi quốc gia đòi hỏi thuyền trưởng của một chiếc tàu mang cờ của nước
mình, trong chừng mực có thể làm được mà không gây nguy hiểm nghiêm
trọng cho con tàu, cho đoàn thủy thủ hay cho hành khách trên tàu, phải:
a) Giúp đỡ bất kỳ ai đang gặp nguy khốn trên biển;
b) Hết sức nhanh chóng đến cứu những người đang bị nguy cấp nếu như
được thông báo những người này cần được giúp đỡ, trong chừng mực mà

người ta có thể chờ đợi một cách hợp lý là thuyền trưởng phải xử lý như
thế;
c) Trong trường hợp xảy ra tai nạn đâm va, giúp đỡ chiếc tàu kia, đoàn
thủy thủ và hành khách của nó và, trong phạm vi có thể, cho chiếc tàu đó
biết tên và cảng đăng ký của tàu mình, và cảng gần nhất mà tàu mình sẽ cập
bến.
2. Tất cả các quốc gia ven biển tạo điều kiện dễ dàng cho việc thành lập và
hoạt động của một cơ quan thường trực về tìm kiếm và cứu trợ thích hợp và
hiệu quả, để đảm bảo an toàn hàng hải và hàng không, và nếu có thể, thì
hợp tác với những nước láng giềng của mình trong khuôn khổ của những
dàn xếp có tính chất khu vực, để thực hiện mục đích nói trên.
ĐIỀU 99. Cấm chuyên chở nô lệ
Mọi quốc gia đều thi hành các biện pháp có hiệu quả để ngăn ngừa và trừng
trị việc chuyên chở nô lệ trên các tàu được phép mang cờ của nước mình,
và để ngăn ngừa việc lạm dụng sắc cờ của mình vào mục đích nói trên. Mọi
người nô lệ ẩn náu ở trên một chiếc tàu, dù con tàu này mang cờ của bất kỳ
quốc gia nào, cũng được tự do ipso-facto (ngay tức khắc).
ĐIỀU 100. Nghĩa vụ hợp tác để trấn áp nạn cưới biển
Tất cả các quốc gia hợp tác với nhau, bằng mọi khả năng của mình, để trấn
áp cướp biển trên biển cả hay ở bất kỳ nơi nào khác không thuộc quyền tài
phán của quốc gia nào.
ĐIỀU 101. Định nghĩa cướp biển
Một trong những hành động sau đây là hành động cướp biển:
a) Mọi hành động trái phép dùng hành động hay bắt giữ hoặc bất kỳ sự
cướp phá nào do thủy thủ hoặc hành khách trên một chiếc tàu hay một
phương tiện bay tư nhân gây nên, vì những mục đích riêng tư, và nhằm:
i. Chống lại một chiếc tàu hay một phương tiện bay khác, hay chống lại
những người hay của cải ở trên con tàu hoặc phương tiện bay đỗ ở biển
cả;
ii. Chống lại một chiếc tàu hay một phương tiện bay, người hay của cải, ở
một nơi không thuộc quyền tài phán của một quốc gia nào;
b) Mọi hành động tham gia có tính chất tự nguyện vào việc sử dụng một
chiếc tàu hay một phương tiện bay, khi người tham gia biết từ những sự
việc rằng chiếc tàu hay phương tiện bay đó là một tàu hay phương tiện bay
cướp biển;
c) Mọi hành động nhằm xúi giục người khác phạm những hành động được
xác định ở điểm a hoặc b hay phạm phải với chủ định làm dễ dàng cho các
hành động đó.

ĐIỀU 102. Hành động cướp biển của một tàu chiến, một tàu Nhà nước
hay một phương tiện bay của Nhà nước mà đoàn thủy thủ hay đội bay
đã nổi loạn gây ra
Những hành động cướp biển, như đã được xác định ở Điều 101, của một
tàu chiến hay một tàu Nhà nước hay một phương tiện bay của Nhà nước bị
đoàn thủy thủ hay đội bay nổi loạn làm chủ, được coi là hành động của các
tàu hay phương tiện bay tư nhân.
ĐIỀU 103. Định nghĩa một tàu hay một phương tiện bay cướp biển
Những tàu hay phương tiện bay mà kể kiểm soát nó thực sự, chủ trương sử
dụng để phạm một trong những hành động được nêu ở Điều 101, được coi
là những tàu hay phương tiện bay cướp biển. Những chiếc tàu hay phương
tiện bay đã được dùng để phạm những hành động nói trên cũng được coi là
tàu hay phương tiện bay cướp biển chừng nào nó còn ở dưới quyền kiểm
soát của những người gây ra những hành động đó.
ĐIỀU 104. Giữ hay mất quốc tịch của một con tàu hay một phương
tiện bay cướp biển
Một con tàu hay một phương tiện bay đã trở thành cướp biển có thể giữ
quốc tịch của mình. Việc giữ hay mất quốc tịch do luật trong nước của quốc
gia đã trao quốc tịch đó điều chỉnh.
ĐIỀU 105. Bắt giữ một chiếc tàu hay phương tiện bay cướp biển
Mọi quốc gia ở biển cả, hay ở bất cứ nơi nào khác không thuộc quyền tài
phán của bất kỳ quốc gia nào, đều có thể bất giữ một chiếc tàu hay một
phương tiện bay đã trở thành cướp biển, hoặc một chiếc tàu hay một
phương tiện bay bị chiếm đoạt sau một hành động cướp biển và đang nằm
trong tay bọn cướp biển, và đều có thể bắt giữ người và của cải ở trên con
tàu hay phương tiện bay đó. Các tòa án của quốc gia đã tiến hành việc bắt
đó có thể công bố các hình phạt cũng như các biện pháp áp dụng đối với
chiếc tàu, phương tiện bay hay của cải, trừ những người lương thiện trong
cuộc.
ĐIỀU 106. Trách nhiệm trong trường hợp bắt giữ một cách độc đoán
Khi bắt giữ một chiếc tàu hay một phương tiện bay bị tình nghi là cướp
biển mà không có lý do đầy đủ, quốc gia nào đã tiến hành việc bắt giữ đó
phải chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào do hành động đó
gây ra đối với quốc gia mà tàu mà phương tiện bay đó mang quốc tịch.
ĐIỀU 107. Các tàu và phương tiện bay có đủ tư cách để thực hiện việc
bắt giữ vì lý do cướp biển

Chỉ có các tàu chiến hay phương tiện bay quân sự, hoặc các tàu thuyền hay
phương tiện bay khác mang các dấu hiện bên ngoài chứng tỏ rõ ràng là của
một cơ quan Nhà nước và được tiến hành nhiệm vụ này, mới có thể thực
hiện việc bắt giữ vì lý do cướp biển.
ĐIỀU 108. Buôn bán trái phép các chất ma túy và các chất kích thích
1. Tất cả các quốc gia hợp tác với nhau để trấn áp việc buôn bán trái phép
các chất ma túy và các chất kích thích do các tàu đi lại ở biển cả tiến hành,
vi phạm các công ước quốc tế.
2. Mọi quốc gia khi đã có lý do chính đáng để cho rằng một tàu mang cờ
của nước mình đang buôn bán trái phép các chất ma túy và các chất kích
thích đều có thể yêu cầu các quốc gia khác hợp tác để chấm dứt việc buôn
bán đó.
ĐIỀU 109. Phát sóng không được phép từ biển cả
1. Tất cả các quốc gia hợp tác với nhau để trấn áp phát sóng không được
phép từ biển cả.
2. Trong Công ước “phát sóng không được phép” là các cuộc phát thanh và
vô tuyến truyền hình nhằm vào quảng đại quần chúng từ một chiếc tàu hay
một thiết bị ở biển cả vi phạm các quy chế quốc tế, trừ việc phát các tín
hiệu cấp cứu.
3. Người nào tiến hành truyền các cuộc phát sóng không được phép đều có
thể bị truy tố trước tòa án của:
a) Quốc gia mà chiếc tàu phát sóng mang cờ;
b) Quốc gia đăng ký của thiết bị;
c) Quốc gia mà người nói trên là công dân;
d) Mọi quốc gia mà ở đó các cuộc phát sóng có thể thu được;
e) Mọi quốc gia có các đài thông tin vô tuyến được phép đã bị nhiễu do
các cuộc phát sóng đó.
4. Ở biển cả, một quốc gia có quyền tài phán ở theo đúng khoản 3, có thể
theo đúng Điều 110, bắt bất kỳ người nào hay giữ bất kỳ chiếc tàu nào
truyền các cuộc phát sóng không được phép và tịch thu phương tiện phát
sóng.
ĐIỀU 110. Quyền khám xét
1. Trừ những trường hợp mà việc can thiệp là căn cứ vào những quyền do
hiệp ước mang lại, một tàu chiến khi gặp một tàu nước ngoài ở trên biển cả

không phải là một tàu được hưởng quyền miễn trừ như đã nêu ở các Điều
95 và 96, chỉ có thể khám xét chiếc tàu đó nếu có những lý do đúng đắn để
nghi ngờ chiếc tàu đó:
a) Tiến hành cướp biển;
b) Chuyên chở nô lệ;
c) Dùng vào các cuộc phát sóng không được phép, quốc gia mà chiếc tàu
mang cờ có quyền tài phán theo Điều 109;
d) Không có quốc tịch; hay
e) Thật ra là cùng quốc tịch với chiếc tàu chiến, mặc dù chiếc tàu này treo
cờ nước ngoài hay từ chối treo cờ của mình.
2. Trong những trường hợp nêu ở khoản 1, tàu chiến có thể kiểm tra các
giấy tờ cho phép mang cờ. Vì mục đích này, tàu chiến có thể phái một chiếc
xuồng, dưới sự chỉ huy của một sĩ quan, đến gần chiếc tàu bị tình nghi. Sau
khi kiểm tra các tài liệu, nếu vẫn còn nghi vấn thì có thể tiếp tục điều tra
trên tàu với một thái độ hết sức đúng mực.
3. Nếu việc nghi ngờ xét ra không có cơ sở thì chiếc tàu bị khám xét được
bồi thường về mọi tổn thất hay thiệt hại xảy ra, với điều kiện là chiếc tàu
này không phạm một hành động nào làm cho nó bị tình nghi.
4. Các điều quy định này được áp dụng mutatis mutandis (với những sửa
đổi cần thiết về chi tiết) đối với các phương tiện bay quân sự.
5. Các điều quy định này cũng được áp dụng đối với tất cả các tàu thuyền
hay phương tiện bay khác đã được phép một cách hợp lệ và mang những
dấu hiệu bên ngoài chỉ rõ rằng chúng được sử dụng cho một cơ quan Nhà
nước.
ĐIỀU 111. Quyền truy đuổi
1. Việc truy đuổi một tàu nước ngoài có thể được tiến hành nếu những nhà
đương cục có thẩm quyền của quốc gia ven biển có những lý do đúng đắn
để cho rằng chiếc tàu này đã vi phạm các luật và quy định của quốc gia đó.
Việc truy đuổi phải bắt đầu khi chiếc tàu nước ngoài hay một trong những
chiếc xuồng của nó đang ở trong nội thủy, trong vùng nước quần đảo, trong
lãnh hải hay trong vùng tiếp giáp của quốc gia truy đuổi, và chỉ có thể được
tiếp tục ở ngoài ranh giới của lãnh hải hay vùng tiếp giáp với điều kiện là
việc truy đuổi này không bị gián đoạn. Không nhất thiết là chiếc tàu ra lệnh
cho tàu nước ngoài đang đi trong lãnh hải hay trong vùng tiếp giáp dừng lại
cũng phải có mặt tại các vùng biển ấy khi mà chiếc tàu nước ngoài này
nhận được lệnh. Nếu chiếc tàu nước ngoài ở trong vùng tiếp giáp, được quy
định ở Điều 33, việc truy đuổi chỉ có thể bắt đầu nếu tàu đó đã vi phạm các
quyền, mà việc thiết lập vùng tiếp giáp có nhiệm vụ bảo vệ.

2. Quyền truy đuổi được áp dụng matatis mutandis (với những sửa đổi cần
thiết về chi tiết) đối với những hành động vi phạm các luật và quy định của
quốc gia ven biển có thể áp dụng, theo đúng Công ước, cho vùng đặc quyền
kinh tế hay thềm lục địa, kể cả các vùng an toàn bao quanh các thiết bị ở
thềm lục địa, nếu các vi phạm này đã xảy ra trong các vùng nói trên.
3. Quyền truy đuổi chấm dứt khi chiếc tàu bị truy đuổi đi vào lãnh hải của
quốc gia mà nó thuộc quyền hay của một quốc gia khác.
4. Việc truy đuổi chi được coi như bắt đầu, nếu chiếc tàu truy đuổi bằng các
phương tiện có thể sử dụng được mà mình có, biết một cách chắc chắn là
chiếc tàu bị đuổi, hay một những trong chiếc xuồng của nó hoặc các
phương tiện đi biển khác hoạt động thành tốp và dùng chiếc tàu bị truy đuổi
làm chiếc tàu mẹ, đang ở bên trong ranh giới của lãnh hải, hay tùy theo
trường hợp đang ở trong vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế hay ở trên
thềm lục địa. Việc truy đuổi chỉ có thể bắt đầu sau khi đã phát tín hiệu nhìn
hoặc nghe bắt nó dừng lại, ở một cự ly cần thiết để chiếc tàu nói trên nhận
biết được.
5. Quyền truy đuổi chỉ có thể được thực hiện bởi các tàu chiến hay các
phương tiện quân sự hoặc các tàu hay phương tiện bay khác có mang các
dấu hiện ở bên ngoài chỉ rõ rang rằng, các tàu hay phương tiện bay đó được
sử dụng cho một cơ quan Nhà nước và được phép làm nhiệm vụ này.
6. Trong trường hợp mà chiếc tàu bị một phương tiện bay truy đuổi:
a) Các khoản 1 đến 4 được áp dụng mutatis mutandis (với những thay đổi
cần thiết và chi tiết);
b) Phương tiện bay nào phát lệnh dừng lại phải tự mình truy đuổi chiếc
tàu cho đến lúc một chiếc tàu hay phương tiện bay khác của quốc gia ven
biển; sau khi được phương tiện bay nói trên thông báo, đã đến những vị trí
để tiếp tục cuộc truy đuổi nếu như phương tiện đầu tiên không thể tự mình
giữ được chiếc tàu. Để chứng minh cho việc bắt một chiếc tàu dừng lại ở
ngoài lãnh hải là đúng, thì riêng việc phát hiện chiếc tàu này đã vi phạm
hay bị nghi ngờ là vị phạm là chưa đủ, mà còn phải xác định đồng thời xem
nó có bị phương tiện bay hay tàu khác yêu cầu dừng lại và việc truy đuổi
này phải không hề bị gián đoạn.
7. Không thể đòi hủy lệnh giữ một chiếc tàu bị bắt ở địa điểm thuộc quyền
tài phán của một quốc gia và bị dẫn độ về một cảng của quốc gia này để
cho các nhà đương cục có thẩm quền tiến hành điều tra với lý do duy nhất
là vì hoàn cảnh bắt buộc chiếc tàu đó đã đi có hộ tống qua một phần của
vùng đặc quyền về kinh tế hay của biển cả.

8. Một chiếc tàu đã bị bắt dừng lại hay bị bắt ở ngoài lãnh hải trong những
hoàn cảnh không chứng minh được cho việc sử dụng quyền truy đuổi thì
được bồi thường về mọi tổn thất hay tổn hại nếu có.
ĐIỀU 112. Quyền đặt các dây cáp hay ống dẫn ngầm
1. Mọi quốc gia có quyền đặt các dây cáp hay ống dẫn ngầm ở đáy biển cả
bên ngoài thềm lục địa.
2. Điều 79, khoản 5, được áp dụng đối với đường dây cáp và ống dẫn ngầm
này.
ĐIỀU 113. Về việc một dây cáp hay một ống dẫn ngầm bị đứt đoạn hay
bị hư hỏng
Mọi quốc ra đều định ra các luật và quy định cần thiết để coi là hành động
vi phạm có thể bị trừng phạt: một chiếc tàu mang cờ của quốc gia đó hay
một người thuộc quyền tài phán của quốc gia đó đã cố ý hay do cẩu thả mà
làm cho một đường dây cáp cao thế hay một đường ống dẫn ngầm ngoài
biển cả bị đứt đoạn hay hư hỏng một đường dây cáp điện báo hay điện thoại
ngầm trong chừng mực có nguy cơ làm rối loạn hay làm gián đoạn thông
tin điện báo hay điện thoại. Điều quy định này cũng áp dụng cho bất kỳ
hành động nào có thể gây nên tình trạng các đường dây cáp hay ống dẫn
ngầm nói trên bị cắt đứt hoặc hư hỏng hay cố ý nhằm gây nên tình trạng đó.
Tuy nhiên, điều quy định này không áp dụng khi việc làm đứt đoạn hay hư
hỏng đường dây cáp và ống dẫn là hành động của những người, sau khi đã
thi hành tất cả các biện pháp phòng ngừa cần thiết để tránh gây ra tình trạng
đó, chỉ hành động nhằm mục đích chính đáng cứu lấy sinh mạng hay con
tàu của họ.
ĐIỀU 114. Về việc một dây cáp hay một ống dẫn ngầm bị đứt đoạn hay
hư hỏng do người chủ của một dây cáp hay một ống dẫn khác gây ra
Mọi quốc ra đều định ra các luật và quy định cần thiết để trong trường hợp
một dây cáp hay một ống dẫn ngầm ở biển cả bị đứt đoạn hay hư hỏng do
việc đặt một dây cáp hay một ống dẫn ngầm khác của một người có quyền
tài phán của mình, người này phải chịu những phí tổn để sửa chữa những
thiệt hại mà mình gây ra.
ĐIỀU 115. Bồi thường những thiệt hại gây ra do việc tránh làm hư
hỏng một dây cáp hay ống dẫn ngầm

Mọi quốc ra đều định ra các luật và quy định cần thiết để người chủ của con
tàu nào đưa ra được chứng cứ chứng minh rằng đã chịu mất một chiếc neo,
một tấm lưới hay một phương tiện đánh bắt khác nhằm trành làm hư hỏng
một dây cáp hay một ống dẫn ngầm, thì được người người sở hữu của dây
cáp hay một ống dẫn ngầm bồi thường, với điều kiện là người chủ của con
tàu đó đã dùng mọi biện pháp đề phòng hợp lý.
Mục 2
BẢO TỒN VÀ QUẢN LÝ CÁC TÀI NGUYÊN SINH VẬT
CỦA BIỂN CẢ
ĐIỀU 116. Quyền đánh bắt ở biển cả
Tất cả các quốc gia đều có quyền cho công dân của mình đánh bắt ở biển
cả, với điều kiện:
a) Tuân theo các nghĩa vụ ghi trong công ước;
b) Tôn trọng các quyền và nghĩa vụ cũng như các lợi ích của các quốc gia
ven biển như đã được trù định, đặc biệt là trong Điều 63, khoản 2 và trong
các Điều từ 64 đến 67; và
c) Tuân theo mục này
ĐIỀU 117. Nghĩa vụ của các quốc gia có các biện pháp bảo tồn tài
nguyên sinh vật của biển cả đối với các công dân của mình
Tất cả các quốc gia có nghĩa vụ định ra các biện pháp có thể cần thiết để áp
dụng đối với các công dân của mình nhảm bảo tồn tài nguyên sinh vật của
biển cả hoặc hợp tác với các quốc gia khác trong việc định ra các biện pháp
như vậy.
ĐIỀU 118. Sự hợp tác của các quốc gia trong việc bảo tồn và quản lý
tài nguyên sinh vật biển
Các quốc gia hợp tác với nhau trong việc bảo tồn và quản lý tài nguyên sinh
vật ở biển cả. Các quốc gia có công dân khai thác tài nguyên sinh vật khác
nhau ở trong cùng một khu vực hoặc các tài nguyên sinh vật giống nhau,
thương lượng với nhau để có những biện pháp cần thiết trong việc bảo tồn
các tài nguyên đó. Nhằm mục đích đó, nếu cần, các nước này hợp tác để lập
ra các tổ chức đánh bắt phân khu vực hoặc khu vực.
ĐIỀU 119. Việc bảo tồn tài nguyên sinh vật của biển cả

1. Khi quy định khối lượng cho phép đánh bắt và thi hành các biện pháp
khác để bảo tồn các tài nguyên sinh vật ở biển cả, các quốc gia phải:
a) Dựa trên những số liệu đáng tin cậy nhất của mình, quan tâm đến việc
khôi phục hay duy trì các đàn (stocks), những loài khai thách ở những mức
độ đảm bảo năng suất ổn định tối đa, có chú ý tới những yếu tố sinh thái và
kinh tế thích đáng, kể cả những nhu cầu đặc biệt của những quốc gia đang
phát triển và có tính đến những phương pháp đánh bắt, đến quan hệ hỗ
tương giữa các đàn (stocks) và đến tất cả mọi quy phạm quốc tế tối thiểu
thường được kiến nghị chung trong phạm vi phân khu vực, khu vực hay thế
giới;
b) Quan tâm đến những tác động của các biện pháp này đối với những loài
quần vợt với các loài bị khai thác hay phụ thuộc vào chúng, để duy trì và
khôi phục các đàn (stocks) của các loài quần hợp hay phụ thuộc này ở mức
độ mà việc sinh sản của chúng không có nguy cơ bị tổn hại nghiêm trọng.
2. Các thông tin khoa học sẵn có, những số liệu thống kê liên quan đến việc
đánh bắt và đến khả năng của nghề cá và các dữ kiện khác liên quan đến
việc bảo tồn và các đàn cá được phổ biến và trao đổi đều đặn qua trung gian
của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền phân khu vực, khu vực hay thế giới,
và nếu được, với sự tham gia của tất cả các quốc gia hữu quan.
3. Các quốc gia hữu quan chăm lo sao cho những biện pháp bảo tồn và việc
áp dụng những biện pháp đó không dẫn đến một sự phân biệt đối xử nào về
mặt pháp lý hay về mặt thực tế đối với bất cứ ngư dân nào, bất kể họ là
công dân của quốc gia nào.
ĐIỀU 120. Các loài có vú ở biển
Điều 65 cũng áp dụng cho việc bảo tồn và quản lý các loài có vú ở biển cả.
PHẦN VIII
CHẾ ĐỘ CÁC ĐẢO
ĐIÊU 121. Chế độ các đảo
1. Một đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên
vùng đất này vẫn ở trên mặt nước.
2. Với điều kiện phải tuân thủ khoản 3, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc
quyền về kinh tế và thềm lục địa của hòn đảo được hoạch định theo đúng
các quy định của Công ước áp dụng cho các lãnh thổ đất liền khác.

3. Những hòn đảo đá nào không thích hợp cho con người đến ở hoặc cho
một đời sống kinh tế riêng, thì không có vùng đặc quyền về kinh tế và thềm
lục địa.
PHẦN IX
BIỂN KÍN HAY NỬA KÍN
ĐIỀU 122. Định nghĩa
Trong Công ước, “biển kín hay nửa kín” là một vịnh, một vũng hay một
vùng biển do nhiều quốc gia bao bọc xung quanh và thông với một biển
khác hay với đại dương qua một cửa hẹp, hoặc là hoàn toàn do chủ yếu hay
các lãnh hải và các vùng đặc quyền về kinh tế của nhiều quốc gia tạo thành.
ĐIỀU 123. Sự hợp tác giữa các quốc gia ven biển kín hay nửa kín
Các quốc gia ở ven bở một biển kín hay nửa kín cần hợp tác với nhau trong
việc sử dụng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ của họ theo Công ước. Vì
mục đích này, trực tiếp hoặc qua trung gian của một tổ chức khu vực thích
hợp, các quốc gia này cố gắng:
a) Phối hợp trong việc quản lý, bảo tồn, thăm dò và khai thác các tài
nguyên sinh vật của biển;
b) Phối hợp trong việc sử dụng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ của
họ có liên quan đến việc bảo vệ và giữ gìn môi trường biển;
c) Phối hợp các chính sách khoa học của họ, và nếu có thể, thực hiện các
chương trình nghiên cứu khoa học chung trong vùng được xem xét;
d) Nếu có thể thì mời các quốc gia khác hay các tổ chức quốc tế hữu quan
hợp tác với họ trong việc áp dụng điều này.
PHẦN X
QUYỀN CỦA CÁC QUỐC GIA KHÔNG CÓ BIỂN ĐI RA BIỂN
VÀ TỪ BIỂN VÀO, VÀ TỰ DO QUÁ CẢNH
ĐIỀU 124. Sử dụng các thuật ngữ
1. Trong Công ước:
a) “Quốc gia không có biển” (Etat sans littoral) có nghĩa là mọi quốc
gia không có bờ biển;

b) “Quốc gia quá cảnh” (Etat de transit) là mọi quốc gia có hay không có
bờ biển, ở giữa một quốc gia không có bờ biển và biển, việc vận chuyển
quá cảnh phải đi qua quốc gia đó;
c) “Vận chuyển quá cảnh” (trafic en transit) là việc quá cảnh người, hàng
hóa, của cải và các phương tiện vận tải qua lãnh thổ của một hay nhiều
quốc gia quá cảnh, khi quãng đường ở trên lãnh thổ này, dù có hoặc không
có việc chuyển tải, việc lưu kho, việc chở hàng bị ngắt quãng hay việc thay
đổi phương thức vận chuyển, chỉ là một phần của một chuyến đi hoàn chỉnh
hay bắt đầu kết thúc trên lãnh thổ của quốc gia không có bờ biển;
d) “Phương tiện vận chuyển” (moyens de transport) là:
i. Phương tiện chạy trên đường sắt, tàu đi biển, tàu chạy trên hồ, trên sông
và các xe cộ trên đường bộ;
ii. Khi các điều kiện địa phương bắt buộc, là những người khuân vác hoặc
súc vật kéo.
2. Các quốc gia không có biển và các quốc gia quá cảnh có thể thỏa thuận
xếp vào các phương tiện vận chuyển các ống dẫn và ống dẫn khí đốt và các
phương tiện khác ngoài các phương tiện đã nêu ở khoản 1.
ĐIỀU 125. Quyền đi ra biển và từ biển vào, và tự do quá cảnh
1. Các quốc gia không có biển có quyền đi ra biển và từ biển vào để sử
dụng các quyền được trù định trong Công ước, kể cả các quyền liên quan
đến tự do trên biển cả và liên quan đến di sản chung của loài người. Vì mục
đích ấy, các quốc gia đó được hưởng tự do quá cảnh qua lãnh thổ của các
quốc gia quá cảnh bằng mọi phương tiện vận chuyển.
2. Các điều kiện và thể thức sử dụng quyền tự do quá cảnh được thỏa thuận
giữa các quốc gia không có biển và các quốc gia quá cảnh hữu quan qua
con đường thỏa thuận tay đôi, phân khu vực hay khu vực.
3. Trong việc sử dụng chủ quyền toàn vẹn trên lãnh thổ của mình, các quốc
gia quá cảnh có quyền ra tất cả mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng,
các quyền và các điều kiện thuận lợi được quy định trong phần này vì lợi
ích của quốc gia không có biển, không hề đụng chạm đến lợi ích chính đáng
của quốc gia quá cảnh.
ĐIỀU 126. Loại trừ việc áp dụng điều khoản tối huệ quốc
Các quy định của Công ước cũng như các điều ước đặc biệt liên quan đến
việc sử dụng quyền ra biển và đi từ biển vào trù định các quyền và các điều
kiện thuận lợi cho các quốc gia không có biển do vị trí địa lý đặc biệt của
quốc gia đó, bị loại trừ khỏi việc áp dụng điều khoản tối huệ quốc.
ĐIỀU 127. Các thuế quan, thuế và các khoản lệ phí khác

1. Việc vận chuyển quá cảnh không phải nộp thuế quan, thuế hay mọi
khoản lệ phí khác, ngoài các khoản thuế trả cho các dịch vụ đặc biệt liên
quan đến việc vận chuyển đó.
2. Các phương tiện vận chuyển quá cảnh và các điều kiện thuận lợi khác
cho việc quá cảnh dành cho quốc gia không có biển và được quốc gia này
sử dụng, không phải chịu các thứ thuế hay các khoản lệ phí cao hơn các
khoản phải trả cho việc sử dụng các phương tiện vận chuyển của quốc gia
quá cảnh.
ĐIỀU 128. Vùng miễn thuế và các điều kiện thuận lợi khác về hải quan
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quá cảnh, vùng miễn thuế hay các điều
kiện hải quan thuận lợi khác có thể trù định ở cảng vào và cảng ra của các
quốc gia quá cảnh, qua con đường thỏa thuận giữa quốc gia này và các
quốc gia không có biển.
ĐIỀU 129. Sự hợp tác trong việc đóng và cải tiến các phương tiện vận
chuyển
Khi trong các quốc gia quá cảnh không có các phương tiện vận chuyển cho
phép sử dụng thật sự quyền tự do quá cảnh, hoặc khi các phương tiện hiện
có, kể cả các trang thiết bị cảng, không thích đáng về bất cứ một phương
diện nào, quốc gia quá cảnh và quốc gia không có biển hữu quan có thể hợp
tác để đóng hay cải tiến các phương tiện hiện có.
ĐIỀU 130. Các biện pháp nhằm tránh tình trạng chậm trễ hay những
khó khăn có tính chất kỹ thuật trong việc vận chuyển quá cảnh, hay
nhằm để loại trừ các nguyên nhân gây ra tình trạng đó
1. Quốc gia quá cảnh thi hành mọi biện pháp thích hợp để tránh mọi tình
trạng chậm trễ hay những khó khăn có tính chất kỹ thuật trong việc vận
chuyển quá cảnh.
2. Các nhà đương cục có thẩm quyền của quốc gia quá cảnh không có biển,
trong trường hợp có tình trạng chậm trễ hay khó khăn, hợp tác để nhanh
chóng loại trừ các nguyên nhân của tình trạng đó.
ĐIỀU 131. Việc đối xử bình đẳng ở trong các cảng biển
Các tàu mang cờ của một quốc gia không có biển được hưởng trong các
cảng biển sự đối xử bình đẳng như các tàu nước ngoài khác.
ĐIỀU 132. Việc dành những điều kiện thuận lợi rộng rãi hơn cho việc
quá cảnh

Công ước không có hàm ý rút bớt những điều kiện thuận lợi rộng rãi hơn
những điều mà Công ước đã trù định và đã được sự thỏa thuận giữa các
quốc gia thành viên hay đã được một quốc gia thành viên chấp nhận. Công
ước cũng tuyệt đối không cấm các quốc gia thành viên trong tương lai dành
những điều kiện thuận lợi rộng rãi hơn.
Về Đầu Trang Go down
 
CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 3
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 6
» CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 7
» CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 8
» CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 9
» CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 10

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Ngưng tất cả các hoạt động trên Forum :: ..::..Ban Quản Trị Diễn Đàn..::.. :: Tin tức-
Chuyển đến