Ngưng tất cả các hoạt động trên Forum
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Ngưng tất cả các hoạt động trên Forum


 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 5

Go down 
Tác giảThông điệp
boarding
Trung học
boarding


Tổng số bài gửi : 133
Join date : 13/05/2011
Age : 39
Đến từ : Sơn Động - Bắc Giang

CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 5   CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 5 I_icon_minitimeMon Jun 27, 2011 10:29 am

CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 5
TIỂU MỤC C
HỘI ĐỒNG
ĐIỀU 161. Cơ cấu, thủ tục và bỏ phiếu
1. Hội đồng gồm 36 ủy viên của Cơ quan quyền lực do Đại hội đồng bầu ra
theo thứ tự như sau:
a) Bốn ủy viên được lựa chọn trong số các quốc gia thành viên mà việc
tiêu thụ hay nhập khẩu thuần túy các sản phẩm cơ bản thuộc các loại
khoáng sản được khai thác trong vùng vượt quá 2% mức tiêu thụ hay mức
nhập khẩu của thế giới về các sản phẩm đó trong khoảng thời gian 5 năm
lại đây có số liệu thống kê; trong số 4 ủy viên này, ít nhất phải có một quốc
gia thuộc khu vực Đông Âu (xã hội chủ nghĩa) cũng như quốc gia tiêu thụ
lớn nhất;
b) Bốn ủy viên được lựa chọn trong số tám quốc gia thành viên; những
quốc gia này, trực tiếp hoặc qua trung gian của các công dân nước mình, đã
được thực hiện những khoản đầu tư quan trọng nhất cho việc chuẩn bị và
thực hiện những khoản đầu tư quan trọng nhất cho việc chuẩn bị và thực
hiện các hoạt động tiến hành trong Vùng; trong số bốn ủy viên này, ít nhất
phải có một số quốc gia thuộc khu vực Đông Âu (xã hội chủ nghĩa);
c) Bốn ủy viên được lựa chọn trong số tám quốc gia thành viên; những
quốc gia này, trực tiếp hoặc qua trung gian của các công dân nước mình, đã
thực hiện những khoản đầu tư quan trọng nhất cho việc chuẩn bị và thực
hiện các hoạt động tiến hành trong Vùng; trong số bốn ủy viên này, ít nhất
phải có hai quốc gia đang phát triển mà nền kinh tế bị lệ thuộc nặng nề vào
việc xuất khẩu các khoáng sản này;
d) Sáu ủy viên được lựa chọn trong số các quốc gia thành viên đang
phát triển và đại diện cho những lợi ích đặc biệt. Những lợi ích đặc biệt
phải được đại diện bao gồm những lợi ích của các quốc gia có dân số đông,

của các quốc gia không có viển hay ở vào hoàn cảnh địa lý bất lợi, của các
quốc gia trong số các quốc gia nhập khẩu chủ yếu các loại khoáng sản sẽ
được khai thác trong Vùng, của các quốc gia có tiềm năng sản xuất các
khoáng sản đó và của các quốc gia kém phát triển nhất;
e) Mười tám ủy viên được bầu theo nguyên tắc phân bổ công bằng theo
địa lý đối với toàn bộ số thành viên của Hội đồng; tất nhiên là theo quy
định này, cứ mỗi vùng địa lý có ít nhất là một quốc gia được bầu làm ủy
viên. Các khu vực địa lý nói ở đây là Châu Phi, châu Mỹ la – tinh, châu Á,
Đông Âu (xã hội chủ nghĩa), cũng như Tây Âu và các quốc gia khác.
2. Khi bầu các ủy viên của Hội đồng theo đúng khoản 1, Đại hội đồng phải
chú ý đến:
a) Đại diện của các quốc gia không có biển và của các quốc gia có hoàn
cảnh địa lý bất lợi tương ứng một cách hợp lý với sự đại diện của họ tại Đại
hội đồng;
b) Đại diện của các quốc gia ven biển, đặc biệt là các quốc gia đang
phát triển, không có đầy đủ các điều kiện đã nêu ở khoản 1, điểm a, b, c hay
d, tương ứng một cách hợp lý với sự đại diện của họ ở Đại hội đồng;
c) Mỗi nhóm quốc gia thành viên được có đại diện ở Hội đồng sẽ do các
ủy viên được nhóm đó chỉ định, tùy theo tình hình làm đại diện.
3. Các cuộc bầu cử được tiến hành trong một khóa họp thường lệ của Đại
hội đồng. Mỗi một ủy viên của Hội đồng được bầu với nhiệm kỳ là bốn
năm. Tuy nhiên, trong cuộc bầu cử các ủy viên của Hội đồng lần đầu, một
nữa số ủy viên đại diện cho mỗi nhóm nước nói ở khoản 1 có nhiệm kỳ là 2
năm.
4. Các ủy viên của Hội đồng có thể được tái cử, nhưng cần phải chú ý thích
đang đến việc bảo đảm sự luân phiên của các ủy viên.
5. Hội đồng thi hành chức trách của mình ở trụ sở của Cơ quan quyền lực;
Hội đồng nhóm họp theo yêu cầu hoạt động của Cơ quan quyền lực và,
trong bất kỳ trường hợp nào, cũng bảo đảm mỗi năm họp ba lần.
6. Số đại biểu cần thiết (quorum) là đa số ủy viên của Hội đồng.
7. Mỗi ủy viên của Hội đồng có một phiếu.
8. a) Các quyết định về các vấn đề thủ tục được thực hiện theo đa số các ủy
viên có mặt và bỏ phiếu.
b) Các quyết định về những vấn đề nội dung được đề ra liên quan đến
Điều 162, khoản 2, điểm f, g, h, I, n, p, v và Điều 191, được thông qua theo

đa số hai phần ba các ủy viên có mặt và bỏ phiếu, với điều kiện là đa số này
phải bao gồm đa số các ủy viên của Hội đồng;
c) Các quyết định về những vấn đề nội dung được đặt ra liên quan đến
các điều quy định liệt kê sau đây phải được đa số ba phần tư các ủy viên có
mặt và tham gia bỏ phiếu thông qua, với điều kiện là đa số này phải bao
gồm đa số các ủy viên của Hội đồng: Điều 162, khoản 1; Điều 162, khoản
2, điểm a, b, c, d, e, l, q, r, s, t; Điều 162, khoản 2, điểm u, trong những
trường hợp một người ký hợp đồng hay quốc gia bảo trợ người đó không
thực hiện hợp đồng; Điều 162, khoản 2, điểm w, với điều kiện các lệnh
được đưa ra theo điểm này chỉ có thể là bắt buộc quá 30 ngày, nếu nó được
một quyết định phù hợp với điểm d, xác nhận; Điều 162 khoản 2 điểm x, y,
z; Điều 163, khoản 2; Điều 174, khoản 3; Điều 11 của phụ lục IV;
d) Các quyết định về những vấn đề nội dung được đặt ra liên quan đến
Điều 162, khoản 2, điểm m và o, cũng như về việc thông qua các điều sửa
đổi đối với phần XI phải được thông qua bằng consensus (thỏa thuận).
e) Theo điểm d, f và g, thuật ngữ “consensus” (thỏa thuận) có nghĩa là
không có bất kỳ ý kiến phản đối chính thức nào. Trong 14 ngày tiếp sau
một kiến nghị được trình lên Hội đồng, Chủ tịch phải xem xét xem có ý
kiến phản đối chính thức nào không. Nếu Chủ tịch của Hội đồng nhận thấy
rằng có một ý kiến có một ý kiến phản đối, thì trong vòng ba ngày, Chủ tịch
lập và triệu tập một ủy ban hòa giải, gồm nhiều nhất là chín ủy viên của Hội
đồng, dưới sự chủ tọa của bản thân Chủ tịch nhằm loại bỏ những ý kiến bất
đồng và dự thảo một đề nghị có thể được thông qua bằng “consensus” (thỏa
thuận). Ủy ban hòa giải nhanh chóng làm tròn nhiệm vụ của mình và báo
cáo lên Hội đồng trong vòng 14 ngày sau khi thành lập. Nếu ủy ban không
có khả năng đề xuất một đề nghị có thể được thông qua bằng “consensus”
(thỏa thuận) thì phải trình bày trong báo cáo của mình những lý do của ý
kiến đối lập với để nghị;
f) Các quyết định về những vấn đề không được liệt kê ở trên mà Hội
đồng có quyền hạn giải quyết theo các quy tắc, quy định và thủ tục của đó,
nếu không thì theo quy định của khoản này, được ghi trong các quy tắc, quy
định và thủ tục đó, nếu không thì theo quy định được xác định bởi một
quyết định của Hội đồng được thông qua bằng consensus (thỏa thuận).
g) Trong trường hợp còn chưa thật rõ một vấn đề có thuộc phạm vi của
các điểm a, b, c hay d không, thì vấn đề được coi như thuộc quy định đòi
hỏi, tùy trường hợp, theo quy định đòi hỏi, tùy từng trường hợp, theo đa số
cao nhất hay bằng consensus (thỏa thuận).
9. Hội đồng định ra một thử tục cho phép một thành viên của Cơ quan
quyền lực không có đại diện ở Hội đồng được tham dự vào một cuộc họp

của Hội đồng khi thành viên này có yêu cầu được tham dự, hoặc khi Hội
đồng xét một vấn đề có liên quan đặc biệt đến thành viên này. Đại diện của
thành viên này có thể tham gia vào các cuộc tranh luận nhưng không được
quyền bỏ phiếu.
ĐIỀU 162. Các quyền hạn và chức năng
1. Hội đồng là cơ quan chấp hành của Cơ quan quyền lực có quyền căn cứ
vào Công ước và chính sách chung do Đại hội đồng xác định, định ra các
chính sách riêng mà Cơ quan quyền lực phải theo đối với mọi vấn đề hay
mọi việc thuộc thẩm quyền của mình.
2. Ngoài ra, Hội đồng còn:
a) Giám sát và tổ chức phối hợp việc áp dụng phần này đối với tất cả
các vấn đề và các việc thuộc thẩm quyền của Cơ quyền lực và lưu ý Đại hội
đồng về những trường hợp không tuân thủ;
b) Đề nghị lên Đại hội đồng danh sách các ứng cử viên vào chức vụ
Tổng thư ký;
c) Giới thiệu lên Đại hội đồng các ứng cử viên vào các chức vụ ủy viên
Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc xí nghiệp;
d) Tùy theo điều kiện thích hợp, và có lưu ý đúng mức đến các đòi hỏi
về tiết kiệm và kém hiệu quả, lập ra các cơ quan phụ trợ xét thấy cần thiết
để thi hành các chức năng của mình theo đúng phần này. Đối với thành
phần của các cơ quan này, cần nhấn mạnh đến sự cần thiết là các ủy viên
phải có trình độ và tinh thông trong những lĩnh cực kỹ thuật mà các cơ quan
đó phụ trách, nhưng phải tính đến các nguyên tắc phân bổ công bằng theo
địa lý và đến các lợi ích đặc biệt;
e) Thông qua quy chế nội bộ của mình, đặc biệt là xác định cách thức
chỉ định chủ tịch của Hội đồng;
f) Thay mặt Cơ quan quyền lực, ký kết các hiệp định với Liên hợp quốc
và các tổ chức quốc tế khác, trong phạm vi thẩm quyền của mình và với
điều kiện được Đại hội đồng phê chuẩn.
g) Xem xét các báo cáo của xí nghiệp và chuyển các báo cáo đó lên Đại
hội đồng có kèm theo các kiến nghị của mình;
h) Trình Đại hội đồng báo cáo hàng năm cũng như các báo cáo đặc biệt
mà Đại hội đồng đòi hỏi;
i) Chỉ đạo xí nghiệp theo đúng Điều 170;

j) Chuẩn y các kế hoạch làm việc theo đúng Điều 6 của Phụ lục III. Hội
đồng quyết định về từng kế hoạch làm việc trong thời hạn 60 ngày sau ngày
kế hoạch làm việc được Ủy ban pháp lý và kỹ thuật trình lên trong một
phiên họp Hội đồng theo đúng các thủ tục sau đây:
- Khi Ủy ban đề nghị chuẩn y một kế hoạch làm việc, thì kế hoạch này
xem như được Hội đồng chấp nhận, nếu không có ủy viên nào của Hội
đồng gửi lên cho Chủ tịch, trong thời hạn 14 ngày, một kháng nghị bằng
văn bản rõ ràng viện dẫn việc không tuân thủ các điều kiện ghi ở Điều 6
của Phụ lục III. Nếu một kháng như vậy được đưa ra, thì thủ tục hòa giải
được trù định ở Điều 161, khoản 8, điểm e, được áp dụng. Nếu vào lúc kết
thúc thủ tục đó mà vẫn còn tiếp thủ tục kháng nghị, thì kế hoạch làm việc
coi như được Hội đồng chuẩn y, trừ khi được Hội đồng bác bỏ kế hoạch
này bằng consensus (thỏa thuận), không kể quốc gia hay các quốc gia đưa
ra kế làm việc hay bảo trợ người đưa ra kế hoạch đó;
- Khi Ủy ban kiến nghị bác bỏ một kế hoạch làm việc hay không đưa ra
kiến nghị, Hội đồng có thể chuẩn y kế hoạch làm việc theo đa số ba phần tư
số ủy viên có mặt và tham gia bỏ phiếu, với điều kiện là đa số này bao gồm
đa số các ủy viên tham gia khóa họp;
- Chuẩn y các kế hoạch làm việc do Xí nghiệp đưa lên theo đúng Điều
12 Phụ lục IV, áp dụng mutatis mutandis (với những sửa đổi cần thiết về
chi tiết) các thủ tục nói ở điểm j;
l) Thi hành việc kiểm soát đối với những hoạt động tiến hành trong
vùng theo đúng Điều 153, khoản 4 và các quy tắc, quy định và thủ tục của
Cơ quan quyền lực;
m) Dựa vào kiến nghị của Ủy ban kế hoạch hóa kinh tế, theo đúng Điều
150, điểm h, định ra các biện pháp cần thiết và thích hợp để bảo vệ các
quốc gia đang phát triển khỏi bị những tác động kinh tế bất lợi nói trong
quy định đó;
n) Dựa vào ý kiến của Ủy ban kế hoạch hóa kinh tế, làm các kiến nghị
gửi lên Đại hội đồng về việc lập chế độ bù trừ hay định ra các biện pháp
giúp đỡ người khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều chỉnh kinh
tế đã được trù định ở Điều 151, khoản 10;
o) i. Kiến nghị lên Đại hội đồng những quy tắc, quy định và thủ tục về
việc phân chia công bằng những mối lợi về tài chính và những mối lợi kinh
tế khác, thu được từ các hoạt động tiến hành trong Vùng, cũng như về các
khoản đóng góp được trù định ở Điều 82, đặc biệt lưu ý đến các lợi ích và
nhu cầu của các quốc gia đang phát triển và của các dân tộc chưa giành
được độc lập hoàn toàn hay chưa được hưởng một chế độ tự trị khác;

ii. Thông qua và áp dụng tạm thời, trong khi chờ đợi Đại hội đồng
chuẩn y, các quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ quan quyền lực và mọi
điều sửa đổi đối với những văn bản này, có lưu ý đến những kiến nghị của
Ủy ban pháp lý và kỹ thuật hoặc của mọi cơ quan cấp dưới có liên quan
khác. Những quy tắc, quy định và thủ tục này đề cập việc thăm dò, khảo sát
và khai thác trong Vùng, cũng như việc quản lý tài chính và hành chính nội
bộ của quy tắc, quy định và thủ tục liên quan đến việc thăm dò và khai thác
các khối đa kim. Các quy tắc, quy định, thủ tục thăm dò và khai thác mọi
tài nguyên ngoài các khối đa kim được thông qua trong một thời hạn 3 năm
kể từ ngày Cơ quan quyền lực nhận được đơn của một trong các ủy viên
của mình về vấn đề này. Các quy tắc, quy định và thủ tục đó có hiệu lực
tạm thời đến khi được Đại hội đồng chuẩn y hoặc đến khi được Hội đồng
sửa đổi dưới ánh sáng các quan điểm mà Đại hội đồng phát biểu;
p) Quan tâm đến việc thanh toán tất cả các khoản tiền do Cơ quan
quyền lực nợ hay phải trả cho Cơ quan quyền lực, về các hoạt động được
thực hiện theo đúng phần này;
q) Tiến hành lựa chọn giữa những người yêu cầu cấp giấy phép sản xuất
theo Điều 7 của Phụ lục III, trong những trường hợp được trù định trong
điều đó;
r) Đệ trình dự án ngân sách hàng năm của Cơ quan quyền lực lên Đại
hội đồng để được phê chuẩn;
s) Gửi các kiến nghị lên Đại hội đồng về chính sách phải theo đối với
mọi vấn đề hay mọi viện thuộc thẩm quyền của Cơ quan quyền lực;
t) Gửi các kiến nghị lên Đại hội đồng về việc đình chỉ thi hành các
quyền và đặc quyền gắn liền với tư cách ủy viên theo Điều 185;
u) Nhân danh Cơ quan quyền lực giao cho Viện giải quyết các tranh
chấp liên quan đến đáy biển xét xử trong những trường hợp không tuân thủ;
v) Thông báo cho Đại hội đồng quyết định của Viện giải quyết các
tranh chấp liên quan đến đáy biển đã được giao cho xét xử theo điểm u, và
có những kiến nghị về các biện pháp mà Hội đồng thấy cần thiết phải thi
hành;
w) Trong trường hợp khẩn cấp thì ra lệnh và tùy theo tình hình, kể cả
lệnh đình chỉ hay thay đổi các hoạt động, để đề phòng mọi thiệt hại nghiêm
trọng có thể gây ra cho môi trường biển vì các hoạt động tiến hành trong
Vùng;

x) Không cho các người ký kết hợp đồng hay xí nghiệp khai thác một
số khu vực khi có những lý do nghiêm túc để cho rằng điều đó sẽ dẫn đến
hậu quả gây thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường biển;
y) Thành lập một cơ quan phụ trợ chuyên trách việc dự thảo những quy
tắc, thủ tục và quy định tài chính có liên quan đến:
i. Việc quản lý tài chính theo đúng các Điều 171 đến 175; và
ii. Các thể thức tài chính được trù định trong Điều 134 và Điều 17,
khoản 1, điểm c, của phụ lục III;
z) Bố trí các bộ máy thích hợp để điều khiển và giám sát một đoàn
thanh tra làm nhiệm vụ theo dõi các hoạt động tiến hành trong Vùng để xác
định xem phầm này, các quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ quan quyền
lực và các điều kiện của các hợp đồng được ký kết với Cơ quan quyền lực
có được tuân thủ không.
ĐIỀU 163. Các cơ quan của Hội đồng
1. Các cơ quan của Hội đồng thành lập gồm có:
a) Một Ủy ban kế hoạch hóa kinh tế;
b) Một Ủy ban pháp lý và kỹ thuật.
2. Mỗi ủy ban gồm 15 ủy viên do Hội đồng bầu ra trong số các ứng cử viên
do các quốc gia thành viên giới thiệu. Tuy nhiên, nếu cần thiết, Hội đồng có
thể quyết định mở rộng các thành phần của Ủy ban này hay ủy ban kia,
nhưng phải tính đến yêu cầu về tiết kiệm và về hiệu quả.
3. Các ủy viên của mỗi ủy ban phải có trình độ chuyên môn cần thiết trong
những lĩnh vực thuộc thẩm quyền của ủy ban. Để bảo đảm cho các ủy ban
thực hiện chức năng có hiệu quả, các quốc gia thành viên cử các ứng cử
viên tinh thông nghiệp vụ nhất, có trình độ chuyên môn cần thiết trong các
lĩnh vực tương ứng.
4. Khi lựa chọn, cần phải tính đến sự cần thiết phải phân bổ các thành viên
công bằng theo địa lý và đại diện được cho các lợi ích đặc biệt.
5. Không một quốc gia thành viên nào có thể giới thiệu quá một ứng cử
viên vào cùng một ủy ban. Không ai có thể được bầu vào quá một ủy ban.
6. Các ủy viên của ủy ban được bầu với nhiệm kỳ là 5 năm. Họ có thể được
bầu lại một nhiệm kỳ mới.

7. Trong trường hợp một ủy viên của một ủy ban bị chết, bất lực hay từ
chức trước khi hết nhiệm kỳ, thì Hội đồng bầu một ủy viên của cùng khu
vực địa lý hay đại diện cho cùng loại lợi ích để tiêp tục hoàn thành nhiệm
kỳ của ủy viên trước.
8. Các ủy viên của các ủy ban không được có lợi ích tài chính trong bất kỳ
hoạt động nào liên quan đến việc thăm dò và khai thác ở Vùng. Với các
trách nhiệm của họ đối với ủy ban mà họ là ủy viên, họ không được phép
tiết lộ một bí mật công nghiệp nào hay số liệu nào thuộc sở hữu công
nghiệp đã được chuyển giao cho Cơ quan quyền lực theo Điều 14 của Phụ
lục III, cũng không được tiết lộ các tin tức bí mật mà họ biết được do chức
trách của họ ngay cả sau khi họ đã thôi việc cũng vậy.
9. Mỗi ủy ban phải làm tròn chức năng của mình theo đúng các nguyên tắc
và các chỉ thị do Hội đồng quyết định.
10. Mỗi ủy ban soạn thảo và trình lên Hội đồng thông qua các quy tắc và
quy định cần thiết để ủy ban hoạt động được tốt.
11. Các thủ tục ra quyết định của các ủy ban do các quy tắc, quy định và
các thủ tục của cơ quan quyền lực quy định. Nếu có thể được thì những
kiến nghị gửi lên Hội đồng phải kèm theo một bản trình bày tóm tắt những
ý kiến khác nhau trong ủy ban.
12. Bình thường, các ủy ban làm việc ở trụ sở của Cơ quan quyền lực và
phải nhóm họp theo sự cần thiết để hoàn thành chức năng của mình một
cách có hiệu quả.
13. Trong việc thi hành chức năng của mình, nếu có thể được thì mỗi ủy
ban tham khảo ý kiến của ủy ban khác hay mọi cơ quan có thẩm quyền của
Liên hợp quốc và của các cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc hoặc mọi
tổ chức quốc tế có thẩm quyền trong lĩnh vực xem xét.
ĐIỀU 164. Ủy ban kế hoạch hóa kinh tế
1. Các ủy viên của ủy ban kế hoạch hóa kinh tế cần có trình độ nghiệp vụ
cần thiết, nhất là về mặt khai thác mỏ, quản lý các tài nguyên khoáng sản,
thương mại quốc tế và về kinh tế quốc tế. Hội đồng cố gắng bảo đảm cho
Ủy ban, qua thành phần của mình, có trình độ nghiệp vụ cần thiết một cách
đồng bộ. Trong số ủy viên của Ủy ban phải có ít nhất hai công dân của
quốc gia đang phát triển mà nền kinh tế phụ thuộc nặng nề vào việc xuất
khẩu các loại khoáng sản trong Vùng.
2. Ủy ban có nhiệm vụ:

a) Theo yêu cầu của Hội đồng, đề xuất các biện pháp thực hiện các
quyết định được thông qua theo đúng Công ước có liên quan đến các hoạt
động tiến hành trong Vùng;
b) Nghiên cứu các xu hướng của cung, cầu và giá cả của các khoáng
sản có thể lấy từ Vùng, cũng như các nhân tố có tác động đến các dữ kiện
này, có lưu ý đến các lợi ích của các nước nhập khẩu, cũng như của các
nước xuất khẩu, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển trong số các nước
đó;
c) Xem xét mọi tình huống có thể gây ra những ảnh hưởng bất lợi đã đề
cập ở Điều 150, điểm h, do quốc gia thành viên hay các quốc gia thành viên
hữu quan đã lưu ý Ủy ban và gửi các kiến nghị thích hợp lên Hội đồng;
d) Đề xuất với Hội đồng để đệ trình lên Đại hội đồng, như được trù
định trong Điều 151, khoản 10, một chế độ bù trừ có lợi cho các nước đang
phát triển mà các hoạt động tiến hành trong Vùng đã gây nên những ảnh
hưởng bất lợi hoặc là các biện pháp giúp đỡ khác nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho việc điều chỉnh kinh tế, và gửi lên Hội đồng những kiến nghị cần
thiết để thực hiện, trong những trường hợp cụ thể, chế độ bù trừ hay các
biện pháp giúp đỡ đã được Đại hội đồng chấp nhận.
ĐIỀU 165. Ủy ban pháp lý và kỹ thuật
1. Các ủy viên của Ủy ban pháp lý và kỹ thuật phải có trình độ nghiệp vụ
cần thiết, nhất là về mặt thăm dò, khai thác và chế biến tài nguyên khoáng
sản, về hải dương học và về việc bảo vệ môi trường biển hoặc về những
vấn đề kinh tế hay pháp lý liên quan đến các hoạt động khai thác quặng ở
biển hay trong những lĩnh vực có liên quan khác. Hội đồng cố gắng bảo
đảm cho Ủy ban qua thành phần của mình có trình độ nghiệp vụ cần thiết
một cách đồng bộ.
2. Ủy ban có nhiệm vụ:
a) Theo yêu cầu của Hội đồng, soạn thảo các kiến nghị lên Hội đồng về
việc thi hành các chức năng của Cơ quan quyền lực;
b) Xem xét các kế hoạch làm việc chính thức và bằng văn bản có liên
quan đến các hoạt động tiến hành trong Vùng theo đúng Điều 153, khoản 3
và trình lên Hội đồng các kiến nghị thích hợp. Ủy ban chỉ dựa vào những
quy định trong Phụ lục III, để chuẩn bị các kiến nghị và trình lên Hội đồng
một báo cáo đầy đủ về các kiến nghị đó;
c) Theo yêu cầu của Hội đồng, giám sát các hoạt động tiến hành trong
Vùng, nếu có thể được, thì hỏi ý kiến và hợp tác với mọi thực thể hay cá

nhân tiến hành các hoạt động này hay với quốc gia hay các quốc gia hữu
quan, và làm báo cáo gửi lên Hội đồng;
d) Đánh giá những tác động về sinh thái của các hoạt động đã tiến hành
hoặc đang tiến hành trong Vùng;
e) Làm các kiến nghị gửi lên Hội đồng về việc bảo vệ môi trường biển,
có chú ý đến các ý kiến của các chuyên gia được thừa nhận;
f) Soạn thảo và đệ trình lên Hội đồng các quy tắc, quy định và thủ tục
nêu ở Điều 162, khoản 2, điểm o, có tính đến tất cả các yếu tố thích hợp, kể
các việc đánh giá những tác động về sinh thái của các hoạt động tiến hành
trong Vùng;
g) Qua từng thời kỳ, xem xét lại những quy tắc, quy định và thủ tục này
và kiến nghị lên Hội đồng những điều sửa đổi mà mình xét thấy cần thiết
hay nên làm;
h) Gửi các kiến nghị lên Hội đồng liên quan đến việc bố trí một chương
trình giám sát bao gồm việc quan sát, đo đạc, đánh giá và phân tích định kỳ
bằng những phương pháp khoa học được thừa nhận đối với những nguy cơ
hay ảnh hưởng của các hoạt động tiến hành trong Vùng về mặt ô nhiễm môi
trường biển, bảo đảm cho các quy định hiện có được thích hợp và được tôn
trọng, và việc phối hợp thực hiện chương trình giám sát, một khi chương
trình này được Hội đồng chuẩn y;
i) Kiến nghị lên Hội đồng để Hội đồng nhân danh cơ quan quyền lực
giao cho Viện giải quyết các tranh chấp có liên quan đến đáy biển xét xử,
đặc biệt lưu ý đến Điều 187, theo đúng phần này và các phụ lục có liên
quan đến phần này;
j) Trình lên Hội đồng các kiến nghị về các biện pháp thi hành sau khi
Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển được giao giải quyết
theo điểm i đã ra quyết định;
k) Kiến nghị lên Hội đồng để trong trường hợp khẩn cấp, Hội đồng ra
lệnh, kể cả lệnh đình chỉ hoặc sửa đổi các hoạt động nếu cần, nhằm phòng
ngừa bất kỳ tổn thất nghiêm trọng nào có thể gây ra cho môi trường biển do
các hoạt động tiến hành trong Vùng; Hội đồng ưu tiên xem xét các kiến
nghị này;
l) Kiến nghị lên Hội đồng không cho những người ký kết hợp đồng hay
Xí nghiệp khai thác một số khu vực khi có những lý do nghiêm túc để cho
rằng điều đó sẽ dẫn đến nguy cơ gây ra tổn thất nghiêm trọng cho môi
trường biển;

m) Gửi các kiến nghị đó lên Hội đồng liên quan đến việc chỉ đạo và
giám sát một đoàn thanh tra có nhiệm vụ theo dõi các hoạt động tiến hành
trong Vùng và có nhiệm vụ xác định xem phần này, các quy tắc, quy định
và thủ tục của Cơ quan quyền lực và các điều khoản, điều kiện của mọi hợp
đồng đã ký kết với Cơ quan quyền lực có được tuân thủ không;
n) Tính toán sản lượng tối đa và thay mặt Cơ quan quyền lực cấp giấy
phép sản xuất theo Điều 151, từ khoản 2 đến khoản 7, một khi Hội đồng đã
tiến hành sự lựa chọn cần thiết, nếu như cần phải chọn, trong số những
người yêu cầu cấp giấy phép sản xuất theo đúng Điều 7 của Phụ lục III.
3. Theo yêu cầu của mọi quốc gia thành viên mọi bên hữu quan khác,
các ủy viên của Ủy ban, khi thực hiện chức trách giám sát và thanh tra của
mình phải cho một đại diện của quốc gia hay của bên hữu quan này tham
dự.
TIỂU MỤC D
BAN THƯ KÝ
ĐIỀU 166. Ban thư ký
1. Ban thư ký của Cơ quan quyền lực gồm có một Tổng thư ký và số nhân
viên theo sự cần thiết của Cơ quan quyền lực.
2. Tổng thư ký do Đại hội đồng bầu ra trong số các ứng cử viên do Hội
đồng đề nghị với nhiệm kỳ là 4 năm và có thể được bầu lại.
3. Tổng thư ký là viên chức cao nhất của Cơ quan quyền lực và hoạt động
với tư cách này trong tất cả các cuộc họp của Đại hội đồng và Hội đồng và
của mọi cơ quan phụ trợ. Tổng thư ký thực hiện mọi chức trách hành chính
khác mà cơ quan này giao cho.
4. Tổng thư ký trình lên Đại hội đồng một báo cáo hàng năm về hoạt động
của Cơ quan quyền lực.
ĐIỀU 167. Nhân viên của Cơ quan quyền lực
1. Nhân viên của Cơ quan quyền lực bao gồm những người có trình độ
nghiệp vụ trong các lĩnh vực khác mà Cơ quan quyền lực cần để thi hành
các chức năng quản lý của mình.

2. Căn cứ cao nhất trong vấn đề tuyển lựa và xác định các điều kiện sử
dụng nhân viên là bảo đảm cho Cơ quan quyền lực có những nhân viên
phục vụ có năng lực làm việc cao nhất, tinh thông và liêm khiết nhất. Ngoài
căn cứ này, phải tính đến tầm quan trọng của việc tuyển lựa trên cơ sở địa
lý càng rộng rãi càng tốt.
3. Nhân viên do Tổng thư ký bổ nhiệm. Các điều kiện và thể thức bổ
nhiệm, trả lương và thải hồi phải phù hợp với các quy tắc, quy định và thủ
tục của Cơ quan quyền lực.
ĐIỀU 168. Tính chất quốc tế của Ban thư ký
1. Trong khi thực hiện chức trách của mình, Tổng thư ký và nhân viên
không được xin hay nhận chỉ thị của bất kỳ một chính phủ nào hay một
nguồn nào khác ngoài Cơ quan quyền lực. Tổng thư ký và nhân viên tránh
mọi hành vi không phù hợp với tư cách các viên chức quốc tế và họ chỉ
chịu trách nhiệm đối với Cơ quan quyền lực. Mỗi quốc gia thành viên cam
kết tôn trọng tính chất quốc tế thuần túy của các chức trách của Tổng thư ký
và nhân viên của Cơ quan quyền lực và cam kết không tìm cách gây ảnh
hưởng đến họ trong khi họ thi hành nhiệm vụ. Mọi hoạt động thiếu trách
nhiệm của một viên chức được đưa ra trước một tòa án hành chính được chỉ
định theo các quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ quan quyền lực.
2. Tổng thư ký và nhân viên không được có những lợi lộc tài chính trong
một hoạt động nào liên quan đến việc thăm dò và khai thác tiến hành trong
Vùng. Với các trách nhiệm của họ đối với Cơ quan quyền lực, họ không
được tiết lộ một bí mật nào, một số liệu nào thuộc sở hữu công nghiệp và đã
được chuyển giao cho Cơ quan quyền lực theo Điều 14, Phụ lục III và một
thông tin mật nào khác mà họ biết do các chức trách của họ ngay cả sau khi
đã thôi việc cũng vậy.
3. Nếu một viên chức của Cơ quan quyền lực có những thiếu sót đối với các
nghĩa vụ nói ở khoản 2 thì, theo yêu cầu của một quốc gia thành viên bị
thiệt hại sao thiếu sót đó, hay theo yêu cầu của một tự nhiên nhân hay pháp
nhân do một quốc gia thành viên bảo trợ theo Điều 153, khoản 2, điểm b bị
thiệt hại do thiếu sót này, Cơ quan quyền lực sẽ truy tố viên chức này trước
một tòa án được chỉ định theo các quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ quan
quyền lực. Bên bị thiệt hại có quyền tham gia vào việc tố tụng, nếu tòa án
kiến nghị, Tổng thư ký phải thải hồi nhân viên đó.
4. Các quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ quan quyền lực trù định các thể
thức áp dụng điều này.
ĐIỀU 169. Tham khảo ý kiến và hợp tác với các tổ chức quốc tế và các
tổ chức phi chính phủ

1. Đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền của Cơ quan quyền lực, Tổng thư
ký, sau khi được Hội đồng phê chuản, ký các thỏa thuận để tham khảo ý
kiến và hợp tác với các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ được
Hội đồng kinh tế và xã hội của Liên hợp quốc thừa nhận.
2. Bất kỳ tổ chức nào mà Tổng thư ký đã ký với họ một thỏa thuận theo
khoản 1 đều có thể chỉ định các đại diện tham dự với tư cách là quan sát
viên vào các hội nghị của các cơ quan thuộc Cơ quan quyền lực, theo đúng
quy chế nội bộ của các cơ quan này. Các thủ tục được định ra để cho các tổ
chức đó trình bày quan điểm của họ trong những trường hợp thích hợp.
3. Tổng thư ký có thể phân phát cho các quốc gia thành viên các báo cáo
bằng văn bản của các tổ chức phi chính phủ nói ở khoản 1 về các vấn đề
thuộc thẩm quyền riêng của họ và có liên quan đến công việc của Cơ quan
quyền lực.
TIỂU MỤC E
XÍ NGHIỆP
ĐIỀU 170. Xí nghiệp
1. Xí nghiệp là cơ quan của Cơ quan quyền lực trực tiếp tiến hành các hoạt
động trong Vùng theo Điều 153, khoản 2, điểm a, cũng như các hoạt động
vận chuyển, chế biến và buôn bán các khoáng sản được khai thác trong
Vùng.
2. Trong khuôn khổ của Cơ quan quyền lực là pháp nhân quốc tế, Xí nghiệp
có tư cách pháp nhân được trù định trong Phụ lục IV. Xí nghiệp hoạt động
theo đúng Công ước và các quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ quan quyền
lực, cũng như theo đúng chính sách chung do Đại hội đồng quyết định, và
Xí nghiệp tuân theo các chỉ thị của Hội đồng và chịu sự kiểm soát của cơ
quan này.
3. Xí nghiệp có cơ quan chính đóng tại trụ sở của Cơ quan quyền lực.
4. Theo đúng Điều 173, khoản 2 và Điều 11 của Phụ lục IV, Xí nghiệp có
những nguồn tài chính cần thiết để thực hiện các chức năng của mình, và có
các kỹ thuật đã được chuyển giao theo Điều 144 và theo các quy định thích
hợp khác của Công ước.

TIỂU MỤC F
TỔ CHỨC TÀI CHÍNH CỦA CƠ QUAN QUYỀN LỰC
ĐIỀU 171. Các nguồn tài chính của Cơ quan quyền lực
Các nguồn tài chính của Cơ quan quyền lực gồm có:
a) Các khoản đóng góp của các thành viên của Cơ quan quyền lực được
quy định theo đúng Điều 160, khoản 2, điểm e;
b) Những thu nhập mà Cơ quan quyền lực thu được, theo Điều 13 của
Phụ lục III, từ các hoạt động tiến hành trong Vùng;
c) Các khoản tiền do Xí nghiệp chuyển khoản theo Điều 10 của Phụ lục
IV;
d) Vốn đi vay theo Điều 174;
e) Các khoản đóng góp tự nguyện của các quốc gia thành viên hay của
các nguồn khác; và
f) Các khoản nộp vào một quỹ bù trừ theo đúng Điều 151, khoản 10 mà
Ủy ban kế hoạch hóa kinh tế phải kiến nghị các nguồn.
ĐIỀU 172. Ngân sách hàng năm của Cơ quan quyền lực
Tổng thư ký lập dự án ngân sách hàng năm của Cơ quan quyền lực và trình
lên Hội đồng. Hội đồng xem xét dự án đó và đệ trình lên Đại hội đồng với
những kiến nghị của mình để Đại hội đồng phê chuẩn theo Điều 160, khoản
2, điểm h.
ĐIỀU 173. Chi phí của Cơ quan quyền lực
1. Những khoản đóng góp nói ở Điều 171, điểm a được nộp vào một tài
khoản đặc biệt và dùng để trang trải các khoản cho hành chính của Cơ quan
quyền lực cho đến khi Cơ quan quyền lực có được các khoản thu từ các
nguồn khác đủ để trang trải các khoản chi này.
2. Các nguồn tài chính của Cơ quan quyền lực trước tiên dùng để thanh
toán những khoản chi hành chính. Ngoài những khoản đóng góp nói ở Điều
171, điểm a, quỹ còn lại sau khi thanh toán các chi phí hành chính có thể
dùng, đặc biệt để:
a) Phân chia theo đúng Điều 140 và Điều 160, khoản 2, điểm g;

b) Cấp cho Xí nghiệp các nguồn vốn nói ở Điều 170, khoản 4;
c) Đền bù cho các quốc gia đang phát triển theo đúng Điều 151 khoản
10 và với Điều 160, khoản 2, điểm l.
ĐIỀU 174. Quyền vay vốn của Cơ quan quyền lực
1. Cơ quan quyền lực có quyền vay vốn.
2. Đại hội đồng ấn định giới hạn của quyền này trong quy chế tài chính
được thông qua theo Điều 160, khoản 2, điểm f.
3. Hội đồng thực hiện quyền vay vốn này.
4. Các quốc gia thành viên không chịu trách nhiệm về các khoản nợ của Cơ
quan quyền lực.
ĐIỀU 175. Kiểm tra tài chính hàng năm
Mỗi năm các báo cáo sổ sách và tài khoản của Cơ quan quyền lực, kể cả
các bản quyết toán tài chính hàng năm được một kiểm soát viên độc lập do
Đại hội đồng cử ra kiểm tra.
TIỂU MỤC G
QUY CHẾ PHÁP LÝ, CÁC ĐẶC QUYỀN VÀ QUYỀN MIỄN
TRỪ
ĐIỀU 176. Quy chế pháp lý
Cơ quan quyền lực là pháp nhân quốc tế và có quyền về pháp lý cần thiết
để thi hành chức năng và đạt tới các mục đích của mình.
ĐIỀU 177. Các đặc quyền và quyền miễn trừ
Để có thể thực hiện các chức năng của mình, Cơ quan quyền lực được
hưởng trên lãnh thổ của mỗi quốc gia thành viên những đặc quyền và quyền
miễn trừ được trù định trong tiểu mục này. Những đặc quyền và quyền
miễn trừ liên quan đến Xí nghiệp được trù định ở Điều 13 của Phụ lục IV.
ĐIỀU 178. Quyền miễn trừ về mặt tài phán và tịch thu tài sản
Cơ quan quyền lực cũng như tài sản và của cải của mình đều được hưởng
quyền miễn trừ về mặt tài phán và tịch thu tài sản, trừ phạm vi mà Cơ quan

quyền lực đã từ bỏ rõ ràng quyền miễn trừ này trong một trường hợp đặc
biệt.
ĐIỀU 179. Quyền miễn trừ khám xét và miễn mọi hình thức sai áp
khác
Những của cải và tài sản của Cơ quan quyền lực, dù chúng nằm ở đâu và
người giữ chúng là ai, đều được miễn khám xét, trưng thu, tịch thu, tước
đoạt và mọi hình thức sai áp khác theo một biện pháp của cơ quan hành
pháp hay lập pháp.
ĐIỀU 180. Quyền miễn trừ mọi sự kiểm soát, hạn chế, quy định hay
lệnh tạm hoãn nợ
Tài sản và của cải của Cơ quan quyền lực được miễn mọi sự kiểm soát, hạn
chế, quy định hay lệnh tạm hoãn nợ nào.
ĐIỀU 181. Hồ sơ và các thông tin chính thức của Cơ quan quyền lực
1. Hồ sơ của Cơ quan quyền lực dù chúng được cất giữ ở đâu đều bất khả
xâm phạm.
2. Các số liệu thuộc sở hữu công nghiệp, các thông tin thuộc bí mật công
nghiệp của Cơ quan quyền lực và các thông tin tương tự, cũng như các hồ
sơ về nhân sự không được để trong các cơ quan lưu trữ đại chúng.
3. Đối với các thông tin chính thức, mỗi quốc gia thành viên dành cho Cơ
quan đối xử ít nhất cũng thuận tiện như đối với các tổ chức quốc tế khác.
ĐIỀU 182. Các đặc quyền và quyền miễn trừ đối với các nhân viên
hoạt động trong khuôn khổ của Cơ quan quyền lực
Đại biểu các quốc gia thành viên tham dự các cuộc họp của Đại hội đồng,
của Hội đồng hoặc của các cơ quan của Đại hội đồng hay của Hội đồng,
cũng như Tổng thư ký và nhân viên của Cơ quan quyền lực, được hưởng
trên lãnh thổ của mỗi quốc gia thành viên:
a) Quyền miễn trừ về tài phán và tịch thu tài sản đối với các hành động
của họ trong khi thi hành các chức vụ của mình, trừ phạm vi quốc gia mà
họ đại diện hoặc Cơ quan quyền lực đã từ bỏ rõ ràng quyền miễn trừ này
trong một trường hợp đặc biệt;
b) Các quyền miễn trừ như các quyền đã được quốc gia mà trên lãnh
thổ quốc gia đó họ có mặt, dành cho các đại diện, công chức và nhân cấp
tương đương của các quốc gia thành viên khác về các điều kiện nhập cư,
các thủ tục đăng ký người nước ngoài và các nghĩa vụ phục vụ quốc gia,

cũng như các điều kiện thuận tiện như thế liên quan đến quy định về hối
đoái và về di chuyển, trừ khi họ là công dân của quốc gia hữu quan.
ĐIỀU 183. Miễn thuế hay lệ phí và miễn thuế quan
1. Trong khi thi hành chức năng của mình, Cơ quan quyền lực cùng với của
cải, tài sản và thu nhập của mình, cũng như những hoạt động và giao dịch
được Công ước này cho phép, đều được miễn mọi thứ thuế trực thu và các
tài sản mà Cơ quan quyền lực nhập khẩu hay xuất khẩu để sử dụng trong
công vụ đều được miễn mọi thứ thuế quan. Cơ quan quyền lực không thể
yêu cầu miễn bất cứ khoản tiền phải trả nào cho các dịch vụ mà họ được
hưởng.
2. Đối với những việc mua của cải hay trả tiền dịch vụ của Cơ quan quyền
lực hay nhân danh Cơ quan quyền lực có một giá trị lớn, cần thiết cho việc
thực hiện chức năng của Cơ quan quyền lực và nếu giá các loại tài sản đó
hay giá dịch vụ đó bao gồm cả thuế, lệ phí hay thuế quan, thì các quốc gia
thành viên sẽ cố gắng hết sức thi hành những biện pháp thích hợp để miễn
hay hoàn lại các khoản thuế, lệ phí hay thuế quan. Các của cải nhập khẩu
hay mua theo chế độ miễn trừ được quy định ở điều này không được bán,
chuyển nhượng bằng cách nào khác trên lãnh thổ của quốc gia thành viên
đã cho phép miễn thuế, trừ khi việc đó được tiến hành theo các điều kiện đã
thỏa thuận với quốc gia thành viên này.
3. Các quốc gia thành viên không được thu một loại thuế trực thu hay
gián thu nào đánh vào tiền lương, tiền thù lao hay vào các khoản tiền khác
mà Cơ quan quyền lực trả cho Tổng thư ký và cho các nhân viên của mình,
cũng như cho các chuyên gia thực hiện những nhiệm vụ do Cơ quan quyền
lực giao, trừ khi họ là công dân của các nước đó.
TIỂU MỤC H
ĐÌNH CHỈ VIỆC HƯỞNG CÁC QUYỀN VÀ ĐẶC QUYỀN CỦA
CÁC THÀNH VIÊN
ĐIỀU 184. Đình chỉ quyền bỏ phiếu
Trong việc thanh toán các khoản đóng góp của mình cho Cơ quan quyền
lực, một quốc gia thành viên nộp chậm, thì không được tham gia vào các
cuộc bỏ phiếu, nếu tổng số tiền còn thiếu bằng hoặc cao hơn tổng số tiền
phải đóng góp cho 2 năm tròn đã qua. Đại hội đồng có thể cho phép thành

viên này tham gia bỏ phiếu, nếu Đại hội đồng xét thấy việc thiếu sót này là
do những hoàn cảnh nằm ngoài ý muốn của họ.
ĐIỀU 185. Đình chỉ việc hưởng các quyền và đặc quyền vốn có của các
thành viên
1. Một quốc gia vi phạm phần này một cách nghiêm trọng và kéo dài thì có
thể bị Đại hội đồng, theo kiến nghị của Hội đồng đình chỉ việc hưởng các
quyền và đặc quyền vốn có của thành viên.
2. Không một quyết định nào có thể được thi hành theo khoản 1, chừng nào
mà Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển không xác nhận
rằng quốc gia thành viên hữu quan đã vi phạm phần này một cách nghiêm
trọng và kéo dài.
Mục 5
GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP VÀ Ý KIẾN TƯ VẤN
ĐIỀU 186. Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển của
Tòa án quốc tế về luật biển
Mục này, phần XV và Phụ lục VI điều chỉnh quy chế của Viện giải quyết
các tranh chấp liên quan đến đáy biển và các cách thức mà Viện thi hành
thẩm quyền của mình,
ĐIỀU 187. Thẩm quyền của Viện giải quyết các tranh chấp liên quan
đến đáy biển
Theo phần này và các phụ lục có liên quan, Viện giải quyết các tranh chấp
liên quan đến đáy biển có thẩm quyền xét xử những loại tranh chấp về
những hoạt động tiến hành trong Vùng sau đây:
a) Các vụ tranh chấp giữa các quốc gia thành viên liên quan đến việc
giải thích hay áp dụng phần này và các phụ lục có liên quan;
b) Các vụ tranh chấp giữa một quốc gia thành viên và Cơ quan quyền
lực liên quan đến:
i. Các hành động hay thiếu sót của Cơ quan quyền lực hay của một
quốc gia thành viên được viện dẫn là đã vi phạm các quy định của phần này

hay các phụ lục có liên quan hay các quy tắc quy định hay thủ tục đã được
Cơ quan quyền lực thông qua theo đúng các quy định này; hoặc
ii. Các hành động của Cơ quan quyền lực được viện dẫn là đã vượt quá
thẩm quyền của mình hay đã lạm quyền;
c) Các vụ tranh chấp giữa các bên ký kết một hợp đồng, dù các bên này
là các quốc gia thành viên, là Cơ quan quyền lực hay Xí nghiệp, hay các xí
nghiệp của Nhà nước hoặc các tự nhiên nhân hay pháp nhân đã nêu ở Điều
153, khoản 2, điểm b, liên quan đến:
i. Việc giải thích hay thi hành một hợp đồng hay một kế hoạch làm
việc; hoặc
ii. Các hành động hay thiếu sót của một bên ký kết hợp đồng liên quan
đến các hoạt động tiến hành trong Vùng và làm ảnh hưởng đến bên khác
hay trực tiếp gây tổn hại đến các lợi ích chính đáng của các bên khác đó;
d) Các vụ tranh chấp giữa Cơ quan quyền lực và một người yêu cầu
được một quốc gia bảo trợ theo đúng Điều 153, khoản 2, điểm b và đã
thoản mãn các điều kiện được quy định ở Điều 4, khoản 6 và Điều 13,
khoản 2 của Phụ lục III, có liên quan đến việc từ chối ký kết hợp đồng hay
đến một vấn đề pháp lý nảy sinh trong khi thương lượng về hợp đồng;
e) Các vụ tranh chấp giữa Cơ quan quyền lực và một quốc gia thành
viên, một xí nghiệp Nhà nước hoặc một tự nhiên nhân hay pháp nhân do
một quốc gia thành viên bảo trợ theo đúng Điều 153, khoản 2, điểm b, khi
thấy rằng, theo Điều 22 của Phụ lục III, việc tranh chấp này có đụng đến
trách nhiệm của Cơ quan quyền lực;
f) Bất kỳ tranh chấp nào khác mà Công ước đã trù định rõ ràng Viện có
thẩm quyền giải quyết.
ĐIỀU 188. Việc đưa những vụ tranh chấp ra trước một Viện đặc biệt
của Tòa án quốc tế về luật biển hay ra trước một viện ad-hoc (đặc biệt)
của Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển hay ra trước
một trọng tài thương mại bắt buộc
1. Các vụ tranh chấp giữa các quốc gia thành viên đề cập ở Điều 187, điểm
a có thể được đưa ra trước:
a) Một viện đặc biệt của Tòa án quốc tế về luật biển được lập ra theo
đúng các Điều 15 và 17 của Phụ lục VI, theo yêu cầu của các bên tranh
chấp; hay

b) Một viện ad – hoc (đặc biệt) của Viện giải quyết các tranh chấp liên
quan đến đáy biển được lập ra theo đúng Điều 36 của Phụ lục VI, theo yêu
cầu của bất kỳ bên tranh chấp nào.
2. a) Các vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng một hợp
đồng nêu ở Điều 187, điểm c điểm nhỏ i theo yêu cầu của bất kỳ bên tranh
chấp nào, được đưa ra trước trọng tài thương mại bắt buộc, trừ khi các bên
tranh chấp có thỏa thuận khác, Tòa trọng tài thương mại xét xử một vụ
tranh chấp như thế không có thẩm quyền phán xét về một điểm giải thích
Công ước. Nếu vụ tranh chấp bao hàm một điểm giải thích Phần XI và các
phụ lục có liên quan, về các hoạt động tiến hành trong Vùng thì điểm này
phải được chuyển lên cho Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy
biển quyết định.
b) Lúc khởi tố hay trong quá trình tiến hành một thủ tục trọng tài như
vậy, nếu như Tòa trọng tài thương mại, theo yêu cầu của một trong những
bên tranh chấp hoặc tự ý mình, thấy rằng quyết định của mình phụ thuộc
vào một quyết định của Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy
biển, thì Tòa trọng tài này phải chuyển đổi quan điểm này lên cho Viện nói
trên quyết định. Sau đó, Tòa trọng tài sẽ ra phán quyết theo đúng quyết định
của Viện;
c) Nếu trong hợp đồng thiếu một điều quy định về thủ tục trọng tài có
thể áp dụng cho vụ tranh chấp, thì công việc trọng tài được thực hiện theo
quy chế trọng tài của CNUDCI hay theo bất kỳ quy chế trngj tài nào khác
có thể được trù định trong các quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ quan
quyền lực, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.
Về Đầu Trang Go down
 
CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 5
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 6
» CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 7
» CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 8
» CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 9
» CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 10

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Ngưng tất cả các hoạt động trên Forum :: ..::..Ban Quản Trị Diễn Đàn..::.. :: Tin tức-
Chuyển đến