Ngưng tất cả các hoạt động trên Forum
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Ngưng tất cả các hoạt động trên Forum


 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 6

Go down 
Tác giảThông điệp
boarding
Trung học
boarding


Tổng số bài gửi : 133
Join date : 13/05/2011
Age : 39
Đến từ : Sơn Động - Bắc Giang

CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 6   CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 6 I_icon_minitimeMon Jun 27, 2011 10:30 am

CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 6
ĐIỀU 189. Giới hạn thẩm quyền liên quan đến các quyết định của Cơ
quan quyền lực
Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển không có thẩm
quyền phán xét đối với việc Cơ quan quyền lực, theo đúng phần này, thi
hành các quyền tùy ý quyết định của mình; trong bất kỳ trường hợp nào,
Viện này cũng không thể thay thế cho Cơ quan quyền lực trong việc thi
hành các quyền tùy ý quyết định nói trên. Không phương hại đến Điều 191,
khi thi hành thẩm quyền được thừa nhận theo Điều 187, Viện giải quyết các
tranh chấp liên quan đến đáy biển không được phán xét đối với các vấn đề
xem một quy tắc, quy định hay một thủ tục của Cơ quan quyền lực có phù
hợp với Công ước hay không và không thể tuyên bố quy tắc, quy định hay
thủ tục này là vô hiệu. Thẩm quyền của Viện chỉ giới hạn trong việc xác
định xem việc áp dụng quy tắc, quy định hay thủ tục của Cơ quan quyền
lực trong những trường hợp riêng biệt có ngược lại với những nghĩa vụ theo
hợp đồng của các bên tranh chấp hay với các nghĩa vụ của họ theo Công
ước không và xét xử những trường hợp kháng cáo về việc không đủ thẩm

quyền hay lạm quyền, cũng như những yêu cầu bồi thường thiệt hại và
những yêu cầu đền bù khác do một trong các bên kiện bên kia vì thiếu sót
trong việc thi hành nghĩa vụ theo hợp đồng hay nghĩa vụ của họ theo Công
ước.
ĐIỀU 190. Sự tham gia tố tụng và ra trước tòa của các quốc gia thành
viên đã nhận bảo trợ
1. Quốc gia thành viên bảo trợ cho một tự nhiên nhân hay pháp nhân tham
gia vào một vụ tranh chấp đã nêu ở Điều 187 được nhận thông báo về vụ
tranh chấp và có quyền tham gia vào trình tự tố tụng bằng cách trình bày
những nhận xét bằng văn bản hay bằng lời.
2. Khi một vụ kiện do một tự nhiên nhân hay pháp nhân được một quốc gia
thành viên khác bảo trợ, đệ đơn kiện một quốc gia thành viên về một vụ
tranh chấp đã nêu ở Điều 187, điểm c, thì quốc gia bị đơn có thể yêu cầu
quốc gia bảo trợ ra trước tòa nhân danh bên nguyên. Nếu không ra trước tòa
được, thì quốc gia bị đơn có thể ủy quyền cho một pháp nhân mang quốc
tịch của mình thay mặt.
ĐIỀU 191. Ý kiến tư vấn
Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển đưa ra các ý kiến tư
vấn theo yêu cầu của Đại hội đồng, hay Hội đồng về những vấn đề pháp lý
được đặt ra trong những thời hạn ngắn nhất.
PHẦN XII
BẢO VỆ VÀ GÌN GIỮ
MÔI TRƯỜNG BIỂN
Mục 1
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
ĐIỀU 192. Nghĩa vụ chung
Các quốc gia có nghĩa vụ bảo vệ và gìn giữ môi trường biển.
ĐIỀU 193. Quyền thuộc chủ quyền của các quốc gia khai thác các tài
nguyên thiên nhiên của mình

Các quốc gia có quyền thuộc chủ quyền khai thác các tài nguyên thiên
nhiên của mình theo chính sách về môi trường của mình và theo đúng nghĩa
vụ bảo vệ và gìn giữ môi trường biển của mình.
ĐIỀU 194. Các biện pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô
nhiễm môi trường biển
1. Các quốc gia, tùy theo tình hình, thi hành riêng rẽ hay phối hợp với
nhau, tất cả các biện pháp phù hợp với Công ước, cần thiết để ngăn ngừa,
hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển, sử dụng các phương tiện
thích hợp nhất mà mình có, và cố gắng điều hòa các chính sách của mình
về mặt này.
2. Các quốc gia thi thành mọi biện pháp cần thiết để cho các hoạt động
thuộc quyền tài phán hay quyền kiểm soát của mình không gây tác hại do
ô nhiễm cho các quốc gia khác và cho môi trường của họ và để cho nạn ô
nhiễm nảy sinh từ những tai nạn hay từ các hoạt động thuộc quyền tài
phán hay quyền kiểm soát của mình không lan ra ngoài các khu vực mà
mình thi hành các quyền thuộc chủ quyền theo đúng Công ước.
3. Các biện pháp được sử dụng để thi hành phần này cần phải nhằm vào
tất cả các nguồn gây ra ô nhiễm môi trường biển. Nhất là, chúng bao gồm
những biện pháp nhằm hạn chế đến mức cao nhất:
a. Việc thải bỏ từ khí quyển xuống hay đi qua khí quyển do nhận
chìm các chất độc có hại và độc hại, đặc biệt là các chất không bị
phân hủy từ các nguồn ở đất liền;
b. Ô nhiễm do các tàu thuyền gây ra, đặc biệt là những biện pháp
nhằm đề phòng các sự cố và đối phó với các trường hợp khẩn cấp,
nhằm đảm bảo an toàn cho các hoạt động trên biển, ngăn ngừa
những hành động thải bỏ, dù cố ý hay không, và quy định về cách
thiết kế, cấu trúc, trang bị và việc khai thác các tàu thuyền;
c. Ô nhiễm bắt nguồn từ các thiết bị hay phương tiện được sử dụng để
thăm dò hay khai thác các tài nguyên thiên nhiên của đáy biển và
lòng đất dưới đáy biển này, đặc biệt là các biện pháp nhằm phòng
ngừa các sự cố và đối phó với các trường hợp khẩn cấp, đảm bảo an
toàn cho các hoạt động trên biển, và quy định về cách thiết kế, cấu
trúc, trang bị và việc khai thác các thiết bị hay phương tiện này,và
thành phần nhân viên được sử dụng ở đó;
d. Ô nhiễm xuất phát từ các thiết bị hay phương tiện khác hoạt động
trong môi trường biển, đặt biệt là những biện pháp nhằm phòng

ngừa những sự cố và đối phó với các trường hợp khẩn cấp, bảo đảm
an toàn cho các hoạt động trên biển, và quy định về cách thiết kế,
cấu trúc, trang bị và khai thác các thiết bị hay phương tiện này,và
thành phần nhân viên được sử dụng ở đó.
4. Khi thi hành các biện pháp phòng ngừa, hạn chế , hay chế ngự ô nhiễm
môi trường biển, các quốc gia tránh chấp cứ sự can thiệp vô lý nào vào
các hoạt động của các quốc gia khác đang thi hành các quyền hay đang
thực hiện nghĩa vụ của họ theo đúng Công ước.
5. Các biện pháp được thi hành theo đúng phần này bao gồm các biện
pháp cần thiết để bảo vệ và gìn giữ các hệ thống sinh thái hiếm hoi hay
mỏng manh cũng như điều kiện cư trú của các loài và các sinh vật biển
khác đang thoái hóa, có nguy cơ hay đang bị hủy diệt.
ĐIỀU 195. Nghĩa vụ không được đùn đẩy thiệt hại hay các nguy cơ và
không được thay thế một kiểu ô nhiễm này bằng một kiểu ô nhiễm
khác
Khi thi hành các biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi
trường biển, các quốc gia phải làm sao để không đùn đẩy, trực tiếp hay gián
tiếp, thiệt hại hay các nguy cơ từ vùng này sang vùng khác và không được
thay thế một kiểu ô nhiễm này bằng một kiểu ô nhiễm khác.
ĐIỀU 196. Sử dụng các kỹ thuật hay du nhập các loài ngoại lai hoặc
mới
1. Các quốc gia thi hành mọi biện pháp cần thiết để ngăn ngừa, hạn chế và
chế ngự ô nhiễm môi trường biển từ việc sử dụng các kỹ thuật trong khuôn
khổ quyền tài phán hay dưới sự kiểm soát của mình, hoặc do du nhập cố ý
hay vô tình vào một bộ phận môi trường biển các ngoại lai hoặc mới có thể
gây ra ở đó các thay đổi đáng kể và có hại.
2. Điều này không ảnh hưởng đến việc áp dụng các quy định của Công ước
có liên quan đến các biện pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô
nhiễm môi trường biển.
Mục 2
HỢP TÁC TRÊN PHẠM VI THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC
ĐIỀU 197. Hợp tác trên phạm vi thế giới hoặc khu vực

Các quốc gia hợp tác trên phạm vi thế giới và nếu có thể thì trên phạm vi
khu vực, trực tiếp hay qua trung gian của các tổ chức quốc tế có thẩm
quyền, trong việc hình thành và soạn thảo các quy tắc và các quy phạm,
cũng như các tập quán và thủ tục được kiến nghị mang tính chất quốc tế
phù hợp với Công ước, để bảo vệ và gìn giữ môi trường biển, có tính đến
các đặc điểm có tính chất khu vực.
ĐIỀU 198. Thông báo về một nguy cơ gây thiệt hại sắp xảy ra hay
thông báo về một thiệt hại thực sự
Quốc gia nào biết được trường biệt môi trường biển đang có nguy cơ sắp
phải chịu những thiệt hại hay đã chịu những thiệt hại do ô nhiễm thì phải
lập tức thông báo cho các quốc gia khác mà mình xét thấy có nguy cơ phải
chịu những tổn thất này cũng như cho các tổ chức quốc tế có thẩm quyền.
ĐIỀU 199. Kế hoạch khẩn cấp chống ô nhiễm
Trong các trường hợp đã nêu ở Điều 198, các quốc gia ở trong khu vực bị
ảnh hưởng, theo khả năng của mình, và các tổ chức quốc tế có thẩm quyền
hợp tác với nhau đến mức cao nhất nhằm loại trừ ảnh hưởng của ô nhiễm
và nhằm ngăn ngừa và giảm đến mức tối thiểu những thiệt hại. Nhằm mục
đích này, các quốc gia cần cùng nhau soạn thảo và xúc tiến các kế hoạch
khẩn cấp để đối phó với những tai nạn gây ra ô nhiễm môi trường biển.
ĐIỀU 200. Công tác nghiên cứu, các chương trình nghiên cứu và trao
đổi thông tin và các dữ kiện
Trực tiếp hoặc qua trung gian của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, các
quốc gia hợp tác với nhau nhằm đẩy mạnh công tác nghiên cứu, thực hiện
các chương trình nghiên cứu khoa học và khuyến khích việc trao đổi các
thông tin và các dữ kiện về ô nhiễm môi trường biển. Các quốc gia cố gắng
tham gia tích cực vào các chương trình khu vực và thế giới nhằm thu được
những kiến thức cần thiết để xác định tính chất và phạm vi ô nhiễm, đối
tượng có nguy cơ bị ô nhiễm, những con đường mà nạn ô nhiễm đi qua,
những nguy hiểm mà nạn ô nhiễm chứa đựng và những phương thức khắc
phục có thể có.
ĐIỀU 201. Tiêu chuẩn khoa học để soạn thảo các quy định
Lưu ý đến các thông tin và các dữ kiện thu được trong khi áp dụng Điều
200, trực tiếp hoặc qua trung gian của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền,
các quốc gia hợp tác với nhau nhằm lập ra các tiêu chuẩn khoa học thích
hợp để xây dựng và soạn thảo các quy tắc và quy phạm, cũng như các tập

quán và thủ tục được kiến nghị nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô
nhiễm môi trường biển.
Mục 3
GIÚP ĐỠ KỸ THUẬT
ĐIỀU 202. Giúp đỡ cho các quốc gia đang phát triển trong các lĩnh vực
khoa học và kỹ thuật
Trực tiếp hoặc qua trung gian của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, các
quốc gia cần:
a. Đẩy mạnh các chương trình giúp đỡ cho các quốc gia đang phát triển
trong các lĩnh vực khoa học, giáo dục, kỹ thuật và trong các lĩnh vực
khác nhằm bảo vệ và gìn giữ môi trường biển và nhằm ngăn ngừa, hạn
chế và chế ngự ô nhiễm biển. Sự giúp đỡ này đặc biệt gồm có:
i.
ii.
iii.
iv.
v.
Đạo tạo nhân viên khoa học và kỹ thuật của các quốc gia này;
Tạo điều kiện dễ dàng cho việc tham gia của các quốc gia này
vào các chương trình quốc tế thích hợp;
Cung cấp cho các quốc gia này cơ sở vật chất và những điều
kiện thuận lợi cần thiết;
Tăng cường khả năng tự sản xuất cơ sở vật chất nói trên cho các
quốc gia đó;
Giúp đỡ các ý kiến tư vấn và phát triển các phương tiện vật chất
liên quan đến các chương trình nghiên cứu, các chương trình
giám sát liên tục, chương trình giáo dục và các chương trình
khác;
b. Thực hiện sự giúp đỡ thích hợp, đặc biệt là cho các quốc gia đang
phát triển, để giúp các quốc gia này giảm bớt đến mức tối thiểu những
ảnh hưởng của các tai biến lớn có nguy cơ gây ra một nạn ô nhiễm
nghiêm trọng cho môi trường biển;
c. Thực hiện sự giúp đỡ thích hợp, đặc biệt là cho các quốc gia đang
phát triển, để xây dựng các đánh giá về sinh thái học.
ĐIỀU 203. Việc đối xử ưu tiên cho các quốc gia đang phát triển
Để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển hoặc để hạn
chế đến mức tối thiểu các ảnh hưởng của nó, các tổ chức quốc tế dành sự
đối xử ưu tiên cho các quốc gia đang phát triển về:

a. Việc trợ cấp vốn và các phương tiện giúp đỡ kỹ thuật thích hợp; và
b. Việc sử dụng các cơ sở chuyên môn của mình.
Mục 4
GIÁM SÁT LIÊN TỤC VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ SINH THÁI
ĐIỀU 204. Giám sát liên tục các nguy cơ ô nhiễm và ảnh hưởng của ô
nhiễm
1. Các quốc gia cần cố gắng hết sức mình và phù hợp với các quyền của
các quốc gia khác, trực tiếp hoặc qua trung gian của các tổ chức quốc tế
có thẩm quyền, để quan sát, đo đạc, đánh giá và phân tích, bằng các
phương pháp khoa học được thừa nhận, các nguy cơ ô nhiễm môi trường
biển hay những ảnh hưởng của vụ ô nhiễm này.
2. Đặc biệt, các quốc gia phải thường xuyên giám sát những tác động của
mọi hoạt động mà họ cho phép hay họ tiến hành để xác định xem các hoạt
động này có nguy cơ gây ra ô nhiễm môi trường biển hay không.
ĐIỀU 205. Việc công bố các báo cáo
Các quốc gia công bố các báo cáo về kết quả thu được trong khi áp dụng
Điều 204 hay, theo khoảng thời gian thích hợp, cung cấp các báo cáo như
vậy cho các tổ chức quốc tế có thẩm quyền và các tổ chức quốc tế này cần
phải để cho mọi quốc gia khác sử dụng các báo cáo này.
ĐIỀU 206. Đánh giá những tác dụng tiềm tàng của các hoạt động
Khi các quốc gia có những lý do xác đáng để cho rằng các hoạt động đã dự
tính thuộc quyền tài phán hay quyền kiểm soát của mình có quy cơ gây ra
một vụ ô nhiễm nghiêm trong hay làm thay đổi đáng kể và có hại đối với
môi trường biển, thì trong chừng mực có thể, các quốc gia này cần đánh giá
các tác động tiềm tàng cùa các hoạt động này đối với môi trường đó và cần
báo cáo lại những kết quả của những đánh giá này theo cách đã được quy
định ở Điều 205.
Mục 5
QUY ĐỊNH QUỐC TẾ VÀ LUẬT TRONG NƯỚC NHẰM NGĂN
NGỪA, HẠN CHẾ VÀ CHẾ NGỰ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN

ĐIỀU 207. Ô nhiễm bắt nguồn từ đất
1. Các quốc gia thông qua các luật và quy định để ngăn ngừa, hạn chế và chế
ngự ô nhiễm môi trường có nguồn gốc từ đất, kể cà các ô nhiễm xuất phát
từ các dòng sông, ngòi, cửa sông, ống dẫn và các thiết bị thải đổ, có lưu ý
đến các quy tắc và quy phạm cũng như các tập quán và thủ tục được kiến
nghị và chấp nhận trên phạm vi quốc tế.
2. Các quốc gia thi hành mọi biện pháp có thể cần thiết để ngăn ngừa, hạn
chế và chế ngự nạn ô nhiễm này.
3. Các quốc gia có cố gắng điều hòa các chính sách của mình về mặt này ở
mức độ khu vực thích hợp.
4. Đặc biệt khi hành động qua trung gian của các tổ chức quốc tế có thẩm
quyền hay qua một hội nghị ngoại giao, các quốc gia cố gắng thông qua
các quy tắc và quy phạm, cũng như các tập quán và thủ tục được kiến
nghị trên phạm vi thế giới và khu vực để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự
nạn ô nhiễm bắt nguồn từ đất đối với môi trường biển, có tính đến các đặc
điểm khu vực, đến khả năng kinh tế của các quốc gia đang phát triển và
các đòi hỏi về phát triển kinh tế của các quốc gia này. Các quy tắc và quy
phạm cũng như các những tập quán và thủ tục được kiến nghị này tùy
theo sự cần thiết mà qua từng thời kỳ, được xem xét lại.
5. Các luật, quy chế và các biện pháp cũng như các quy tắc, quy phạm và các
tập quán, thủ tục được kiến nghị đã nêu ở khoản 1, 2 và 4, bao gồm những
biện pháp nhằm hạn chế đến hết mức việc trút vào môi trường biển các
chất độc, có hại và độc hại, đặc biệt là các chất không thể phân hủy được.
ĐIỀU 208. Ô nhiễm do các hoạt động liên quan đến đáy biển thuộc
quyền tài phán quốc gia gây ra
Các quốc gia ven biển thông qua các luật và quy định để ngăn ngừa, hạn chế
và chế ngự ô nhiễm đối với môi trường biển trực tiếp hay gián tiếp do các
hoạt động liên quan đến đáy biển thuộc quyền tài phán quốc gia gây ra,
hay xuất phát từ các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình thuộc quyền tài
phán của mình theo các Điều 60 và 80.
Các quốc gia thi hành mọi biện pháp khác có thể cần thiết để ngăn ngừa, hạn
chế và chế ngự sự ô nhiễm này.
Các luật, quy định và biện pháp này không được kém hiệu quả hơn các quy
tắc và quy phạm quốc tế hay các tập quán và thủ tục đã được kiến nghị có
tính chất quốc tế.

Các quốc gia cố gắng điều hòa các chính sách của mình về mặt này ở mức độ
khu vực thích hợp.
Đặc biệt khi hành động qua trung gian của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền
hay qua một hội nghị ngoại giao, các quốc gia thông qua các quy tắc và
quy phạm cũng như tập quán và thủ tục được kiến nghị, trên phạm vi thế
giới và khu vực, để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự nạn ô nhiễm môi
trường biển nói ở khoản 1. Các quy tắc và quy phạm cũng như tập quán
và thủ tục được kiến nghị này, tùy theo sự cần thiết mà qua từng thời kỳ
được xem xét lại.
ĐIỀU 209. Ô nhiễm do các hoạt động tiến hành trong Vùng gây ra
1. Các quy tắc, quy định và thủ tục quốc tế được thông qua theo đính Phần
XI để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển do các
hoạt động tiến hành trong Vùng gây ra. Các quy tắc, quy định và thủ tục
này, tùy theo sự cần thiết mà qua từng thời kỳ được xem xét lại.
2. Trong điều kiện tuân theo các quy định thích hợp của mục này, các quốc
gia thông qua các luật và quy định để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô
nhiễm môi trường biển này sinh từ các hoạt động tiến hành trong Vùng
của các tàu thuyền hay xuất phát từ các thiết bị, công trình hay các
phương tiện khác, tùy theo trường hợp, treo cờ của các quốc gia đó, đăng
ký ở trên lãnh thổ hay thuộc quyền của họ. Các luật và quy định này
không được kém hiệu lực hơn các quy tắc,quy định và thủ tục quốc tế nói
ở khoản 1.
ĐIỀU 210. Ô nhiễm do sự nhận chìm
Các quốc gia thông qua các luật và quy định để phòng ngừa, hạn chế và chế
ngự ô nhiễm môi trường biển do sự nhận chìm.
Các quốc gia thi hành tất cả các biện pháp khác có thể cần thiết để ngăn
ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm này.
Các luật, quy định và biện pháp phải bảo đảm rằng không một sự nhận
chìm nào có thể được tiến hành mà không được phép của các nhà đương
cục có thẩm quyền của các quốc gia.
Đặc biệt khi hành động qua trung gian của các tổ chức quốc tế có thẩm
quyền hay qua một hội nghị ngoại giao; các quốc gia cố gắng thông qua
trên phạm vi thế giới và khu vực các quy tắc và quy phạm cũng như tập
quán và thủ tục được kiến nghị để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô

nhiễm này. Các quy tắc và quy phạm cũng như tập quán và thủ tục được
kiến nghị này, tùy theo sự cần thiết mà qua từng thời kỳ được xem xét
lại.
Việc nhận chìm ở trong lãnh hải và trong vùng đặc quyền về kinh tế hay
trên thềm lục địa không thể được tiến hành nếu không được sự đồng ý rõ
ràng trước quốc gia ven biển; quốc gia ven biển có quyền cho phép, quy
định và kiểm soát sự nhận chìm này, sau khi đã xem xét đúng mức vấn
đề với các quốc gia khác mà do những hoàn cảnh địa lý nên việc nhận
chìm này có thể có những tác hại đối với họ.
Các luật và quy định cũng như các biện pháp quốc gia không được kém
hiệu lực hơn các quy tắc và quy phạm có tính chất thế giới để ngăn
ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm này.
ĐIỀU 211. Ô nhiễm do tàu thuyền gây ra
Hành động qua trung gian của tổ chức quốc tế có thẩm quyền hay qua một
hội nghị ngoại giao chung, các quốc gia thông qua các quy tắc và quy
phạm quốc tế nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường
biển do các tàu thuyền gây ra và quan tâm tạo điều kiện dễ dàng cho
việc định ra, cũng theo cách nói trên, nếu cần, các cách bố trí đường
giao thông cho tàu thuyền nhằm hạn chế đến mức tối thiểu nguy cơ xảy
ra tai nạn có thể làm cho môi trường biển kể cả vùng duyên hải bị ô
nhiễm, và do đó mà đụng chạm đến những lợi ích có liên quan của các
quốc gia ven biển. Các quy tắc và quy phạm này, cũng theo cách như
thế, tùy theo sự cần thiết mà qua từng thời kỳ được xem xét lại.
Các quốc gia thông qua các luật và quy định để ngăn ngừa, hạn chế và chế
ngự ô nhiễm môi trường biển do tàu thuyền mà mình cho mang cờ hay
cho đăng ký gây ra. Các luật và quy định này không được kém hiệu quả
hơn các quy tắc và quy phạm quốc tế được chấp nhận chung và được
xây dựng qua trung gian của tổ chức quốc tế có thẩm quyền hay qua một
hội nghị ngoại giao chung.
Nhằm mục đích ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển,
các quốc gia khi đặt ra các điều kiện đặt biệt cho các tàu thuyền nước
ngoài đi vào các cảng hay nội thủy của mình hoặc công trình cảng cuối
cùng ở ngoài khơi, cần phải công bố đúng thủ tục về các điều kiện này
và phải thông báo cho các tổ chức quốc tế có thẩm quyền. Để điều hòa
chính sách về mặt này, khi hai hay nhiều quốc gia ven biển đặt ra các
điều kiện như vậy dưới một hình thức giống nhau, cần ghi rõ trong
thông báo các quốc gia nào tham gia vào các thỏa thuận như vậy. Mọi
quốc gia đòi hỏi thuyền trưởng của một chiếc tàu mà mình cho mang cờ

hay đăng ký, khi tàu có mặt ở trong lãnh hải của một quốc gia tham gia
vào những thỏa thuận chung này, phải cung cấp, theo yêu cầu của quốc
gia này, những thông tin chỉ rõ liệu chiếc tàu này có hướng về một quốc
gia thuộc cùng khu vực tham gia vào các thỏa thuận này không và, nếu
đúng, cần xác định xem chiếc tàu này có đáp ứng đầy đủ các điều kiện
do quốc gia này đặt ra liên quan đến việc đi vào trong các cảng của mình
không. Điều này được áp dụng không phương hại đến việc tiếp tục thực
hiện quyền đi qua không gây hại của một chiếc tàu hay đến việc áp dụng
Điều 25, khoản 2.
Trong việc thi hành chủ quyền đối với lãnh hải của mình, các quốc gia ven
biển có thể thông qua các luật và quy định để ngăn ngừa, hạn chế và chế
ngự ô nhiễm môi trường biển do tàu thuyền nước ngoài gây ra, kể cả các
tàu thuyền đang thực hiện quyền đi qua không gây hại. Các luật và quy
định này, theo đúng với Mục 3 của phần II, không được cản trở việc đi
qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài.
Nhằm thực hiện việc áp dụng đã nói ở mục 6, các quốc gia ven biển có thể
thông qua các luật và quy định nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô
nhiễm do tàu thuyền gây ra trong vùng đặc quyền về kinh tế của mình;
các luật và quy định đó phải phù hợp và đem lại hiệu lực cho các quy tắc
và quy định quốc tế được chấp nhận chung và được xây dụng qua trung
gian của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền hay qua một hội nghị ngoại
giao chung.
a. Khi các quy tắc và quy phạm quốc tế nói ở khoản 1 không cho phép đáp
ứng một cách thích đáng với những tình huống đặc biệt và nếu một quốc
gia ven biển có lý do chính đáng để cho rằng một khu vực đặc biệt và
được xác định rõ ràng trong vùng đặc quyền về kinh tế của mình, đòi hỏi
phải thông qua các biện pháp bắt buộc đặc biệt để ngăn ngừa ô nhiễm do
tàu thuyền gây ra, vì những lý do kỹ thuật được thừa nhận do những đặc
điểm hải dương học và sinh thái học của khu vực đó cũng như do việc
sử dụng hay việc bảo vệ các tài nguyên của khu vực đó và do đặc điểm
riêng của luồng giao thông, thì quốc gia này, sau khi thông qua trung
gian của tổ chức quốc tế có thẩm quyền, đã tham khảo ý kiến thích đáng
với mọi quốc gia hữu quan, có thể gửi lên tổ chức này một thông báo
liên quan đến khu vực xem xét bằng cách đưa ra những chứng minh
khoa học và kỹ thuật, cũng như những chỉ dẫn về cá thiết bị thu nhận
cần thiết để chứng minh. Trong thời hạn 12 tháng sau khi nhận được
thông báo, tổ chức quyết định xem tình hình trong khu nvực được xem
xét có đáp ứng các điều kiện kể trên không. Nếu tổ chức quyết định
đúng là như vậy, thì quốc gia ven biển có thể thông qua cho khu vực này
các luật và quy định nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm do
các tàu thuyền gây ra đem lại hiệu lực cho các quy tắc và quy phạm hay

tập quán về hàng hải quốc tế mà tổ chức đã đưa ra áp dụng cho những
khu vực đặc biệt.Các luật và quy định này chỉ được áp dụng đối với các
tàu thuyền nước ngoài sau một thời hạn là 15 tháng kể từ ngày thông
báo cho tổ chức;
Quốc gia ven biển công bố các giới hạn của các khu vực đặc biệt và được
xác định rõ ràng này;
Khi làm thông báo kể trên, quốc gia ven biển cần đồng thời nói rõ cho tổ
chức rằng họ có ý định thông qua, cho khu vực mà họ đề cập, những luật
và quy định bổ sung nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi
trường do tàu thuyền gây ra hay không. Các luật và quy dịnh bổ sung
này có thể đề cập việc thải bỏ hay những tập quán hàng hải, nhưng
không bắt buộc các tàu thuyền nước ngoài phải tôn trọng các tiêu chuẩn
khác về mặt thiết kế, cấu trúc và trang bị, ngoài các quy tắc và quy phạm
quốc tế đẵ được chấp nhận chung; các luật và quy định bổ sung này có
thế áp dụng cho tàu thuyền nước ngoài, sau 15 tháng kể từ ngày thông
báo cho tổ chức này, với điều kiện là tổ chức này, trong một thời hạn là
12 tháng, kể từ ngày được thông báo, đã chuẩn y các luật và quy định bổ
sung nói trên.
Các quy tắc và quy phạm quốc tế nêu ở điều này còn cần trù định nghĩa vụ
phải thông báo ngay lập tức cho các quốc gia ven biển mà vùng duyên
hải hay các lợi ích liên quan của họ có nguy cơ bị những tai nạn trên
biển tác động đến, nhất là những tai nạn dẫn đến hay có nguy cơ dẫn đến
những việc thải bỏ.
ĐIỀU 212. Ô nhiễm có nguồn gốc từ bầu khí quyển hay qua bầu khí
quyển
Để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển có nguồn gốc
từ bầu khí quyển hay qua bầu khí quyển, các quốc gia thông qua các luật
và quy định áp dụng ở vùng trời thuộc chủ quyền của mình và áp dụng
cho các tàu thuyền mang cờ của mình hay cho các tàu thuyền hoặc các
phương tiện bay mà mình cho đăng ký, có tính đến các quy tắc quy
phạm, cũng như những tập quán và thủ tục được kiến nghị, và đã được
chấp nhận trên phạm vi quốc tế vá có tính đến an toàn hàng không.
Các quốc gia thi hành các biện pháp khác có thể cấn thiết để ngăn giữ, hạn
chế và chế ngự ô nhiễm này.
Đặc biệt khi hành động qua trung gian cảu các tổ chức quốc tế có thẩm
quyền hay qua một hội nghị ngoại giao, các quốc gia cố gắng thông qua
các quy tắc và quy phạm, cũng như các tập quán và thủ tục được kiến
nghị trên phạm vi thế giới và khu vực để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự
nạn ô nhiễm này.

Mục 6
VIỆC ÁP DỤNG
ĐIỀU 213. Việc áp dụng quy định liên quan đến ô nhiễm xuất phát từ
đất
Các quốc gia đảm bảo việc áp dụng các luật và quy định và thi hành theo
đúng Điều 207; Các quốc gia thông qua luật và quy định và thi hành các
biện pháp cần thiết khác để đem lại hiệu lực cho các quy tắc và quy phạm
quốc tế có thẩm quyền hay qua một hội nghị ngoại giao nhằm ngăn ngừa,
hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển bắt nguồn từ đất.
ĐIỀU 214. Việc áp dụng các quy định liên quan đến ô nhiễm do các
hoạt động liên quan đến đáy biển gây ra
Các quốc gia bảo đảm việc áp dụng các luật và quy định đã được thông qua
theo đúng Điều 208; họ thông qua các luật và các quy định và thi hành các
biện pháp cấn thiết khác để đem lại hiệu lực cho các quy tắc và quy phạm
quốc tế có thể áp dụng, được xây dựng qua trung gian của các tổ chức quốc
tế có thẩm quyền hay qua một hội nghị ngoại giao, để ngăn ngừa, hạn chế
và chế ngự ô nhiễm môi trường do các hoạt động liên quan đến đáy biển và
thuộc quyền tài phán của mình, trực tiếp hay gián tiếp gây ra, hay xuất phát
từ các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình được đặt dưới quyền tài phán
của mình theo các Điều 60 và 80.
ĐIỀU 215. Việc áp dụng quy định quốc tế liên quan đến ô nhiễm do các
hoạt động tiến hành trong Vùng gây ra
Việc áp dụng quy tắc, quy định và thủ tục quốc tế được xây dựng theo đúng
Phần XI để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển gây ra
bởi các hoạt động tiến hành trong Vùng do phần này điều chỉnh.
ĐIỀU 216. Việc áp dụng quy định liên quan đến ô nhiễm do việc nhận
chìm
Các luật và quy định được thông qua theo đúng Công ước và các quy tắc và
quy phạm quốc tế có thể áp dụng, được xây dựng qua trung gian của các
tổ chức quốc tế có thẩm quyền hay qua một hội nghị ngoại giao nhằm
ngăn ngừa,hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển bởi việc nhận
chìm do các đối tượng sau đây thi hành:

Quốc gia ven biển, đối với việc nhận chìm nằm trong giới hạn của
lãnh hải hay vùng đặc quyền về kinh tế hay trên thềm lục địa của
mình;
Quốc gia mà tàu mang cờ, đối với các tàu thuyền mang cờ của mình
hay các tàu hay phương tiện bay mà mình cho đăng ký;
Bất kỳ quốc gia nào, đối với việc đưa ra chất cặn bã hay các chất
khác lên lãnh thổ của mình hay lên các công trình cảng cuối cùng
ra khơi.
Theo điều này, không quốc gia nào được khởi tố, khi vụ kiện đã được một
quốc gia khác khởi tố cũng theo đúng điều này.
ĐIỀU 217. Các quyền hạn của các quốc gia mà tàu mang cờ
Các quốc gia quan tâm đến việc tàu thuyền mang cờ của mình hay được
mình cho đăng ký tôn trọng các quy tắc và quay phạm quốc tế có thể áp
dụng, được xây dựng qua trung gian của tổ chức quốc tế có thẩm quyền
hay qua một hội nghị ngoại giao chung, cũng như các luật và quy định
mà các quốc gia này đã thông qua theo đúng Công ước để ngăn ngừa
hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển do tàu thuyền gây ra và họ
thông qua các quy luật và quy định, và thi hành các biện pháp cần thiết
để đem lại hiệu lực cho các quy luật và quy định đó. Quốc gia mà tàu
mang cờ phải quan tâm đến việc các quy tắc, quy phạm, luật và quy định
này được áp dụng một cách có hiệu quả, bất kể việc vi phạm xảy ra ở
đâu.
Đặc biệt, các quốc gia thi hành các biện pháp thích hợp để cấm các tàu
thuyền mang cờ của nước mình hay được mình cho đăng ký chuẩn bị
nhổ neo, chừng nào chúng không tuân theo đúng các quy tắc và quy
phạm quốc tế nêu ở khoản 1, kể các quy định liên quan đến cách thiết
kế, cấu trúc, và trang bị của tàu thuyền.
Các quốc gia quan tâm đến việc các tàu thuyền mang cờ của nước mình hay
được mình cho đăng ký phải có đủ các chứng từ cấn thiết và được cấp
theo các quy tắc và quy phạm quốc tế nêu ở khoản 1. Các quốc gia quan
tâm đến việc các tàu thuyền mang cờ nước mình phải được kiểm tra
định kỳ xác minh xem lời ghi chú ở trên các chứng từ này có phù hợp
với tình trạng thực tế của con tàu hay không. Các quốc gia khác chấp
nhận các chứng từ này cũng có giá trị như là những chứng từ mà mình
cấp, trừ khi có lý do xác đáng để cho rằng tình trạng con tàu trong một
chừng mực quan trọng không phù hợp với các ghi chú ở trên các chứng
từ này.

Nếu một con tàu vi phạm các quy tắc và quy định được xây dựng qua trung
gian của tổ chức quốc tế có thẩm quyền hay qua một hội nghị ngoại giao
chung, quốc gia cho tàu mang cờ, với điều kiện không phương hại tới
các Điều 218, 220 và 228, phải lập tức tiến hành mọi cuộc điều tra và,
nếu thấy cần thì, khởi tố đối với vụ vi phạm được suy đoán đó, bất kể
nơi xảy ra vụ vi phạm này hay vị trí mà nạn ô nhiễm do vụ vi phạm gây
ra đã xảy ra hoặc được xác nhận là ở đâu.
Khi tiến hành điều tra vụ vi phạm, quốc gia mà tàu mang cờ có thể yêu cầu
sự giúp đỡ của mọi quốc gia khác mà sự hợp tác có thể có ích để làm
sáng tỏ các hoàn cảnh của sự việc. Các quốc gia cố gắng đáp ứng các
yêu cầu thích hợp của các quốc gia mà tàu mang cờ.
Theo yêu cầu bằng văn bản của một quốc gia,các quốc gia phải tiến hành
điều tra về mọi vi phạm do tàu thuyền mang cờ của họ có thể đã phạm
phải. Quốc gia mà tàu mang cờ phải tiến hành không chậm trễ việc truy
tố về nội dung chính của sự vi phạm đã được suy đoán theo đúng luật
trong nước của mình, nếu tin chắc rằng đã có đủ chứng cứ để tiến hành
công việc này.
Quốc gia mà tàu mang cờ thông báo ngay cho quốc gia yêu cầu và tổ chức
quốc tế có thẩm quyền về vụ việc đã được khởi tố và kết quả của nó. Tất
cả các quốc gia đều được tiếp xúc với những thông tin đã được thông
báo đó.
Những chế tài được trù định trong các quy luật và quy định của quốc gia
đối với các tàu thuyền mang cờ của mình cần phải nghiêm khắc để hạn
chế các vụ vi phạm,ở bất cứ đâu.
ĐIỀU 218. Các quyền hạn của quốc gia có cảng
Khi một chiếc tàu tự ý có mặt ở trong một cảng hay ở một công trình cảng
cuối cùng ngoài khơi, quốc gia có cảng có thể mở một cuộc điều tra và,
khi có các chứng cứ để chứng minh, có thể khởi tố đối với bất kỳ sự thải
đổ nào do chiếc tàu tiến hành ở ngoại nội thủy, lãnh hải hay vùng đặc
quyền về kinh tế của mình, vi phạm các luật và quy phạm quốc tế có thể
áp dụng, được xây dựng qua trung gian của tổ chức quốc tế có thẩm
quyền hay qua một hội nghị ngoại giao chung.
Quốc gia có cảng không thể khởi tố theo khoản 1 đối với một vụ vi phạm
do việc thải đổ nào do chiếc tàu tiến hành ở ngoài nội thủy, lãnh hải hay
vùng đặc quyền về kinh tế của mình, hoặc là quốc gia mà tàu mang cờ
hay quốc gia đã chịu, hay có nguy cơ phải chịu, các tổn thất do việc thải
đổ này gây ra yêu cầu.

Khi một con tàu tự ý có mặt trong một cảng hay ở một công trình cảng cuối
cùng ngoài khơi, quốc gia có cảng cố gắng chấp nhận những đơn yêu
cầu điều tra của bất kỳ quốc gia nào khác về việc thải đổ có khả năng
gây ra vụ vi phạm đã nêu ở khoản 1 có thể đã xảy ra trong nội thủy, lãnh
hải hay vùng đặc quyền về kinh tế của quốc gia yêu cầu, và có thể đã
gây ô nhiễm hay có nguy cơ gây ô nhiễm cho các vùng này. Quốc gia
có cảng cũng cố gắng chấp nhận đơn yêu cầu điều tra của quốc gia mà
tàu mang cờ về những vi phạm như thế, bất kể các vụ vi phạm này có
thể xảy ra ở đâu.
Hồ sơ điều tra do quốc gia có cảng tiến hành theo điều này được chuyển
cho quốc gia mà tàu mang cờ hay cho quốc gia ven biển theo yêu cầu
của các quốc gia này. Bất kỳ việc nào do quốc gia có cảng khởi tố dựa
trên cơ sở của cuộc điều tra này, có thể bị đình chỉ theo yêu cầu của
quốc gia ven biển, với điều kiện phải tuân theo các quy định của Mục 7,
khi vụ vi phạm đã xảy ra trong nội thủy, lãnh hải hay vùng đặc quyền về
kinh tế của quốc gia ven biển này. Khi đó những chứng cứ, hồ sơ về sự
việc, cũng như mọi sự bảo lãnh hay đảm bảo tài chính đã được gửi cho
những nhà đương cục của quốc gia có cảng phải được chuyển cho quốc
gia ven biển. Sau khi chuyển giao hồ sơ, quốc gia có cảng không theo
đuổi vụ kiện nữa.
ĐIỀU 219. Các biện pháp kiểm tra khả năng đi biển nhằm tránh ô
nhiễm
Với điều kiện tuân thủ Mục 7, khi các quốc gia, theo yêu cầu hay tự ý mình
xác định rằng một con tàu đang ở một trong các cảng của mình hay ở một
trong các công trình cảng cuối cùng ở ngoài khơi của mình đã vi phạm các
qui tắc và quy phạm quốc tế có thể áp dụng liên quan đến khả năng đi biển
của tàu thuyền và có nguy cơ từ đó gây ra thiệt hại cho môi trường biển,
cần thi hành các biện pháp hành chính trong phạm vi khả năng của mình để
ngăn không cho chiếc tàu này rời bến. Các quốc gia này chỉ cho phép chiếc
tàu này đi vào xưởng sửa chữa thích hợp gần nhất và, một khi đã loại trừ
các nguyên nhân gây ra vi phạm, các quốc gia này cho phép chiếc tàu này
tiếp tục hành trình của mình ngay lập tức.
ĐIỀU 220. Các quyền hạn của quốc gia ven biển
Khi một chiếc tàu tự ý có mặt trong cảng hay ở một công trình cảng cuối
cùng ngoài khơi với điều kiện tuân thủ Mục 7, quốc gia có cảng có thể
khởi tố về bất kỳ vi phạm nào đôi với các luật và quy định mà mình đã
thông qua theo đúng Công ước hay theo đúng các qui tắc và quy phạm
quốc tế có thể áp dụng nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm do

tàu thuyền gây ra, nếu vụ vi phạm đã xảy ra trong lãnh hải hay trong
vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Khi một quốc gia có lý do xác đáng cho rằng chiếc tàu trong lúc đi qua lãnh
hải của mình đã vi phạm các luật và quy định mà mình đã thông qua
theo đúng công ước hay các nguyên tắc và quy phạm quốc tế có thể áp
dụng nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm do các tàu thuyền
gây ra thì quốc gia này có thể tiến hành kiểm tra cụ thể chiếc tàu đã gây
ra vụ vi phạm, nhưng không làm phương hại đến việc áp dụng các quy
định thích hợp của Mục 3 thuộc phần II, và, khi có các chứng cứ để
chứng minh được điều đó thì có thể khởi tố và đặc biệt có thể ra lệnh giữ
chiếc tàu theo đúng luật trong nước của mình, với điều kiện phải tuân
thủ theo quy định của Mục 7.
Khi một quốc gia có lý do xác đáng để cho rằng một con tàu đi trong vùng
đặc quyền về kinh tế hay trong lãnh hải của mình đã vi phạm các quy tắc
và quy phạm quốc tế đó và đem lại hiệu lực cho chúng, quốc gia này có
thể yêu cầu con tàu cung cấp các thông tin liên quan đến lý lịch và cảng
đăng ký của tàu, cảng cuối cùng và cảng sắp ghé vào của tàu và các
thông tin thích hợp cần thiết khác để xác định có phải một vụ vi phạm
đã xảy ra không.
Các quốc gia thông qua các luật và qui định và thi hành các biện pháp cần
thiết cho các tàu thuyền mang cờ của mình đáp ứng các yêu cầu về
thông tin đã nêu ở khoản 3.
Khi một quốc gia có các lý do xác đáng để cho rằng một chiếc tàu đi trong
đặc quyền kinh tế hay trong lãnh hải của mình đã gây ra một vụ vi phạm
trong vùng đặc quyền kinh tế đã nêu ở khoản 3 dẫn đến những việc thải
đổ nghiêm trọng vào môi trường biển, đã gây ra hoặc có nguy cơ gây ra
ở môi trường biển này một vụ ô nhiễm đáng kể, quốc gia có thể tiến
hành kiểm tra cụ thể con tàu để xác minh xem có phải đã có sự vi phạm
không, nếu như con tàu từ chối không đưa ra các thông tin, hay nếu
những thông tin được cung cấp mâu thuẫn rõ ràng với sự thật, và nếu
các hoàn cảnh của sự việc lý giải cho sự kiểm tra này.
Khi có chứng cứ chứng tỏ rằng một chiếc tàu đi trong vùng đặc quyền về
kinh tế hay lãnh hải của một quốc gia đã gây ra trong vùng đặc quyền về
kinh tế một vụ vi phạm đã nêu ở khoản 3 dẫn đến những việc thải đổ
gây hoặc có nguy cơ gây ra những tổn thất nghiêm trọng cho vùng
duyên hải hay cho các lợi ích có liên quan của quốc gia ven biển hay cho
tất cả tài nguyên của lãnh hải hay vùng đặc quyền về kinh tế của mình,
thì quốc gia đó, với điều kiện tuân thủ Mục 7 và nếu có các chứng cứ

chứng minh được điều trên, có thể tiến hành khởi tố, nhất là ra lệnh giữ
con tàu lại theo đúng luật trong nước của mình.
Mặc dù đã có khoản 6, trong mọi trường hợp mà các thủ tục thích hợp đã
được đặt ra qua trung gian của tổ chức quốc tế có thẩm quyền, hoặc do
thỏa thuận bằng mọi cách khác để tôn trọng các nghĩa vụ liên quan đến
việc nộp tiền bảo lãnh hay việc ký gửi một khoản bảo đảm tài chính
thích hợp khác, nếu như quốc gia ven biển có bị các thủ tục đó ràng
buộc, thì quốc gia đó cho phép chiếc tàu tiếp tục cuộc hành trình của
mình.
Các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 cũng được áp dụng vào các luật và quy định quốc
gia được thông qua theo điều 211, khoản 6.
ĐIỀU 221. Các biện pháp nhằm ngăn chặn ô nhiễm tiếp theo sau một
tai nạn xảy ra trên biển
Không một qui định nào của phần này đụng đến các quyền của các quốc
gia, theo pháp luật quốc tế, kể cả tập quán lẫn theo công ước, định ra và
tiến hành áp dụng ở ngoài lãnh hải các biện pháp cân xứng với những
thiệt hại mà các quốc gia này đã thật sự phải chịu đựng hay bị đe dọa
phải chịu nhằm bảo vệ vùng duyên hải hay các lợi ích có liên quan của
mình, kể cả việc đánh bắt hải sản, chống nạn ô nhiễm hay đe dọa ô
nhiễm do một tai nạn xảy ra trên biển hoặc do những hành vi gắn liền
với một tai nạn như vậy gây ra mà người ta có căn cứ để chờ đợi những
hậu quả tai hại.
Trong điều này, thì “tai nạn trên biển” có nghĩa là một vụ đâm va, mắc cạn
hay sự cố hàng hải khác hoặc sự kiện xảy ra ở trên hay ở một con tàu
gây ra những thiệt hại về vật chất hay đe dọa sắp gây ra những thiệt hại
về vật chất cho một chiếc tàu hay hàng hóa của nó.
ĐIỀU 222. Việc áp dụng quy định liên quan đến ô nhiễm có nguồn gốc
từ bầu khí quyển hay qua bầu khí quyển…
Trong giới hạn của vùng trời thuộc chủ quyền của mình hay đối với các tàu
thuyền mang cờ của mình hoặc các tàu hay phương tiện bay được mình cho
đăng ký, các quốc gia bảo đảm việc áp dụng các luật, quy định mà mình đã
thông qua theo đúng điều 212, khoản 1, theo đúng các quy định khác của
Công ước, thông qua các luật và qui định, thi hành các biện pháp khác để
phát huy hiệu lực của các quy tắc và quy phạm quốc tế có thể áp dụng,
được xây dựng qua trung gian của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền hay
qua một hội nghị ngoại giao nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm
môi trường có nguồn gốc từ bầu khí quyển hay xuyên qua bầu khí quyển,

theo đúng tất cả các quy tắc và quy phạm quốc tế tương ứng liên quan đến
an toàn hàng không.
Về Đầu Trang Go down
 
CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 6
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 2
» CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 3
» CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 4
» CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 5
» CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 7

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Ngưng tất cả các hoạt động trên Forum :: ..::..Ban Quản Trị Diễn Đàn..::.. :: Tin tức-
Chuyển đến