Ngưng tất cả các hoạt động trên Forum
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Ngưng tất cả các hoạt động trên Forum


 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 11

Go down 
Tác giảThông điệp
boarding
Trung học
boarding


Tổng số bài gửi : 133
Join date : 13/05/2011
Age : 39
Đến từ : Sơn Động - Bắc Giang

CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 11   CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 11 I_icon_minitimeMon Jun 27, 2011 10:36 am

CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 11
MỤC 2
BẮT BUỘC THEO THỦ TỤC HOÀ GIẢI THEO ĐÚNG
MỤC 3 CỦA PHẦN XV
ĐIỀU 11. Việc khởi đầu thủ tục
1. Theo đúng mục 3 của phần XV, bất kỳ bên nào trong một vụ tranh chấp
có thể đưa ra hoà giải theo thủ tục đã trù định ở mục này, có thể bắt đầu thủ

tục bằng một bản thông báo gửi cho bên kia hay các bên kia trong vụ tranh
chấp.
2. Bất kỳ bên nào trong vụ tranh chấp, khi đã nhận được thông báo đã được
trù định ở khoản 1, thì bắt buộc phải chấp nhận thủ tục hoà giải.
ĐIỀU 12. Không có trả lời hay từ chối chấp hành thủ tục
Việc một hay nhiều bên tham gia vào vụ tranh chấp không trả lời thông báo
mở đầu một thủ tục hoà giải hay không chấp nhận một thủ tục như thế,
không phải là một trở ngại cho thủ tục.
ĐIỀU 13. Thẩm quyền
Trong trường hợp có tranh cãi về điểm, liệu một uỷ ban hoà giải được lập
nên theo mục này có thẩm quyền không, thì uỷ ban này quyết định.
ĐIỀU 14. Áp dụng mục 1
Các Điều 2 đến 10 của mục 1 của Phụ lục này được áp dụng với điều kiện
tuân thủ các quy định của mục này.

PHỤ LỤC VI
QUY CHẾ CỦA TOÀ ÁN QUỐC TẾ VỀ LUẬT BIỂN
ĐIỀU 1. Các quy định chung
1. Toà án quốc tế về luật biển được thành lập và hoạt động theo đúng các
quy định của Công ước và quy chế này.
2. Toà án đặt trụ sở tại thành phố tự do và buôn bán Hăm-buốc thuộc nước
Cộng hoà liên bang Đức.
3. Tuy nhiên, toà án có thể đặt trụ sở và thi hành các chức năng ở nơi khác,
nếu xét thấy tiện lợi hơn.
4. Việc đưa một vụ tranh chấp ra toà phải do các phần XI và XV điều
chỉnh.
MỤC 1
TỔ CHỨC CỦA TOÀ ÁN
ĐIỀU 2. Thành phần
1. Toà án là một tập thể gồm 21 thành viên độc lập, được tuyển chọn trong
số các nhân vật nổi tiếng nhất về công bằng và liêm khiết, có năng lực rõ
ràng trong lĩnh vực luật biển.
2. Thành phần của Toà án phải đảm bảo có sự đại điện của các hệ thống
pháp luật chủ yếu của thế giới và một sự phân chia công bằng về mặt địa lý.
ĐIỀU 3. Các thành viên của Toà án
1. Toà án không thể có quá một công dân của cùng quốc gia. Về phương
diện này, một nhân vật có thể bị coi là công dân của quá một quốc gia sẽ
được coi như là công dân của quốc gia mà nhân vật đó thường thi hành các
quyền dân sự và chính trị của mình.
2. Mỗi nhóm theo địa lý do Đại hội đồng Liên hợp quốc xác định phải có ít
nhất là 3 thành viên ở trong Toà án.

ĐIỀU 4. Các việc ứng cử và bầu cứ
1. Mỗi quốc gia thành viên có thể chỉ định nhiều nhất là hai người có đủ các
điều kiện được trù định ở Điều 2 của Phụ lục này. Các thành viên của Toà
án được tuyển lựa trên bản danh sách những người đã được chỉ định như
thế.
2. Ít nhất là ba tháng trước ngày bầu cử Tổng thư ký Liên hợp quốc, nếu là
cuộc bầu cử đầu tiên, hay thư ký của Toà án, nếu là cuộc bầu cử sau, gửi
giấy mời các quốc gia thành viên, trong một thời hạn là hai tháng, thông
báo danh sách các ứng cử viên của họ. Tổng thư ký hay thư ký của Toà án
lập ra một bản danh sách theo thứ tự a, b c tất cả những ứng cử viên được
chỉ định như vậy, có ghi rõ các quốc gia thành viên chỉ định họ, và thông
bao danh sách này cho các quốc gia thành viên trước ngày thứ bảy của
tháng cuối cùng trước ngày bầu cử.
3. Cuộc bầu cử đầu tiên diễn ra chậm nhất là sáu tháng sau ngày Công ước
có hiệu lực.
4. Các thành viên của Toà án được bầu bằng cách bỏ phiếu kín. Các cuộc
bầu cử được tiến hành trong một hội nghị các quốc gia thành viên do Tổng
thư ký Liên hợp quốc triệu tập đối với trường hợp bầu cử đầu tiên, và theo
thủ tục do các quốc gia thành viên quy định trong trường hợp các cuộc bầu
cử tiếp sau. Ở mỗi hội nghị này, số đại biểu cần thiết (quorum) của hội nghị
gồm hai phần ba số quốc gia thành viên. Các thành viên của Toà án được
bầu là những ứng cử viên đạt được số phiếu bầu cao nhất và phải được hai
phần ba số quốc gia thành viên có mặt và bỏ phiếu, đương nhiên là đa số
này phải gồm đa số các quốc gia thành viên.
ĐIỀU 5. Nhiệm kỳ
1. Các thành viên của Toà án được bầu với nhiệm kỳ là chín năm và có thể
được tái cử; tuy nhiên, đối với các thành viên được bầu ở cuộc bầu cử đầu
tiên, bảy người sẽ mãn nhiện kỳ sau ba năm và bảy người khác sẽ mãn
nhiệm kỳ sau sáu năm.
2. Các thành viên của Toà án mãn nhiệm kỳ theo các thời hạn ban đầu là ba
năm và sáu năm nói ở trên sẽ được chỉ định qua rút thăm do Tổng thư ký
Liên hợp quốc thực hiện ngay sau cuộc bầu cử đầu tiên.
3. Các thành viên của Toà án giữ chức vụ cho tới khi có người thay thế.
Mỗi khi bị thay thế, họ tiếp tục xét xử các vụ mà họ đang xét trước đó.

4. Nếu một số thành viên của Toà án từ chức, đơn xin từ chức được gửi lên
cho Chánh án Toà án. Ghế của thành viên trở nên bị trống vào thời gian
nhận được đơn xin từ chức.
ĐIỀU 6. Các ghế bị trống
1. Các ghế bị trống phải được bổ sung theo phương pháp đã dùng cho cuộc
bầu cử đầu tiên, với điều kiện phải theo quy định sau đây: thư ký của Toà
án tiến hành trong tháng tiếp theo ngày có ghế bị trống việc mời theo quy
định của Điều 4 của Phụ lục này và Chánh án Toà án quy định thời gian
bầu cử sau khi tham khảo ý kiến của các quốc gia thành viên.
2. Thành viên của Toà án được bầu thay cho một thành viên chưa hết nhiệm
kỳ hoàn thành nốt nhiệm vụ của người mình thay thế.
ĐIỀU 7. Sự không thể kiêm nhiệm
1. Một thành viên của Toà án không thể đảm nhiệm bất kỳ một chức vụ
chính trị hay hành chính nào, cũng như không được chủ động tham gia hay
có liên quan về tài chính trong một hoạt động nào của một xí nghiệp đang
tiến hành thăm dò hoặc khai thác các tài nguyên ở biển hay ở dưới đáy biển
hoặc một việc sử dụng biển hay đáy biển vào mục đích thương mại khác.
2. Một thành viên của Toà án không được làm những nhiệm vụ đại diện, cố
vấn hay luật sư trong bất cứ vụ kiện nào.
3. Trong trường hợp có nghi vấn về các điểm này, Toà án quyết định theo
đa số các thành viên khác có mặt.
ĐIỀU 8. Các điều kiện liên quan đến việc tham gia của các thành viên
vào việc giải quyết một vụ kiện nhất định
1. Một thành viên của Toà án không thể tham gia vào việc giải quyết một
vụ kiện nào mà trước đây ông ta đã tham dự với tư cách đại diện, cố vấn
hay luật sư của một trong các bên, hay với tư cách thành viên của một Toà
án quốc gia hay quốc tế hay với bất cứ danh nghĩa nào khác.
2. Nếu vì một lý do đặc biệt, một thành viên của Toà án thấy không nên dự
vào việc giải quyết một vụ kiện nhất định, thì ông ta báo cho Chánh án.
3. Nếu Chánh án thấy một thành viên của Toà án, vì một lý do đặc biệt,
không được ngồi xử trong một vụ kiện nhất định, thì báo cho thành viên đó.

4. Trong trường hợp có nghi vấn về các điểm này, Toà án quyết định theo
đa số các thành viên khác có mặt.
ĐIỀU 9. Hậu quả do một thành viên của Toà án không đáp ứng các
điều kiện cần thiết
Nếu theo ý kiến nhất trí của các thành viên khác, một thành viên của Toà án
đã không đáp ứng các điều kiện cần thiết, thì Chánh án Toà án tuyên bố ghế
của thành viên này trống.
ĐIỀU 10. Các đặc quyền và quyền miễn trừ
Trong khi thi hành các chức trách của mình, các thành viên của Toà án
được hưởng các đặc quyền và các quyền miễn trừ ngoại giao.
ĐIỀU 11. Cam kết long trọng
Trước khi đảm nhận chức trách, bất kỳ thành viên nào của Toà án cũng cần
công khai cam kết long trọng thi hành các quyền hạn của mình hoàn toàn
vô tư và hết sức trung thực.
ĐIỀU 12. Chánh án, phó chánh án và thư ký toà án
1. Toà án bầu ra Chánh án và phó chánh án với nhiệm kỳ 3 năm, các vị này
có thể được bầu lại.
2. Toà án bổ nhiệm thư ký của Toà án và có thể bổ nhiệm những viên chức
khác như thế, nếu thấy cần thiết.
3. Chánh án và thư ký của Toà án làm việc tại trụ sở của Toà án.
ĐIỀU 13. Số đại biểu cần thiết (quorum)
1. Tất cả các thành viên có mặt của Toà án ngồi xử án, phải đủ 11 thành
viên được bầu mới được lập Toà án.
2. Toà án quyết định những thành viên nào có thể được sử dụng để xét một
vụ tranh chấp nhất định nào đó, có tính đến Điều 17 của Phụ lục này và sự
cần thiết bảo đảm hoạt động tốt của các Viện nói ở các Điều 14 và 15 của
Phụ lục này.
3. Toà án quyết định về tất cả các tranh chấp và về tất cả các đơn đã trình
lên mình, trừ khi Điều 14 của Phụ lục này được áp dụng hoặc trừ khi các
bên yêu cầu áp dụng Điều 15 của cùng Phụ lục này.

ĐIỀU 14. Viện giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến đáy biển
Một Viện giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến đáy biển được thành
lập theo đúng Mục 4 của Phụ lục này. Thẩm quyền, các quyền hạn và các
chức năng của Viện được xác định trong Mục 5 của Phần XI.
ĐIỀU 15. Các viện đặc biệt
1. Nếu thấy cần thiết, Toà án có thể lập ra các viện, gồm ít nhất là ba thành
viên được bầu để xét xử các loại vụ kiện nhất định.
2. Toà án lập ra một viện để xét xử một vụ tranh chấp nhất định được đệ
trình lên Toà, nếu các bên yêu cầu. Thành phần của viện này được Toà án
quy định với sự thoả thuận của các bên.
3. Nhằm giải quyết nhanh các vụ kiện, mỗi năm Toà án lập ra một viện
gồm năm thành viên được bầu để xét xử theo thủ tục rút gọn. Ngoài ra có
thêm hai thành viên được chỉ định để thay thế những thành viên không có
khả năng tham dự vào một vụ kiện nhất định.
4. Các Viện được trù định ở điều này tiến hành xét xử, nếu các bên có
quyền yêu cầu.
5. Bất kỳ phán quyết nào của một trong số các viện đã được trù định ở điều
này và Điều 14 của Phụ lục này đều được coi như phán quyết của Toà án.
ĐIỀU 16. Quy chế của Toà án
Toà án xác định qua một quy chế, cách thức thi hành các chức năng của
mình. Đặc biệt là Toà án quy định thủ tục của mình.
ĐIỀU 17. Các thành viên có quốc tịch của các bên
1. Thành viên có quốc tịch của một bên nào đó trong số các bên của một vụ
tranh chấp có quyền ngồi xử.
2. Khi xét xử một vụ tranh chấp, nếu Toà án có một thành viên thuộc quốc
tịch của một trong các bên, thì bất kỳ bên nào khác trong vụ tranh chấp có
thể chỉ định một người theo sự lựa chọn của mình để tham gia xét xử với tư
cách thành viên của Toà án.
3. Khi xét xử một vụ tranh chấp, nếu Toà án không có một thành viên nào
thuộc quốc tịch của các bên, thì mỗi bên trong các bên này có thể chỉ định

một người theo sự lựa chọn của mình để tham gia xét xử với tư cách thành
viên của Toà án.
4. Điều này được áp dụng cho các viện nói trong các Điều 14 và 15 của Phụ
lục này. Trong trường hợp như vậy, Chánh án Toà án sau khi trao đổi với
các bên, yêu cầu một số thành viên đúng số lượng cần thiết nhường chỗ cho
các thành viên của Toà án thuộc quốc tịch của các bên hữu quan và nếu
không có hoặc trong trong trường hợp trở ngại, thì nhường chỗ cho các
thành viên được các bên này chỉ định một cách đặc biệt.
5. Khi nhiều bên cùng đứng về một phía trong việc áp dụng các điều quy
định nói trên, họ chỉ được coi như một bên. Trong trường hợp nghi vấn,
Toà án sẽ quyết định.
6. Các thành viên được chỉ định theo đúng các khoản 2, 3 và 4 cần phải đáp
ứng những điều kiện trong các Điều 2, 8 và 11 của Phụ lục này. Họ tham
gia vào việc quyết định trong những điều kiện hoàn toàn bình đẳng với
đồng nghiệp của họ.
ĐIỀU 18. Thù lao
1. Mỗi thành viên của Toà án nhận một khoản tiền lương hàng năm, cũng
như một khoản trợ cấp đặc biệt cho mỗi ngày mà họ làm nhiệm vụ của
mình, miễn là tổng số tiền trợ cấp đặc biệt mỗi năm không được vượt quá
tổng số tiền lương hàng năm.
2. Chánh án được một khoản trợ cấp đặc biệt hàng năm.
3. Phó chánh án nhận một khoản trợ cấp đặc biệt cho mỗi ngày mà ông ta
làm nhiệm vụ của chánh án.
4. Các thành viên được chỉ định theo Điều 17 của Phụ lục này, ngoài các
thành viên được bầu của Toà án, được phụ cấp cho mỗi ngày mà họ thi
hành các chức trách của họ.
5. Các khoản tiền lương, trợ cấp và phụ cấp này được quy định lại theo
từng thời gian, trong các cuộc họp của các quốc gia thành viên, có tính đến
khối lượng công việc của Toà án. Các khoản này không thể bị giảm bớt
trong suốt thời gian thi hành chức vụ.
6. Lương của thư ký Toà án được quy định trong các cuộc họp của các quốc
gia thành viên dựa trên đề nghị của Toà án.

7. Các quy định được thông qua trong các cuộc hội nghị của các quốc gia
thành viên ấn định các điều kiện, trong đó các khoản tiền hưu được trợ cấp
cho các thành viên của Toà án và cho thư ký Toà án cũng như các điều kiện
thanh toán các chi phí đi lại của họ.
8. Lương, trợ cấp và phụ cấp được miễn mọi thứ thuế.
ĐIỀU 19. Các kinh phí của Toà án
1. Các kinh phí của Toà án do các quốc gia thành viên và Cơ quan quyền
lực đảm nhận trong các điều kiện và theo cách thức được quyết định trong
các cuộc hội nghị của các quốc gia thành viên.
2. Khi một thực thể không phải là một quốc gia thành viên hay Cơ quan
quyền lực, là một bên trong một vụ tranh chấp đưa ra Toà án xét xử, thì Toà
án quyết định phần đóng góp của bên này vào các kinh phí của Toà án.
MỤC 2
THẨM QUYỀN CỦA TOÀ ÁN
ĐIỀU 20. Quyền được đưa vấn đề ra Toà án
1. Toà án được để ngỏ cho các quốc gia thành viên.
2. Toà án được để ngỏ cho các thực thể không phải là các quốc gia thành
viên trong tất cả các trường hợp đã được quy định rõ trong phần XI hay cho
mọi tranh chấp được đưa ra theo mọi thoả thuận khác, giao cho Toà án một
thoả quyền được tất cả các bên trong vụ tranh chấp thoả thuận.
ĐIỀU 21. Thẩm quyền
Toà án có thẩm quyền đối với tất cả các vụ tranh chấp và tất cả các yêu cầu
được đưa ra Toà theo đúng Công ước, và đối với tất cả các trường hợp được
trù định rõ trong mọi thoả thuận khác, giao thẩm quyền cho Toà án.
ĐIỀU 22. Việc đưa ra Toà án các vụ tranh chấp liên quan đến các thoả
thuận khác
Nếu được sự thoả thuận của tất cả các bên trong một hiệp ước hay một
Công ước đã có hiệu lực có quan hệ đến một vấn đề do Công ước đề cập,
thì bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc giải thích hay áp dụng hiệp ước

hoặc Công ước đó có thể được đưa ra Toà án theo đúng như điều đã thoả
thuận.
ĐIỀU 23. Luật áp dụng
Toà án phán quyết về mọi tranh chấp và về mọi đơn từ theo đúng Điều 293.
MỤC 3
THỦ TỤC
ĐIỀU 24. Việc khởi tố
1. Tuỳ theo trường hợp, các vụ tranh chấp có thể được đưa ra Toà án hoặc
thông qua về một thoả hiệp dựa vào trọng tài hoặc qua đơn thỉnh cầu gửi
cho thư ký Toà án. Trong cả hai trường hợp, nội dung của vụ tranh chấp và
các bên cần được ghi rõ.
2. Thư ký Toà án thông báo ngay thoả hiệp dựa vào trọng tài hay đơn thỉnh
cầu cho các bên hữu quan.
3. Thư ký Toà án cũng thông báo về thoả thiệp dựa vào trọng tài hay đơn
thỉnh cầu nói trên cho các quốc gia thành viên.
ĐIỀU 25. Biện pháp đảm bảo
1. Theo đúng Điều 290, Toà án và Viện giải quyết các tranh chấp liên quan
đến đáy biển có quyền quyết định các biện pháp bảo đảm.
2. Nếu Toà án không mở phiên xử, hoặc nếu số uỷ viên có mặt thấp hơn số
thẩm phán cần thiếu thì các biện pháp bảo đảm sẽ do Viện thủ tục rút gọn
được lập ra theo đúng Điều 15, khoản 3 của Phụ lục này quyết định. Mặc
dù có Điều 15, khoản 4 của chính Phụ lục này, các biện pháp bảo đảm này
có thể được quy định theo yêu cầu của bất kỳ bên nào trong vụ tranh chấp.
Các biện pháp này phải phục tùng sự đánh giá và xem xét lại của Toà án.
ĐIỀU 26. Phiên toà
1. Các phiên toà phải do chính Chánh án Toà án chủ tọa, hay nếu Chánh án
bận, thì do phó chánh án chủ toạ; trong trường hợp cả hai người bận, thì
phiên toà do thẩm phán lâu năm nhất trong số các thẩm phán của Toà có
mặt chủ toạ.

2. Phiên toà phải mở công khai, trừ khi Toà án có quyết định khác, hoặc trừ
khi các bên yêu cầu xử kín.
ĐIỀU 27. Điều hành vụ kiện
Toà án ra các quyết định về việc điều hành vụ kiện và xác định các hình
thức và thời hạn mà trong đó mỗi bên cuối cùng phải trình bày các chứng
cứ của mình; Toà án thi hành mọi biện pháp cần thiết cho việc quản lý các
chứng cứ.
ĐIỀU 28. Vắng mặt
Khi một trong các bên không ra Toà án hay không trình bày các lý lẽ của
mình, thì bên kia có thể yêu cầu Toà án tiếp tục trình tự tố tụng và ra quyết
định. Việc một bên vắng mặt hay việc một bên không trình bày các lý lẽ
của mình không cản trở trình tự tố tụng. Trước khi ra quyết định, Toà án
phải biết chắc chắn rằng không những Toà án có thẩm quyền xét xử, vụ
tranh chấp mà còn bảo đảm rằng đơn kiện có cơ sở về mặt thực tế và pháp
lý.
ĐIỀU 29. Đa số cần thiết để ra quyết định
1. Toà án ra các quyết định theo đa số các thành viên có mặt.
2. Trong trường hợp số phiếu ngang nhau, phiếu của Chánh án hay của
người thay thế Chánh án là lá phiếu quyết định.
ĐIỀU 30. Bản án
1. Bản án phải nêu rõ căn cứ
2. Cần ghi tên các thành viên của Toà án đã tham gia vào bản án.
3. Nếu bản án không thể hiện hoàn toàn hay từng phần ý kiến nhất trí của
các thành viên Toà án, thì bất kỳ thành viên nào cũng có thể đính theo bản
trình bày ý kiến riêng hay bất đồng của mình.
4. Bản án phải được Chánh án và thư ký Toà án ký. Bản án được đọc trong
một phiên công khai, các bên tham gia tranh chấp phải được báo trước.
ĐIỀU 31. Việc yêu cầu được tham gia

1. Trong một vụ tranh chấp, khi một quốc gia thành viên cho rằng một
quyền lợi có tính chất pháp lý của mình bị đụng chạm, thì có thể gửi lên
cho Toà án một đơn thỉnh cầu để yêu cầu xin tham gia.
2. Toà án phát biểu ý kiến về đơn thỉnh cầu này.
3. Nếu Toà án chấp nhận đơn thỉnh cầu, thì quyết định liên quan đến vụ
tranh chấp có tính chất bắt buộc đối với quốc gia xin tham gia trong phạm
vi mà quyết định này có quan hệ đến các điểm là nội dung của việc tham
gia.
ĐIỀU 32. Quyền can thiệp và những vấn đề giải thích hay áp dụng
1. Khi một vấn đề về giải thích hay áp dụng Công ước được đặt ra, thư ký
Toà án lập tức thông báo cho tất cả các quốc gia thành viên.
2. Trong khuôn khổ của các Điều 21 và 22 của Phụ lục này, khi việc giải
thích hay áp dụng một điều ước quốc tế được đặt ra, thư ký Toà án thông
báo điều đó cho tất cả các bên tham gia vào điều ước đó.
3. Mỗi bên nói ở các khoản 1 và 2 có quyền tham dự vào vụ kiện, và nếu
bên đó thi hành quyền hạn này, thì nội dung giải thích trong bản án cũng có
tính chất bắt buộc đối với bên đó.
ĐIỀU 33. Tính chất quyết định về hiệu lực bắt buộc của các phán quyết
1. Phán quyết của Toà án có tính chất tối hậu và tất cả các bên trong vụ
tranh chấp đều phải tuân theo.
2. Phán quyết của Toà án chỉ có tính chất bắt buộc đối với các bên tranh
chấp và đối với trường hợp đã được quyết định.
3.Trong trường hợp có sự tranh cãi về ý nghĩa và phạm vi của phán quyết,
thì Toà án có trách nhiệm giải thích theo yêu cầu của bất kỳ bên nào.
ĐIỀU 34. Án phí
Nếu Toà án không có quyết định khác, thì mỗi bên phải đảm nhận phần án
phí của mình.
MỤC 4

VIỆN GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN ĐÁY
BIỂN
ĐIỀU 35. Thành phần
1. Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển nói trong Điều 14
của Phụ lục này gồm có 11 thành viên do Toà án lựa chọn trong các thành
viên đã được bầu của Toà án, theo đa số các thành viên đó.
2. Trong việc lựa chọn các thành viên của Viện, sự đại diện cho các hệ
thống pháp luật chủ yếu của thế giới và việc phân chia công bằng về địa lý
phải được bảo đảm. Đại hội đồng của Cơ quan quyền lực có thể định ra các
quyết nghị có tính chất chung về sự đại diện và phân bố nói trên.
3. Các thành viên của Viện được lựa chọn ba năm một lần và chỉ có thể
được lựa chọn thêm một nhiệm kỳ.
4. Viện bầu ra chủ tịch trong số các thành viên của mình. Chỉ tịch đảm nhận
chức trách trong nhiệm kỳ của Viện.
5. Nếu các vụ kiện đang giải quyết chưa xong vào cuối nhiệm kỳ ba năm
của Viện, thì viện phải hoàn thành việc xét xử với thành phần ban đầu của
mình.
6. Khi một ghế của Viện bị trống, Toà án chọn trong số các thành viên đã
được bầu của mình một người kế tục để hoàn thành nhiệm kỳ của người
tiền nhiệm của người ấy.
7. Để lập ra Viện, phải có một số lượng cần thết là bảy người do Toà án lựa
chọn trong các thành viên của mình.
ĐIỀU 36. Các viện ad-hoc (đặc biệt)
1. Viện giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến đáy biển lập ra một viện
ad-hoc (đặc biệt), gồm có ba thành viên trong số thành viên của mình, để
xét xử một vụ tranh chấp nhất định mà viện có trách nhiệm theo đúng Điều
188, khoản 1, điểm b. Thành phần của Viện này do Viện giải quyết các vụ
tranh chấp liên quan đến đáy biển quyết định, với sự đồng ý của các bên
hữu quan.
2. Nếu các bên không thoả thuận về thành phần của viện ad-hoc (đặc biệt)
đã nêu ở khoản 1, thì mỗi bên trong vụ tranh chấp, chỉ định một thành viên
và thành viên thứ 3 được chỉ định qua thoả thuận, hoặc nếu một bên không
chỉ định thành viên, thì Chủ tịch của Viện giải quyết các vụ tranh chấp liên

quan đến đáy biển phải tiến hành ngay việc chỉ định thành viên này hoặc
các thành viên này, lựa chọn trong số các thành viên của Viện, sau khi đã
tham khảo ý kiến của các bên.
3. Các thành viên của viện ad-hoc (đặc biệt) không được làm việc cho một
bên tranh chấp nào, cũng không được là công dân của một quốc gia nào
trong số các quốc gia tranh chấp.
ĐIỀU 37. Quyền đưa vấn đề ra Viện
Viện để ngỏ cho các quốc gia thành viên, cho Cơ quan quyền lực và các
thực thể hay cá nhân nói ở Mục 5 của phần XI.
ĐIỀU 38. Luật áp dụng
Ngoài các quy định của Điều 293, Viện áp dụng:
a) Các quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ quan quyền lực đã được
thông qua theo đúng Công ước; và
b) Các điều khoản của bất kỳ hợp đồng nào liên quan đến các hoạt
động tiến hành trong vùng, về tất cả các vấn đề liên quan đến hợp đồng nói
trên.
ĐIỀU 39. Việc thi hành các quyết định của Viện
Các quyết định của Viện có hiệu lực ở trên lãnh thổ của các quốc gia thành
viên như các quyết định hay lệnh của cơ quan pháp luật cao nhất của quốc
gia thành viên trên lãnh thổ mà ở đó phải thi hành các quyết định nói trên.
ĐIỀU 40. Việc áp dụng các mục khác của Phụ lục này
1. Các quy định của các mục khác trong Phụ lục này không mâu thuẫn với
mục này được áp dụng cho Viện.
2. Trong việc thi hành các quyền hạn về tư vấn của mình. Viện dựa theo các
quy định của Phụ lục này liên quan đến thủ tục tiến hành trước Toà án,
trong phạm vi mà Viện thấy rằng các quy định này có thể áp dụng được.
MỤC 5
CÁC ĐIỀU SỬA ĐỔI
ĐIỀU 41. Các điều sửa đổi

1. Các điều sửa đổi đối với Phụ lục này, ngoài các điều sửa đổi liên quan
đến Mục 4, chỉ có thể được thông qua theo đúng Điều 313 hoặc bằng
consensus (thoả thuận) tại một hội nghị được triệu tập theo đúng Công ước.
2. Các điều sửa đổi đối với Mục 4 chỉ có thể được thông qua theo đúng
Điều 314.
3. Toà án có thể qua trao đổi bằng văn bản đưa ra cho các quốc gia thành
viên xét các đề nghị sửa đổi đối với Phụ lục này mà Toà án thấy cần thiết
theo đúng khoản 1 và 2.

PHỤ LỤC VII
TRỌNG TÀI
ĐIỀU 1. Việc khởi tố
Với điều kiện phải tuân thủ Phần XV, bất kỳ bên nào trong một vụ tranh
chấp đều có thể đưa vụ tranh chấp ra giải quyết bằng thủ tục trọng tài đã trù
định trong Phụ lục này bằng một thông báo viết gửi tới bên kia hoặc hoặc
các bên kia trong vụ tranh chấp. Thông báo có kèm theo bản trình bày các
yêu sách và các lý do làm căn cứ cho các yêu sách đó.
ĐIỀU 2. Danh sách các trọng tài
1. Tổng thư ký Liên hợp quốc lập ra và giữ một bản danh sách các trọng tài.
Mỗi quốc gia thành viên có thể chỉ định bốn trọng tài có kinh nghiệm về
những vấn đề biển và nổi tiếng nhất về sự công bằng, về năng lực và liêm
khiết. Tên của những người được chỉ định như vậy được ghi rõ trên một
bản danh sách.
2. Vào một thời điểm nào đó, nếu số lượng trọng tài được một quốc gia
thành viên chỉ định và có trong bản danh sách dưới bốn người thì quốc gia
này có quyền tiến hành việc chỉ định bổ sung mà mình có quyền.
3. Tên của một trọng tài được ghi ở trên bản danh sách cho đến khi quốc
gia thành viên đã chỉ định người trọng tài này rút người đó khỏi danh sách;
dĩ nhiên, người trọng tài này phải tiếp tục làm nhiệm vụ trong mọi Toà
trọng tài mà họ được cử cho đến khi thủ tục tiến hành trước toà này kết
thúc.
ĐIỀU 3. Thành lập Toà trọng tài
Theo thủ tục được trù định trong Phụ lục này, trừ khi các bên liên quan có
thoả thuận khác, Toà trọng tài được lập ra, như sau:
a) Với điều kiện tuân thủ điểm g, Toà trọng tài gồm có năm thành
viên;
b) Bên nguyên cử một thành viên mà mình tuỳ ý lựa chọn ở trên bản
danh sách nói ở Điều 2 của Phụ lục này và người đó có thể là công dân của
mình. Tên của người đó được ghi trong bản thông báo nói trong Điều 1 của
Phụ lục này;
c) Bên bị trong vụ tranh chấp cử trong thời hạn 30 ngày, tính từ khi
nhận được thông báo nói ở Điều 1 của Phụ lục này một thành viên mà mình

tuỳ ý lựa chọn trên bản danh sách, và người đó có thể là công dân của mình.
Nếu họ không cử người trong thời hạn nói trên, thì bên nguyên có thể yêu
cầu tiến hành việc cử thành viên đó theo đúng điểm c trong hai tuần lễ sau
khi hết thời hạn này;
d) Ba thành viên khác được các bên thoả thuận cử ra. Họ được các
bên tuỳ ý chọn trên bản danh sách và là công dân của các quốc gia thứ ba,
trừ khi các bên có thoả thuận khác. Các bên cử Chánh toà của Toà trọng tài
trong số ba thành viên đó. Nêu trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận
được thông báo nói ở Điều 1 của Phụ lục này, các bên hữu quan không thể
thoả thuận về việc chỉ định một hay nhiều thành viên của Toà mà họ phải
cử theo thoả thuận chung hay là về việc cử Chánh toà, thì theo yêu cầu của
bất kỳ bên nào trong vụ tranh chấp, cần tiến hành cử 1 người hay những
người đó theo đúng điểm e Yêu cầu đó phải được đưa lên trong hai tuần sau
khi hết hạn 60 ngày này;
e) Trừ khi các bên hữu quan thoả thuận giao cho một người hoặc cho
một quốc gia thứ ba do họ lựa chọn tiến hành các việc cử người cần thiết
theo điểm c và d, Chánh án của Toà án quốc tế về luật biển cần tiến hành
việc hành. Nếu Chánh án bận hoặc là công dân của một trong các bên trong
vụ tranh chấp, thì việc cử người giao cho thành viên thâm niên nhất của
Toà án quốc tế về luật biển sẵn sàng làm việc này và không phải là công
dân của một trong các bên hữu quan. Việc cử người tiến hành bằng cách lựa
chọn trên bản danh cách nói ở Điều 2 của Phụ lục này trong một thời hạn là
30 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu và có tham kháo ý kiến của các
bên. Các thành viên được cử như thế cần phải thuộc các quốc tịch khác
nhau, không được làm việc cho một bên nào trong vụ tranh chấp; họ không
trú ngụ thường xuyên ở trên lãnh thổ của một trong các bên hữu quan đó và
không phải là công dân của một bên nào;
f) Mọi ghế bị trống đều được cử người thay thế theo các quy định
cho lần bổ nhiệm đầu tiên ;
g) Các bên cùng một phía cùng nhau cử một thành viên của Toà qua
thoả thuận chung. Khi có nhiều bên đối lập nhau hay trong trường hợp
không thống nhất về điểm liệu các bên có đứng vào cùng một phía không,
thì mỗi bên trong số họ cử một thành viên của Toà. Số lượng thành viên của
Toà do các bên cử riêng rẽ bao giờ cũng phải ít hơn một người so với số
lượng các thành viên của Toà được các bên hữu quan cùng cử ;
h) Các điểm a đến f được áp dụng đến hết mức có thể vào các vụ
tranh chấp xảy ra có quá hai bên hữu quan trở lên.
ĐIỀU 4. Các chức năng của Toà trọng tài
Một toà trọng tài được thành lập theo Điều 3 của Phụ lục này thi hành các
chức năng của mình theo đúng Phụ lục này và quy định khác của Công ước.
ĐIỀU 5. Thủ tục

Trừ khi các bên có thoả thuận khác, Toà trọng tài tự quy định thủ tục của
mình bằng cách cho mỗi bên có khả năng bảo vệ các quyền của mình và
trình bày căn cứ của mình.
ĐIỀU 6. Những nghĩa vụ của các bên
Các bên tham gia tranh chấp tạo điều kiện dễ dàng cho Toà trọng tài thực
hiện nhiệm vụ của mình và, đặc biệt là, theo đúng pháp luật của mình và
bằng tất cả các phương tiện thuộc quyền sử dụng của mình, cần phải:
a) Cung cấp cho Toà mọi tài liệu, các điều kiện dễ dàng và các thông
tin thích hợp; và
b) Cho Toà, khi điều đó là cần thiết, có khả năng dẫn ra và nghe
người làm chứng hoặc các chuyên gia và đến tại chỗ.
ĐIỀU 7. Lệ phí
Trừ khi Toà trọng tài có quyết định khác vì có những hoàn cảnh đặc biệt
của vụ việc, lệ phí của Toà, kể ca thù lao cho các thành viên của Toà, phải
do các bên trong vụ tranh chấp chịu ngang nhau.
ĐIỀU 8. Đa số cần thiết phải thông qua các bản án
Các quyết định của Toà trọng tài được thông qua theo đa số các thành viên
của Toà. Sự vắng mặt hoặc bỏ phiếu trắng của dưới một nửa số thành viên
không cản trở Toà ra quyết định. Trong trường hợp số phiếu ngang nhau, lá
phiếu của Chánh toà là lá phiếu quyết định.
ĐIỀU 9. Vắng mặt
Khi một trong số các bên trong vụ tranh chấp không ra Toà hoặc không
trình bày các lý lẽ của mình, thì bên kia có thể yêu cầu Toà tiếp tục trình tự
tố tụng và phán quyết. Việc một bên vắng mặt hay việc một bên không
trình bày các lý lẽ của mình không cản trở cho trình tự tố tụng. Trước khi ra
phán quyết, Toà trọng tài cần phải biết chắc chắn rằng không những Toà có
thẩm quyền xét xử vụ tranh chấp mà còn chắc chắn rằng đơn kiện có cơ sở
về mặt thực tế pháp lý.
ĐIỀU 10. Bản án
Bản án của Toà trọng tài được giới hạn ở nội dung của vụ tranh chấp và
phải nêu căn cứ. Bản án nêu tên của các thành viên của Toà trọng tài đã
tham gia xét xử và thời gian ra bản án. Bất kỳ thành viên nào của Toà cũng
có thể đính thêm vào bản án trình bày ý kiến riêng hoặc bất đồng của mình.

ĐIỀU 11. Tính chất tối hậu của bản án
Bản án có tính chất tối hậu và không được kháng cáo, trừ khi các bên trong
vụ tranh chấp phải tuân theo bản án này.
ĐIỀU 12. Giải thích hoặc thi hành bản án
1. Bất kỳ tranh cãi nào có thể xảy ra giữa các bên trong vụ tranh chấp liên
quan đến việc giải thích hay cách thi hành bản án, đều có thể được bên này
hoặc bên kia đưa ra để Toà trọng tài đã tuyên án quyết định. Vì mục đích
ấy, các ghế bị trống đều được cử người thay theo phương pháp được trù
định cho việc bổ nhiệm ban đầu các thành viên của Toà.
2. Nếu tất cả các bên trong vụ tranh chấp thoả thuận, thì bất kỳ tranh cãi
nào thuộc loại này đều có thể được đệ trình lên một Toà khác theo đúng
Điều 287.
ĐIỀU 13. Áp dụng đối với các thực thể không phải là các quốc gia
thành viên
Phụ lục này được áp dụng mutatis mutandis (với những thay đổi cần thiết
về chi tiết) cho mọi vụ tranh chấp nào liên quan đến các thực thể không
phải là quốc gia thành viên.

PHỤ LỤC VIII
TRỌNG TÀI ĐẶC BIỆT
ĐIỀU 1. Việc khởi tố
Với điều kiện tuân thủ phần XV, mọi bên tham gia vào một vụ tranh chấp
liên quan đến việc giải thích hay áp dụng các điều khoản của Công ước liên
quan đến: 1- Việc đánh bắt hải sản, 2- Việc bảo vệ và gìn giữ môi trường
biển, 3- Việc nghiên cứu khoa học biển, hoặc 4- Hàng hải, kể cả nạn ô
nhiễm do các tàu thuyền hay do nhận chìm, có thể đưa vụ tranh chấp ra giải
quyết theo thủ tục trọng tài đặc biệt được trù định trong Phụ lục này bằng
thông báo viết gửi tới bên kia hoặc các bên kia trong vụ tranh chấp; thông
báo có kèm theo bản trình bày các yêu sách và các căn cứ của các yêu sách
đó.
ĐIỀU 2. Danh sách các chuyên viên
1. Một danh sách chuyên viên được lập ra và được duy trì cho mỗi lĩnh vực
sau đây: 1- Việc đánh bắt hải sản, 2- Việc bảo vệ và gìn giữ môi trường
biển, 3- Việc nghiên cứu khoa học biển, 4- Hàng hải, kể cả nạn ô nhiễm do
tàu thuyền hay do nhận chìm gây ra.
2. Về mặt đánh bắt hải sản, danh sách chuyên viên do Tổ chức lương thực
và nông nghiệp của Liên hợp quốc lập ra và duy trì; về mặt bảo vệ và
phòng giữ môi trường biển, do Chương trình của Liên hợp quốc về môi
trường; về mặt hàng hải, kể cả nạn ô nhiễm do tàu thuyền hay do nhận chìm
gây ra, thì do Tổ chức hàng hải quốc tế hoặc, tuỳ theo mỗi một trường hợp,
do cơ quan phụ trợ thích hợp mà Tổ chức, Chương trình hoặc Uỷ ban nói
trên đã uỷ quyền thực hiện chức năng này.
3. Mỗi quốc gia thành viên có thể chỉ định trong một lĩnh vực đó hai
chuyên viên có năng lực được xác minh và thừa nhận chung về pháp lý,
khoa học hay kỹ thuật trong lĩnh vực nói trên và là những người nổi tiếng
công minh, liêm khiết nhất. Trong mỗi lĩnh vực, bản danh sách có tên
những người được chỉ định đó.
4. Ở vào một thời điểm nào đó, nếu số lượng chuyên viên do một quốc gia
thành viên chỉ định và thể hiện trên một bản danh sách dưới hai người, thì
quốc gia thành viên này có thể tiến hành việc chỉ định bổ sung và họ có
quyền.

5. Tên của một chuyên viên được ghi trên bản danh sách cho đến khi bị bên
đã chỉ định chuyên viên đó rút đi, dĩ nhiên là chuyên viên này phải tiếp tục
thi hành nhiệm vụ của mình trong mọi Toà trọng tài đặc biệt cho đến lúc
thủ tục tố tụng trước Toà này đã kết thúc.
ĐIỀU 3. Cơ cấu của Toà trọng tài đặc biệt
Theo thủ tục được trù định trong Phụ lục này, trừ khi các bên có thoả thuận
khác, Toà trọng tài đặc biệt được cấu thành như sau:
a. Với điều kiện tuân thủ điểm g, Toà trọng tài đặc biệt gồm có năm
thành viên;
b. Bên nguyên cử hai thành viên được lựa chọn tuỳ ý ở bản danh sách
hay các bản danh sách nói ở Điều 2 của Phụ lục này liên quan đến nội dung
của vụ tranh chấp, một trong hai người này có thể là công dân của nước đó.
Tên của các thành viên được cử như vậy, được ghi trong thông báo nói ở
Điều 1 của Phụ lục này;
c. Bên bị trong vụ tranh chấp, trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày
nhận được thông báo nói ở Điều 1 của Phụ lục này, cử hai thành viên do họ
tuỳ ý chọn trên danh sách hay các danh sách liên quan đến nội dung của vụ
tranh chấp, và trong hai người đó, một người có thể là công dân của nước
ấy. Nếu bên bị không cử người trong thời hạn này, thì bên nguyên có thể
trong hai tuần sau khi hết hạn, yêu cầu tiến hành việc cử người theo đúng
điểm e;
d. Các bên thoả thuận cử Chánh toà trọng tài đặc biệt được lựa chọn
tuỳ ý trên danh sách thích hợp và là công dân của một nước thứ ba, trừ khi
các bên có thoả thuận khác. Trong một thời hạn là 30 ngày kể từ ngày nhận
được thông báo nói ở Điều 1 của Phụ lục này, nếu các bên không thể thoả
thuận việc cử Chánh toà, thì việc cử này được tiến hành theo đúng điểm e
theo yêu cầu của bất kỳ bên nào trong vụ tranh chấp. Yêu cầu đó được gửi
đến trong vòng hai tuần sau khi hết thời hạn kể trên;
e. Trừ khi các bên thoả thuận giao phó cho một người hay một quốc
gia thứ ba do họ lựa chọn, tiến hành việc cử người, Tổng thư ký Liên hợp
quốc tiến hành việc cử các uỷ viên cần thiết này trong thời hạn 30 ngày kể
từ khi nhận được yêu cầu theo các điểm c hay d. Việc của người này được
tiến hành bằng cách lựa chọn ở trên bản danh sách hay các bản danh sách
chuyên viên thích hợp nói ở Điều 2 của Phụ lục này, có trao đổi với các bên
tranh chấp và với tổ chức quốc tế thích hợp. Các uỷ viên được cử như vậy
phải thuộc quốc tịch khác nhau, không được làm việc cho một bên nào
trong vụ tranh chấp; họ không được trú ngụ thường xuyên ở trên lãnh thổ
của một trong số các bên trong vụ tranh chấp và không phải là công dân của
một trong các bên này;
f. Mọi ghế bị trống đều được cử người thay theo cách thức được trù
định cho lần cử đầu tiên;

g. Các bên cùng đứng về một phía cũng nhau thoả thuận cử hai thành
viên của Toà. Khi có nhiều bên đối lập nhau, hay trong trường hợp không
thống nhất về điểm liệu các bên có cùng một phía hay không, thì mỗi bên
trong số họ cử một thành viên của Toà;
h. Các điểm a đến f được áp dụng để hết mức có thể đối với các vụ
tranh chấp có quá hai bên hữu quan trở lên.
ĐIỀU 4. Các quy định chung
Các Điều 4 đến 13 của Phụ lục VII được áp dụng mutatis mutadis (với
những sửa đổi cần thiết về chi tiết) vào thủ tục trọng tài đặc biệt nói ở trong
Phụ lục này.
ĐIỀU 5. Việc xác lập các sự kiện
1. Các bên của một vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng
các quy định của Công ước về: 1- Việc đánh bắt hải sản, 2- Việc bảo vệ và
gìn giữ môi trường biển, 3- Hàng hải, kể cả nạn ô nhiễm môi trường do tàu
hay do nhận chìm gây ra, có thể, vào bất cứ lúc nào, thoả thuận yêu cầu một
Toà trọng tài đặc biệt được thành lập theo đúng Điều 3 của Phụ lục này tiến
hành một cuộc điều tra và xác lập các sự kiện từ nguồn gốc của vụ tranh
chấp.
2. Trừ khi các bên có thoả thuận khác, những sự kiện do Toà trọng tài đặc
biệt xác nhận theo khoản 1 được coi là những chứng cứ đã được xác minh
giữa các bên hữu quan.
3. Nếu tất cả các bên trong vụ tranh chấp yêu cầu thì Toà trọng tài đặc biệt
có thể thảo ra các khuyến nghị; những khuyến nghị này không có giá trị
quyết định mà chỉ là cơ sở để các bên tiến hành xem xét lại những vấn đề
làm phát sinh ra tranh chấp.
4. Với điều kiện tuân thủ khoản 2, Toà trọng tài đặc biệt cần tuân thủ Phụ
lục này, trừ khi các bên có thoả thuận khác.

PHỤ LỤC IX
SỰ THAM GIA CỦA CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ
ĐIỀU 1. Việc sử dụng thuật ngữ "tổ chức quốc tế"
Trong Điều 305 và Phụ lục này, thuật ngữ "các tổ chức quốc tế" được hiểu
là một tổ chức liên chính phủ được các quốc gia lập nên, các quốc gia này
trao cho tổ chức đó thẩm quyền về các vấn đề mà Công ước đề cập, kể cả
thẩm quyền ký kết các hiệp ước về vấn đề này.
ĐIỀU 2. Việc ký kết
Một tổ chức quốc tế có thể ký Công ước, nếu đa số các quốc gia hội viên
của tổ chức này là những bên ký kết Công ước, một tổ chức quốc tế ra một
tuyên bố nói rõ các vấn đề thuộc phạm vi Công ước mà các quốc gia hội
viên ký Công ước đã trao thẩm quyền cho tổ chức quốc tế này, cũng như
tính chất và phạm vi của thẩm quyền này.
ĐIỀU 3. Việc xác nhận chính thức và việc gia nhập
1. Một tổ chức quốc tế có thể gửi lưu chiểu một văn bản xác nhận chính
thức hay gia nhập, nếu đa số các quốc gia hội viên của nó gửi hoặc đã gửi
lưu chiểu các văn bản phê chuẩn hay gia nhập của mình.
2. Văn bản của tổ chức quốc tế gửi lưu chiểu lên cần phải có các cam kết và
tuyên bố đã quy đinh ở Điều 4 và 5 của Phụ lục này.
ĐIỀU 4. Phạm vi tham gia, các quyền và nghĩa vụ
1. Đối với các vấn đề mà các quốc gia hội viên và là thành viên của Công
ước đã giao thẩm quyền cho tổ chức quốc tế thì văn bản xác nhận chính
thức hoặc gia nhập do tổ chức quốc tế đó gửi lưu chiểu cần có lời cam kết
chấp nhận các quyền và nghĩa vụ đã được trù định trong Công ước đối với
các quốc gia.
2. Một tổ chức quốc tế là thành viên của Công ước trong phạm vi các giới
hạn thẩm quyền được xác định trong các tuyên bố, thông tin hoặc thông báo
nói ở Điều 5 của Phụ lục này.
3. Đối với các vấn đề đã được các quốc gia hội viên là thành viên của Công
ước trao thẩm quyền cho thì một tổ chức quốc tế sẽ sử dụng các quyền và
làm tròn nghĩa vụ, mà lẽ ra theo Công ước là những quyền và nghĩa vụ của

các quốc gia này. Các quốc gia hội viên của một tổ chức quốc tế không sử
dụng thẩm quyền của mình mà trao cho tổ chức này.
4. Không thể có trường hợp nào mà sự tham gia của một tổ chức quốc tế lại
dẫn đến một sự đại diện cao hơn sự đại diện mà các quốc gia hội viên là
thành viên của Công ước có thể đòi hỏi. Quy định này đã được áp dụng, đặc
biệt là đối với các quyền ra các quyết định.
5. Việc tham gia của một tổ chức quốc tế không đem lại cho các quốc gia
hội viên của tố chức đó không phải là thành viên của Công ước một quyền
nào do Công ước trù định.
6. Trong trường hợp có tranh chấp giữa những nghĩa vụ thuộc bổn phận của
một tổ chức quốc tế theo Công ước và những nghĩa vụ thuộc bổn phận của
tổ chức này theo điều ước đã thành lập ra nó hoặc theo mọi văn bản có liên
quan, thì các nghĩa vụ do Công ước quy định có giá trị cao hơn.
ĐIỀU 5. Các tuyên bố, thông báo và thông tin
1. Tài liệu xác nhận chính thức hoặc gia nhập của một tổ chức quốc tế cần
có một tuyên bố xác định rõ các vấn đề thuộc phạm vi Công ước mà các
quốc gia hội viên là thành viên của Công ước đã trao thẩm quyền cho tổ
chức quốc tế này.
2. Một quốc gia hội viên của một tổ chức quốc tế, khi phê chuẩn hay gia
nhập Công ước, hoặc khi tổ chức quốc tế gửi lưu chiểu văn kiện xác nhận
chính thức hay gia nhập, phải làm một tuyên bố xác định các vấn đề đề cập
trong Công ước mà tổ chức đã được trao thẩm quyền, vào ngày muộn nhất
trong hai thời điểm nói trên.
3. Các quốc gia thành viên là hội viên của một tổ chức quốc tế, thành viên
của Công ước được coi như có thẩm quyền về tất cả các vấn đề thuộc phạm
vi của Công ước mà các quốc gia nói trên đã không ghi một cách rõ ràng
rằng, họ đã trao thẩm quyền cho tổ chức bằng một tuyên bố, thông tin hoặc
thông báo làm theo đúng điều này.
4. Tổ chức quốc tế và các quốc gia hội viên là thành viên của Công ước
thông báo ngay cho người lưu chiểu bất kỳ sự sửa đổi nào về việc phân chia
các thẩm quyền được ghi rõ trong các tuyên bố nói ở khoản 1 và 2, kể cả
những việc chuyển giao thẩm quyền mới.
5. Bất kỳ quốc gia thành viên nào cũng có thể yêu cầu một tổ chức quốc tế
và các quốc gia hội viên của tổ chức này là thành viên của Công ước, chỉ rõ
ai trong tổ chức hay trong các quốc gia hội viên này có thẩm quyền đối với

một vấn đề nhất định được đặt ra. Tổ chức này và các quốc gia hội viên hữu
quan thông báo tình hình này, trong một thời hạn hợp lý. Họ cũng có thể tự
mình chủ động thông báo một tình hình đó.
6. Tính chất và vi phạm của những thẩm quyền được chuyển giao cần phải
được xác định rõ trong các tuyên bố, thông tin và thông báo làm theo điều
này.
ĐIỀU 6. Trách nhiệm
1. Các bên có thẩm quyền theo Điều 5 của Phụ lục này có trách nhiệm về
mọi thiếu sót đối với những nghĩa vụ nảy sinh từ Công ước và đối với tất cả
các vi phạm khác đối với Công ước.
2. Bất kỳ quốc gia thành viên nào cũng có thể yêu cầu một tổ chức quốc tế
hoặc các quốc gia hội viên của tổ chức đó là thành viên của Công ước chỉ
rõ người có trách nhiệm trong một trường hợp riêng biệt. Tổ chức và các
quốc gia hội viên hữu quan cần phải thông báo tình hình này. Nếu không
thực hiện điều này trong một thời gian hợp lý, hoặc nếu họ thông báo các
thông tin trái ngược nhau, thì họ phải cùng nhau và liên đới chịu trách
nhiệm.
ĐIỀU 7. Giải quyết các vụ tranh chấp
1. Khi gửi lưu chiểu văn kiện xác nhận chính thức hay gia nhập của mình,
hoặc vào bất kỳ thời điểm nào tiếp sau, một tổ chức quốc tế có quyền tự do
lựa chọn, qua tuyên bố bằng văn bản, một hoặc nhiều phương pháp đã nêu
ở Điều 287, khoản 1 điểm a, c, và để giải quyết các tranh chấp liên quan
đến việc giải thích hoặc áp dụng Công ước.
2. Phần XV được áp dụng mutatis mutadis (với những thay đổi cần thiết về
chi tiết) cho bất kỳ vụ tranh chấp nào giữa các thành viên của Công ước mà
một hoặc nhiều thành viên đó là các tổ chức quốc tế.
3. Khi một tổ chức quốc tế và một hoặc nhiều quốc gia hội viên của tổ chức
này đứng về một phía, thì coi như tổ chức đã chấp nhận các thủ tục giải
quyết tranh chấp như các quốc gia này; trong trường hợp mà một trong số
các quốc gia này chỉ chọn Toà án quốc tế theo Điều 287, thì tổ chức và
quốc gia hội viên này coi như đã chấp nhận trọng tài theo thủ tục trù định ở
Phụ lục VII, trừ khi các bên tham gia vào vụ tranh chấp thoả thuận lựa chọn
một phương pháp khác.
ĐIỀU 8. Áp dụng Phần XVII

Phần XVII được áp dụng mutatis mutadis (với những thay đổi cần thiết về
chi tiết) cho các tổ chức quốc tế, với điều kiện tuân thủ các quy định sau
đây
a. Văn kiện xác nhận chính thức hoặc gia nhập của một tổ chức quốc
tế không được tính đến trong việc áp dụng Điều 303, khoản 1;
b. i. Một tổ chức quốc tế có quyền đặc biệt để hành động theo các
Điều 312 đến 315, nếu tổ chức này có thẩm quyền theo Điều 5 của Phụ lục
này đối với toàn bộ vấn đề nói trong điều sửa đổi;
ii. Khi một tổ chức quốc tế có thẩm quyền theo Điều 5 của Phụ lục
này đối với toàn bộ vấn đề trong điều sửa đổi, thì văn kiện xác nhận chính
thức hoặc gia nhập của tổ chức này liên quan đến điều sửa đổi nói trên được
coi như văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập của từng quốc gia hội viên là
thành viên của Công ước trong việc áp dụng Điều 316, các khoản 1, 2 và 3;
iii. Trong tất cả các trường hợp khác, văn kiện xác nhận chính thức hoặc gia
nhập của một tổ chức quốc tế không được tính đến trong việc áp dụng Điều
316, khoản 1 và 2;
c. i. Trong Điều 317, một tổ chức quốc tế mà trong số các hội viên
của nó có một quốc gia thành viên của Công ước và tổ chức quốc tế đó vẫn
tiếp tục thoả mãn các điều kiện đã được trù định trong Điều 1 của Phụ lục
này, thì tổ chức quốc tế này không thể từ bỏ Công ước;
ii. Một tổ chức quốc tế phải từ bỏ Công ước, nếu trong số hội viên của nó
không còn một quốc gia nào là thành viên của Công ước hoặc nếu tổ chức
này đã thôi không thoả mãn các điều kiện đã được trù định trong Điều 1 của
Phụ lục này. Sự từ bỏ đó có hiệu lực ngay lập tức.
Về Đầu Trang Go down
 
CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 11
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 2
» CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 3
» CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 4
» CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 5
» CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - Phân 6

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Ngưng tất cả các hoạt động trên Forum :: ..::..Ban Quản Trị Diễn Đàn..::.. :: Tin tức-
Chuyển đến